Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
7 tháng 6 2017 lúc 15:41

– Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu nóng ẩm; lượng bức xạ lớn, nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm dồi dào; lượng mưa phong phú: trồng lúa nước và phát triển nông sản nhiệt đới khác (cây công nghiệp, ăn quả, chăn nuôi, thủy sản)

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
7 tháng 6 2017 lúc 6:53

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

Bình luận (0)
ĐƯỜNG HÀ LINH:))
Xem chi tiết
lạc lạc
6 tháng 3 2022 lúc 20:29

Tham khảo

Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt (cây lúa nước, các loại cây công nghiệp lâu năm, hằng năm..).

  - Khí hậu có sự phân hóa đa dạng tạo nên cơ cấu cây trồng  vật nuôi đa dạng.
Bình luận (0)
Trần Ngọc Tình
Xem chi tiết
Bùi Lưu Bảo Hân
27 tháng 12 2020 lúc 12:09

hoho hi bạn Tình :))

Bình luận (0)
Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
Ngô Võ Kim Cương
27 tháng 1 2016 lúc 12:50

* Đặc điểm khí hậu nước ta:
- Những nhân tố tác động lên sự hình thành khí hậu nước ta:
+ Nền bức xạ cao: vì nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu từ 8034/ ® 23023/ vĩ độ Bắc nên khí hậu
nước ta là khí hậu nhiệt đới dẫn đến nước ta có nền bức xạ cao với nhiệt độ trung bình năm từ 220C ® 270C, cán cân bức xạ quanh
năm dương, tổng nhiệt độ hoạt động giao động từ 80000 ® 100000, lượng bức xạ trung bình đạt từ 120 ®130 Kcal/cm2…Những chỉ
tiêu trên chứng tỏ khí hậu nước ta phải là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao.
+ ảnh hưởng của biển Đông: vì nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung ấn nên tiếp giáp với biển Đông và đại dương
nên thiên nhiên nhiệt đới của nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển. Gió biển mang theo nhiều hơi nước gây ra mưa nhiều ở đất
liền, làm dịu mát những luồng khí nóng từ xích đạo lên và sưởi ấm những luồng khí lạnh từ phương Bắc xuống cho nên khí hậu
nước ta mang tính chất đại dương nóng, ẩm, mưa nhiều và rất khác với khí hậu nhiệt đới của nhiều nước nằm trên cùng vĩ độ: Bắc
Phi, Tây á. Sự chứng minh trên chứng tỏ khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ ảnh hưởng của gió mùa:
· Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu á đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
· Gió mùa Đông Bắc: Vào đầu mùa đông (từ T11) nước ta bị ảnh hưởng bởi những đợt gió lạnh thổi từ vùng cao áp
Xibia thổi qua lục địa TQ về nước ta gây ra mùa đông lạnh kèm theo khô hanh từ T11. ở cuối mùa đông (T3, T4) gió mùa Đông
Bắc lại thổi về nước ta nhưng qua biển Đông nên cũng gây ra lạnh nhưng kèm theo mưa phùn. Như vậy gió mùa Đông Bắc đã gây
ra mùa đông lạnh ở nước ta từ T11 ® T4.
· Gió mùa Tây Nam: Vào đầu mùa hạ (T5 - T6) do bị ảnh hưởng của cao áp ấn Độ Mianma hút gió từ vịnh Bengan theo
hướng Tây Nam về Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta gây ra mùa mưa bắt đầu từ T5. Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì bị
hiệu ứng tạo thành gió Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 - T8) do bị ảnh hưởng của
các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng Đông Nam lên Bắc bán cầu.
Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì hị hiệu ứng phơn thì tạo thành gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác
động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 – T8) do bị ảnh hưởng của các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng
Đông Nam lên bắc bán cầu. Nhưng khi vượt qua xích đạo thì bị ảnh hưởng của lực Côriôlit nên lại chuyển thành hướng Tây Nam và
tiếp tục thổi về nước ta gây ra mùa mưa cho đến tận T10. Nhưng khi gió này thổi ra miền Trung và miền Bắc thì bị ảnh hưởng của
địa hình đã chuyển thành hướng Nam vào miền Trung (gió Nam) và chuyển thành hướng Đông Nam vào miền Bắc (gió Đông
Nam).
Như vậy gió mùa Tây Nam trong đó có gió Đông Nam và gió Nam đều gây ra mùa mưa từ T5 – T10 ở cả nước. Sự hoạt
động luân phiên của gió mùa tạo nên sự phân mùa của khí hậu nhiệt đới nước ta vì vậy khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá sâu sắc theo mùa, theo hướng Bắc Nam và theo độ cao:
+ Phân hoá theo mùa: ta thường nói nước ta có 4 mùa: X, H, T, Đ nhưng thực chất chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa
lạnh ở miền Bắc, mưa và khô ở miền Nam (mùa mưa và khô ở miền Nam chỉ là mùa nóng). Trong đó mùa nóng bắt đầu từ T5 ®
T10 còn mùa lạnh từ T11 ® T4. Giữa 2 mùa này phân biệt với nhau bởi nhiệt độ: ở Hà Nội to tb vào mùa nóng là 2908 nhưng ở
mùa đông là 1702. Còn ở Sài Gòn giữa 2 mùa mưa và khô chênh lệch với nhau chủ yếu bởi lượng mưa: lượng mưa tb ở SG vào mùa
mưa là 1851mm, tb vào mùa khô đạt 128mm. Ngoài mùa nóng và lạnh ở miền Bắc, mùa mưa và khô ở miền Nam nước còn có mùa
gió đó là gió mùa Đông Bắc thổi từ T11 ® T4 ở miền Bắc, gió mùa Tây Nam trong đó có gió Nam và Đông Nam thổi từ T5 ® T10
ở cả nước và gió Lào khô, nóng thổi từ T5 ® T8 ở miền Trung. Mùa bão: ở miền Bắc bão từ T6 ® T9, ở miền Trung từ T9 ® T11
và ở miền Nam từ T11 ® T12.
+ Khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam:

