Cho ví dụ về 3 kiểu nhân hóa(SGK/58)
M.n giúp e nhé thứ 5 KT rồi...
có 3 kiểu nhân hóa là kiểu nào vậy
giúp mik với
kèm theo ví dụ nhé
Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:
– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
Có 3 kiểu nhân hóa :
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật
+ Trò chuyện,xưng hô với vật như đối với con người
Có 3 kiểu nhân hóa :
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật
+ Trò chuyện,xưng hô với vật như đối với con người
Lấy ví dụ về cấc kiểu hoán dụ ( mỗi kiểu lấy ít nhất 1 ví dụ)
Ai nhanh mk tick nha. Không chép trg sgk đâu nhé.
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
VD : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
CD : Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
VD : “Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
VD : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.
– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.
=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.
=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.
– Này, cô bé áo vàng kia !
=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.
– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.
=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.
Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận -toàn thể:
các từ chân , tay , mặt , miệng trong các ngữ cảnh sau đây đều chỉ người :
vd: anh ấy có một chân trong đội bóng đá
hắn ta là một tay buôn có hạng
đủ mặt anh tài
nhà này có 7 miệng ăn
hoặc cây bút trẻ---> la` nhà văn trẻ
Tìm phép nhân hóa và kiểu nhân hóa trong mỗi ví dụ sau/.GIÚP MÌNH
Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
Có 3 kiểu nhân hoá
– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
ví dụ:
Ông mặt trời mang ánh nắng đến muôn nơi
Bác cây đa xum xuê cành toả bóng mát
Cậu rùa đi chậm từng bước đi
– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
VD:Tán bàng như dang rộng vòng tay đón chúng em vào hóng mát dưới gốc cây
Mỗi khi tôi buồn ngồi dưới gốc cây, cây như đang an ủi tôi
Con gấu nói với bác thợ săn một giọng dữ dằn
– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
Bác gấu ơi! Bác đang làm j thế?
Vẹt à, bạn không thể nói suốt như vậy
Này chuối, cậu có biết tớ vừa gặp cái j ko?
Tham khảo:
- Có 3 kiểu nhân hóa chính
+ Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật
ví dụ: Bác chim sáo hót rất hay.
=> Dùng từ " Bác" để gọi loài chim
+ Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật
ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng cho con người và cây cối
=>Dùng từ ngữ hoạt động, tính chất của con người "ban phát" để dùng cho mặt trời
+ Dùng các từ ngữ xưng hô của vật với người
ví dụ: Bạn gấu ơi ? Bạn đang trò chuyện với ai đó?
=> từ ngữ xưng hô của người " Bạn " dùng cho loài gấu
Nhớ vote cho mình 5 sao cảm ơn và câu trả lời hay nhất nhé
Có 3 kiểu nhân hóa:
-Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật:
VD: Anh Bút Chì, cậu Thước Kẻ, cô Bút Bi là những thành viên trong căn nhà Hộp Bút.
-Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật:
VD: Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người:
VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cho ví dụ về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, phép liệt kê rồi phân tích tác dụng.
1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài)
5. Điệp từ: là từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời thêm xanh.
So sánh : Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
TD : Bài ca dao đã sử dụng biện pháp so sánh : thân em được ví với tấm lụa đào.Hình ảnh tấm lụa đào gợi chất liệu cao quý , màu đẹp, đáng trân trọng.Ấy thế mà nó lại là 1 món hàng để bán giữa chợ.Qua đó , ta hình dung ra vẻ đẹp của người phụ nữ xưa : đẹp người , đẹp nết.Nhưng họ lại không được trân trọng và hoàn toàn bị lệ thuộc.Bài ca dao còn gợi cho người đọc một tấm lòng cảm thương sâu sắc cho số phận chìm nổi , lận đạn của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nhân hóa : Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
TD :Hình ảnh nhân hóa núi uốn mình mặc áo, đồi thì lại thoa son khiến cho cảnh vật gần gũi hơn với chúng ta.Đồi núi như có tình cảm , có tâm hồn : nó biết trang điểm ,nó biết làm duyên .Qua đó, tái hiện một cách sinh động hình ảnh tươi sáng ,rạng rỡ của núi đồi thực vật, đồng thời , ta thấy được sự quan sát tinh tế , yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả
Ẩn dụ :Làn thu thủy, nét xuân sơn.
TD : Hình ảnh ẩn dụ gợi tả và ngợi ca nhan sắc của Thúy Kiều.Đôi mắt của Kiều trong trẻo như nước mùa thu , nét lông mày của nàng thì tươi thắm , thanh thoát như dặm núi mùa xuân.Từ đó , gợi vẻ đẹp , tâm hồn phong phú , trong sáng của Thúy Kiều.Qua đó , ta còn thấy được thái độ trân trọng con người đặc biệt là người phụ nữ của Nguyễn Du.
