Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 17:32

- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.

- Đánh số thứ tự:

1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?

2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt

3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt

Bình luận (0)
Thế giới của tôi gọi tắt...
30 tháng 8 2016 lúc 21:32
Soạn bài bố cục của văn bản I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi 1. Bố cục văn bản Đọc văn bản ’’Người thầy đạo cao, đức trọng’’. a. Văn bản trên gồm có 3 phần : - Phần một (từ đầu đến … danh lợi) – Mở bài : Giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An. - Phần hai (từ học trò … vào thăm) – Thân bài : Chứng minh thầy giáo Chu Văn An là thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi. - Phần ba (còn lại) – Kết bài : Niềm tiếc thương và sự tôn kính thầy giáo Chú Văn An. b. Mối quan hệ giữa các phần. - Phần mở bài (phần một) nêu ý khái quát làm luận đề cho toàn văn bản : Chu Văn An là thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi không màng danh lợi. - Thân bài (phần hai) triển khai luận đề, có hai luận điểm chính. + Luận điểm một : Nổi tiếng là thầy giáo giỏi. + Luận điểm hai : Nổi tiếng là cứng cỏi. - Phần kết bài (phần ba) kết thúc luận đề - ý kết luận dựa trên cơ sở luận điểm đã trình bày ở phần thân bài: ’’vì giỏi, tình tình cứng cỏi mà mọi người tiếc thương khi ông mất’’. 2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản a. Phần Thân bài của văn bản Tôi đi học : - Gồm có các sự kiện sau : Trời cuối thu, lá rụng, các em nhỏ đến trường, hồi ức về tâm trạng của nhân vật tôi : Trên đường đi, khi đến sân trường, khi nghe thầy giáo đọc tên, khi vào lớp học. - Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian (hiện tại - > quá khứ) và không quan từ trên con đường làng - > vào lớp học. b. Phần Thân bài của văn bản Trong lòng mẹ. - Gồm có hai sự kiện : sự kiện người cô gọi đến nói chuyện và sự kiện người mẹ trở về. - Hai sự kiện này sắp xếp theo trình tự thời gian trước và sau ngày giỗ đầu người cha của cậu bé Hồng. - Diễn biến tâm trạng của cậu bé từ đau đớn uất ức mong nhớ khi nói chuyện với người cô chuyển sang sung sướng, hạnh phúc rạo rực say mê (khi được gặp lại mẹ). c. Khi tả người, vật, phong cảnh… ta sẽ lần lượt miêu tả theo thứ tự : từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ cao xuống thấp, từ ngoại hình đến nội tâm… Ví dụ : Cảnh Động Phong Nha được miêu tả theo thứ tự từ xa tới gần, từ ngoài vào trong. Cảnh Sông nước Cà Mau miêu tả theo thứ tự từ hẹp đến rộng và từ dưới sông lên hai bờ sông. d. Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng. - Gồm có hai đoạn, mỗi đoạn thể hiện một khía cạnh của vấn đề. - Đoạn thứ nhất người thầy đạo cao (thầy giáo giỏi). Đoạn thứ hai người thầy đức trọng (cứng cỏi không màng danh lợi). II. Luyện tập. Câu 1. a. Đọc đoạn văn Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. - Cách trình bày ý của đoạn văn trên theo trình tự từ xa đến gần rồi lại lùi ra xa, theo điểm quan sát của một người đứng ở trên chiếc thuyền đang trôi dọc trên sông. - Đoạn văn gồm có 4 ý : + Ý một (đoạn đầu tiên) : cảnh đàn chim khi mới nhìn thấy (từ xa). + Ý hai (đoạn hai) : tả cảnh đàn chim đậu trong vườn cây ở trên cao (khi đến gần). + Ý ba (đoạn ba) : cảnh đàn chim đậu trong vườn cây ở dưới thấp (đến tận nơi). + Ý bốn (đoạn bốn) : cảnh đàn chim khi thuyền đã đi xa (cảnh lùi dần). b. Đọc đoạn văn Vời vợi Ba Vì của Võ Văn Trực. - Đoạn văn tả cảnh Ba Vì theo trình tự thời gian : sáng – chiều – tối. Sự biến ảo lạ lùng của Ba Vì trong từng giờ, từng ngày. - Gồm có ba ý : + Ý một (Thời tiết đến hòn ngọc bích) : Cảnh Ba Vì buổi sáng sớm. + Ý hai (tiếp đến chân trời rực rỡ) : Cảnh Ba Vì lúc chiều về. + Ý ba (còn lại) : Cảnh trăng lên lúc buổi tối. c. Đọc đoạn văn Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích của Nguyễn Đình Thi. - Đoạn văn nói về sức sống của dân tộc Việt Nam qua trí tưởng tượng. - Gồm 2 ý : + Ý một (từ đầu đến đáng ưu uất) : Thể hiện trí tưởng tượng tìm cách chữa lại đau thương cho những người anh hùng bậc trung nghĩa. + Ý hai (còn lại) : Lẫy dẫn chứng về cuộc đời Hai Bà Trưng và Phù Đổng Thiên Vương để minh họa làm sáng tỏ cho ý trên. Câu 2. Văn bản Trong lòng mẹ thể hiện những tình cảm yêu thương cháy bỏng của cậu bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh, dựa trên chủ đề đó chúng ta có thể sắp xếp các ý trong bài văn như sau : - Phản ứng tâm lí của cậu bé Hồng trước những lời xúc phạm của người cô đối với mẹ. - Cảm giác sung sướng hạnh phúc rạo rực ngây ngất của cậu bé Hồng khi được gặp lại mẹ, được nằm trong lòng mẹ. Câu 3. Hệ thống ý của bạn được sắp xếp. a. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. - Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước - Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích. - Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. b. Giải thích câu tục ngữ. - Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế ’’đi một ngày đàng’’. - Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế ’’học một sàng khôn’’. + Sự sắp xếp như trên là không hợp lí : bởi vì thông thường trước khi muốn chứng minh một vấn đề nào đó trước hết ta phải giải thích cho người đọc hiểu hết các khái niệm trước đã thì phần chứng minh mới có giá trị, bài làm mới chặt chẽ logic. + Ta sắp xếp lại bằng cách chuyển ý (b) lên trước, ý (a) xuống dưới.