Càng vào Nam nhiệt độ không khí càng nóng dần vì miền Nam gần xích đạo hơn là gần chí tuyến đồng thời miền Bắc từ
T11 ® T4 lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc gây ra mùa đông lạnh nhưng khi gió lạnh thổi vào miền Trung không
những đã bị yếu dần mà lại bị dãy núi Bạch Mã (nơi có đèo Hải Vân) chắn lại làm cho gió lạnh không tiếp tục thổi vào miền Nam
được nữa cho nên miền Nam nước ta không có mùa đông lạnh mà có khí hậu nóng nắng quanh năm.
Kết quả của hiện tượng này đã tạo nên trên lãnh thổ nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau: miền Bắc với khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa nhưng có mùa động lạnh từ T11 ® T4, miền Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng nắng quanh năm với 2 mùa
mưa và khô rõ rệt. Còn khí hậu miền Trung là khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam trong đó mùa đông
đến chậm, mùa hè đến sớm, mưa nhiều vào những tháng cuối năm và chịu ảnh hưởng của gió Lao khô và nóng từ T5 ® T8.
+ Khí hậu phân hoá theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm dần. Tb cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí
giảm đi gần 0'60C. Trong khi đó ở nước ta có nhiều vùng núi với đỉnh cao trên 2500m, 3000m: Phanxipăng (3142m), Tây Côn Lĩnh
(2431m), Ngọc Linh (2598m)… Cho nên ở những núi cao này có khí hậu mát mẻ quanh năm. Điển hình như ở Sapa và Đà Lạt. ở
Sapa trên độ cao 1600m có t0 tb vào mùa hè 2004 và tb vào mùa đông 803. ở Đà Lạt trên độ cao 1500m, to tb mùa hè 2005 và 1702.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều theo mùa với lượng mưa tb năm đạt từ 1500 - 2000mm/năm. Nhưng lượng mưa
phân bố không đều theo mùa và theo vùng: 90% lượng mưa cả năm là tập trung vào mùa mưa và có nhiều vùng có lượng mưa tb
năm rất lớn có thể đạt 3500 - 4000mm/năm như chân núi Tây Côn Lĩnh (khu vực Bắc Quang tỉnh Hà Giang); chân núi Bạch Mã
(khu vực Bà Nà tỉnh Quảng Nam). Nhưng lại có những vùng có lượng mưa rất thấp tb chỉ đạt 500 ® 600 mm như khu vực Mường
Xén (Nghệ An) và đặc biệt là vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai:
+ Khí hậu thất thường giữa các tháng, giữa các mùa trong năm thậm chí thất thường trong ngày và đêm; và đặc biệt là chi
chuyển mùa nọ sang mùa kia: năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm rét sớm, năm rét muộn.
+ Khắc nghiệt nhiều thiên tai là vì tb năm nước ta có tới 10 cơn bão ở biển Đông, trên 30 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều mưa
lớn, lụt lội, hạn hán, gió nóng...

*Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu với phát triển sản xuất:
- Thuận lợi:
+ Vì khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao, với tổng nhiệt độ hoạt động lớn (…) đó là điều kiện cho phép
nước ta phát triển một nền N2 nhiệt đới với khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, quay vòng đất liên tục mà điển hình là ta có thể sản
xuất từ 3 - 4vụ trong năm.