Điệp ngữ :em tham khảo 2 link sau nhé ! https://olm.vn/hoi-dap/detail/261016869952.html ; https://olm.vn/hoi-dap/detail/260719036183.html
Liệt kê :
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
TD : Biện pháp liệt kê đã kể ra những biện pháp tra tấn cực hình vô cùng dã man , tàn bạo của bọn Mỹ đối với chị Trần Thị Lý để ngợi ca tinh thần dũng cảm , bất khuất của chị Trần Thị Lý nói riêng và của toàn bộ những người phụ nữ Việt Nam anh hùng nói chung.Đồng thời ,vạch trần bộ mặt tàn ác , hung bạo của bọn Mỹ .
Hoán dụ : VD : Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
TD : Hình ảnh mồ hôi vừa gợi được sự vất vả, nhọc nhằn trong công việc đồng áng của người nông dân ,vừa ca ngợi sức mạnh kì diệu.Những giọt mồ hôi là cội nguồn nuôi dưỡng sự sống , làm nên những vụ mùa ấm no , tô điểm cho quê hương , đất nước.Câu thơ còn gợi tình cảm trân trọng trước vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động.
có mấy kiểu nhân hóa, cho ví dụ?
có 3 kiểu nhân hóa :
kiểu 1:Dùng những tù ngữ vốn gọi người để gọi vật
kiểu 2:Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tinh chất của vật
kiểu 3:Trò chuyện xưng hô với vật như với người
vd
kiểu 1: Chị Cúc vàng đang khoe màu áo mới
kiểu 2:Hàng nghìn cây cây xanh đang cố gắng bảo vệ từng tấc đất mảnh vườn
kieur 3:Này chú chim ơi
có 3 kiểu nhân hóa :
+ dùng những từ ngữ vốn để gọi người gọi vật
+dùng những từ ngữ vốn để chỉ hoạt động tính chất của nguwowifddeer chỉ hoạt động tính chất của vật
+ trò chuyện xưng hô với người như vật
Cho 3 ví dụ về phản ứng hóa hợp có 2 chất tham gia, cho 2 ví dụ về phản ứng hóa hợp có 3 chất tham gia. Giúp em với mn ơi
`2NaOH + CO_2 -> Na_2CO_3 + H_2O`
`BaCl_2 + Na_2SO_4 -> 2NaCl + BaSO_4`
`MgCl_2 + K_2CO_3 -> MgCO_3 + 2KCl`
\(2KI+O_3+H_2O\rightarrow2KOH+O_2+I_2\\ 10FeSO_4+2KMnO_4+8H_2SO_4\rightarrow5Fe_2\left(SO_4\right)_3+K_2SO_4+2MnSO_4+8H_2O\)
lấy ví dụ về 3 loại nhân hoá 4 kiểu ẩn dụ 4 kiểu hoán dụ
-nhân hóa : dễ tự làm
-ẩn dụ : Ngoài thềm rơi chiếc lá đa / Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung1 giàn
-hoán dụ : Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức ng sỏi đá cũng thành cơm
Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình / Nhắc mãi tên ng : Hồ Chí Minh
mỏi tay qué :( bn tự tìm tiếp nhá !
3 loại nhân hoá
1. Con chim đang hót líu lo trên cành
2. Những chiếc cây hùng vĩ đứng bên đường
3. Những quyển sách đang trò chuyện cùng nha
4 kiểu ẩn dụ
1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
2. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
3. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
4. Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
4 kiểu hoán dụ
1. Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
2. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
3. Minh là một chân của đội bóng
4. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Học tốt nha
VD về:
3 loại nhân hóa
- Chị Họa Mi là chú chim hát hay nhát khu rừng này
- Chú ong vàng chăm chỉ bay đi hút mật hoa
- Hoa cúc ơi, những điều bạn làm là không tốt đâu
Mình chỉ làm được thế thôi, mình bận! còn lại bn tự làm nha!
viết một đoạn văn tả về mùa đông, trong đoạn văn có sử dụng 1 phép so sánh, 1 phép nhân hóa, 1 phép ẩn dụ
m.n nhớ viết đâu là so sánh,nhân hóa và ẩn dụ ra cho mình nhé! mình cảm ơn
Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm. Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn. Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh đang tan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.. Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn vô tận, buồn lắm! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chị chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo. Lúc này, có người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại, vội vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi… Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó,, tôi như yêu hơn quê hương, đất nước mình.
So sánh : Câu gạch dưới.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)