 
Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 9:25

Tham khảo

Bài thơ được chia thành 4 phần:

- Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu.

- Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

- Phần 3 (Khổ 6): Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

- Phần 4 (Khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:07

Bố cục

- Đề (2 câu đầu): giới thiệu tình hình đất nước bị giặt Tây xâm lược

- Thực (2 câu tiếp): khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc

- Luận (2 câu tiếp): chuyển sang nhìn vấn đề trong một bối cảnh rộng hơn

- Kết (2 câu cuối): tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước

Niêm

Chữ thứ 2 của 1 niêm chữ thứ 2 câu 8 (thanh trắc)

Chữ thứ 2 của 2 niêm chữ thứ 2 câu 3 (thanh trắc)   

Chữ thứ 2 của 4 niêm chữ thứ 2 câu 5 (thanh trắc)

Chữ thứ 2 của 5 niêm chữ thứ 2 câu 7 (thanh bằng)

Vần

hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này)

Đối

Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu.

Nhịp

Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 9 2023 lúc 19:43

Bố cục 4 phần.

- Phần 1: Hai câu đề: Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu.

- Phần 2: Hai câu thực: Cảnh trường thi trong thực tế.

- Phần 3: Hai câu luận: Cảnh người nước ngoài xuất hiện.

- Phần 4: Hai câu kết: Tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:22

Tham khảo!

- Bố cục bài thơ: gồm 6 khổ thơ.

+ Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê.

+ Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.

+ Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.

+ Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:29

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Chủ đề: Ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Smile
26 tháng 4 2021 lúc 19:42

văn nghị luận giải thích là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục làm cho người đọc ( nghe) hiều rõ những điều họ còn chưa biết hay thắc mắc về một điều nào đó trong đời sống ( tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...). Giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tư tưởng tình cảm của con người

Bố cục
- Mở bài :
+ Cần giới thiệu được vấn đề giải thích .
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề .
- Thân bài:
+ Giải thích từng nội dung khía cạnh của vấn đề , bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu chính xác theo một trình tự hợp lí.
+ Nêu ra các luận điểm lí lẽ cần thiết.
- Kết bài:
+ Liên hệ với thực tế và rút ra được bài học cho bản thân.

 

Bình luận (0)
hyeminie
26 tháng 4 2021 lúc 19:47

*văn nghị luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí phẩm chất quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người 

*cách làm bài văn lập luận giải thích: muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa

*bố cục của bài văn lập luận giải thích:

-mở bài: giới thiệu điều cần giải thích và nhận ra phương hướng giải thích

-thân bài: lần lượt trình bày các nội dung giải thích cần sử dụng các lập luận ăn giải thích phù hợp

-kết bài: nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:45

Tham khảo!

Bố cục văn bản gồm 3 phần:

• Phần 1 (từ đầu đến …hố lòng chảo sâu trên lục địa): giới thiệu và lí giải hiện tượng sao băng.

• Phần 2 (tiếp đến …mưa sao băng khá thuận lợi): nguyên do xuất hiện và sự hình thành hiện tượng sao băng và mưa sao băng.

• Phần 3 (phần còn lại): những điều kì thú khi sao băng rơi.

Bình luận (0)