+ Khí hậu nhiệt đới nên cho phép ta có thể sản xuất được nhiều đặc sản nhiệt đới có giá trị kinh tế cao điển hình là những
sản phẩm ưa nóng như: cà phê, cao su, tiêu điều... rất có giá trị xuất khẩu sang các nước ôn đới.
+ Khí hậu nhiệt đới cho nên nước sông, biển không đóng băng cho phép ta phát triển giao thông thuỷ, đánh bắt, nuôi trồng
thuỷ hải sản và du lịch biển quanh năm.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều với lượng mưa lớn như nêu trên đó là điều kiện môi trường rất phú hợp với phát triển một
nền N2 lúa nước nhiều vụ quanh năm. Vì vậy mà nước ta ngày nay trở thành một trong những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất thế
giới.
+ Khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa đặc biệt có mùa đông lạnh ở miền Bắc đó là điều kiện thuận lợi để phát triển một hệ
thống cây trồng vật nuôi rất đa dạng gồm nhiều cây ưa nóng: cà phê, cao su, lúa nước... và nhiều cây ưa lạnh su hào, cải bắp, xúp
lơ...
+ Khí hậu lại phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam và tạo nên ở nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau là điều kiện để thực hiện sự
trao đổi sản phẩm N2 giữa các vùng làm cho mọi vùng của nước ta đều rất phong phú và đa dạng bởi các sản phẩm N2.
+ Khí hậu nước ta lại phân hoá rất rõ theo chiều cao cho nên ở các vùng núi cao trên 1000m có kiểu khí hậu cận nhiệt đơí và
ôn đới mát lạnh quanh năm: Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn… là những địa bàn rất tốt với phát triển du lịch, nghỉ mát, dưỡng
bệnh. Đồng thời ở những vùng núi cao này lạI rất phù hợp với trồng các cây cận nhiệt đới và ôn đới như các dược liệu quý (tam
thất, sa nhân, hà thủ ô...) và nhiều loạI cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới (đào, mận, lê...)
- Khó khăn:
+ Khí hậu nhiệt đới nóng nắng quanh năm với nhiệt độ cao cho nên gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người và gia
súc.
+ Khí hâu nhiệt đới ẩm vừa có nhiệt độ cao vừa có độ ẩm cao nên là môI trường rất tốt để các loàI sâu bệnh, bệnh dịch phát
triển nhanh và các loạI thiết bị bằng kim loạI dễ bị han gỉ...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tính phân mùa rõ rệt cho nên nhân dân ta phảI nghiên cứu để xác lập một cơ cấu mùa
vụ, cơ cấu cây trồng sao cho thật phù hợp với những đặc đIểm tự nhiên sinh tháI mỗi vùng.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn phân bố không đồng đều theo mùa và theo vùng, mùa mưa thừa nước
gây lũ lụt triền miên và mùa khô thiếu nước nghiêm trọng gây hạn hán kéo dàI nên nhân dân phải sống chung với lũ.
+ Do khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam tạo nên trên lãnh thổ nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau dẫn đến nhân dân phảI
nghiên cứu để xác lập các hệ thống, các biện pháp canh tác khác nhau mà phù hợp với mỗi vùng.
+ Khí hậu nhiệt đới diễn biến thất thường và khắc nghiệt nhiều thiên tai cho nên việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của
nước ta phải thực hiện tính kế hoạch thật cao, phảI đầu tư lớn để hạn chế phòng ngừa các hậu quả của thiên tai.
 

Bình luận (0)
Họ Tên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Châu Anh
Xem chi tiết
︵✰Ah
12 tháng 5 2021 lúc 10:45

Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

Thuận lợi:

Sinh vặt nhiệt đới phát triển quanh năm

Cây cối quanh năm ra hoa kết quả

Tạo điều kiện tăng vụ, xen canh, đa canh cho cây trồng

Ngoài sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, còn có sản phẩm của ôn đới á nhiệt đới.

Khó khăn: Thiên tai, bất trắc, khí hậu diễn biến thất thường và phức tạp...

Những nông sản nhiệt đới của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng lớn trên thị trường thế giới:

Các sản phẩm từ cây công nghiệp: cà phê, điều, cao su, hồ tiêu...

Các loại cây ăn quả nhiệt đới: Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài...

Bình luận (0)
Tiên Hồ Đỗ Thị Cẩm
Xem chi tiết
nguyễn thu phương
10 tháng 6 2022 lúc 16:22

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

Theo thống kê, nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn. Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.

b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

Vào mùa lũ, nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông

d) Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

- Hằng năm, sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ mnước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.

- Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

Bình luận (0)
Tuấn Kiên Phạm
Xem chi tiết
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
6 tháng 2 2016 lúc 10:39

- Thuận lợi :

  + Đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta, gần 4 triệu ha, bao gồm phần thượng châu thổ, hạ châu thổ và đồng bằng phù sa ở rìa

  + Khí hậu nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo khá ổn định thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

  + Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc có giá trị nhiều mặt (giao thông, thủy lợi, thủy sản...)

  + Đất phù sa có 3 loại chủ yếu : đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là tốt nhất; đất phèn (Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ), đất mặn (nam Cà Mau, duyên hải Gò Công, Bến Tre) có khả năng cải tạo để mở rộng diện tích đất nông nghiệp

  + Sinh vật là tài nguyên quan trọng : rừng ngập mặn, rừng chàm, các loại động vật như cá, tôm, chim...

- Khó khăn : 

  + Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt để cải tạo đất phèn, mặn....

  + Những tai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Bình luận (0)
Huyen Nguyen Phan Thao
6 tháng 2 2016 lúc 16:40

Khó quá hà .

bucminh

Bình luận (0)