Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ đi đường( Tẩu lộ)
Bài thơ Đi đường ( Tẩu lộ ) mang tính đa nghĩa. Em hãy chững minh tính đã nghĩa của bài thơ.
Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người đi đường trong bài thơ "Tẩu lộ"
(làm thành bài văn nhé)
Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.
Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:
"Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".
Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:
"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi...".
(Người đi tìm hình của nước)
Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.
Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:
"Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.
"Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:
"Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tổng lao".
"Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".
(Đường đời hiểm trở)
Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.
"Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan"
(Ngữ văn 8- tập 2, trang 39)
Câu 1: Chép tiếp để tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh
Câu 2: Nêu và giải thích tên nhan đề tiếng Hán của bài thơ trên. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3:Câu thơ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan thể hiện hành động nói nào?
Câu 4: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 5: Khái quát nội dung tư tưởng của bài thơ em vừa chép.
tham khảo
Câu 1:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Câu 2:
- Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng - vượt qua gian lao chổng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Tác giả: Hồ Chí Minh.
Kết bài nhằm mục đích khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Kết bài nhằm mục đích khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Sắp xếp các bước sau theo một trình tự hợp lí của dàn ý bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ
- Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ
- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ
Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ
- Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ
- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ
- Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ
Bài thơ được tác giá chia thành 5 đoạn :
- Đoạn 1 (từ đấu đến “Với cặp báo chuổng bốn vô tư lự”) : Lòng uất hận, căm hờn, ngao ngán vì bị giam cấm.
- Đoạn 2 (từ “Ta sông mãi trong tình thương nỗi nhớ” đến “Giữa chôn thảo hoa không tên, không tuổi”): Nỗi nhớ núi rừng.
- Đoạn 3 (từ “Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối” đến Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”): Nỗi nhớ vể một thời oanh liệt, tự do.
- Đoạn 4 (từ “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu” đến “Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”): Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.
- Đoạn 5 (còn lại): Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.
Khẳng định , khái quát lại ý nghĩa trong bài ''đi lấy mật''
Trong bài "Đi lấy mật", ý nghĩa chung là nhấn mạnh về sự quan trọng của sự cống hiến và lao động chăm chỉ để đạt được thành công. Bài học này nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có thông qua nỗ lực không ngừng nghỉ và tận tâm trong công việc, chúng ta mới có thể đạt được những thành tựu đáng kể.
Trong phần thân đoạn, người viết cần: (chọn 2 đáp án đúng)
A. Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ
B. Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân vể ý nghĩa của bài thơ
C. Nêu lên các lí do khiến em yêu thích bài thơ
D. Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.