Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 10 2019 lúc 9:32

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh (đặc sản cốm làng Vòng ở Hà Nội).

2. Thân bài :

- Vị trí, vai trò của cốm trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, đặc biệt hơn là ở Hà Nội xưa.

- Nguồn gốc hình thành cái tên nổi tiếng đất Bắc từ xưa – Cốm làng Vòng.

- Quá trình tạo nên những hạt cốm : từ những hạt lúa non còn thơm mùi sữa, những người nông dân thu hạt và rang lên …

- Đặc điểm của sản phẩm : cốm hạt màu xanh lá non, mềm, có đặc trưng riêng của vùng miền.

- Vị trí của cốm trong thời hiện đại và văn hóa ẩm thực người Việt.

3. Kết bài : Suy nghĩ bản thân về hạt cốm thơm mùi lúa non với tuổi thơ, với văn hóa.

Cíu iem
Xem chi tiết
Bìnhgoodboy
28 tháng 3 2022 lúc 22:00

Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ở đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương. Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.

 

Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.

Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.

Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc.

Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.

 

Bạn tham khảo nha

Nguyễn Thị Tuyết Chinh
Xem chi tiết
Yen Hoang
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 9 2016 lúc 21:57
Nhân dân - Ở ngoại thành Nam Định, và dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam). Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức.
Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự.
Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, "ăn" sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.
Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví như "búp tay cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.
Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu".
Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.
Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.  
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 20:25

     Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta.

     Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn). Bên cạnh đó, nơi đây còn là quần thể di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng chống ngoại xâm và cũng là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Trong dịp Lễ hội mùa thu năm 2012, Khu Di tích lịch sử – văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

     Chùa Côn Sơn có từ thời Đinh, năm Khai Hựu nguyên niên (1329), thời nhà Trần được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử ở nơi đây. Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

     Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm – một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp “Huyền Quang tôn giả”. Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ bốn con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch). Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.

     Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. Tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sĩ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận.Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

     Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc và lễ hội truyền thống liên quan mãi mãi xứng đáng là một trung tâm văn hoá lớn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, nhằm xây dựng và bồi dưỡng con người mới cho mọi thế hệ người Việt Nam hiện tại và tương lai.

Nguyễn Vũ Đức
Xem chi tiết
Dark_Hole
19 tháng 2 2022 lúc 10:12

Tham khảo: Hải Dương là vùng đất phát triển gắn liền với lịch sử phát triển đất nước. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng nghìn di tích lịch sử - văn hoá. Đây là vùng đất đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân . Có lẽ , ấn tượng nhất với em chính là khu Di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt . Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ. Trải qua trên 700 lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng. Hàng năm, hội Côn Sơn (gắn với Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang) được bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng ... Lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn với ngày giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) được tổ chức từ ngày 16 tháng 8 và kết thúc vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) hàng năm ... Ngoài ra, trong khu vực di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật của nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị độc đáo . Em cảm thấy vô cùng tự hào khi là người con của quê hương Hải Dương .

tiến Sỹ
Xem chi tiết
Me ott
Xem chi tiết
qwerty
9 tháng 3 2016 lúc 14:17

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Chùa Hương Tích là một danh lam thắng cảnh miền Bắc Việt Nam thuộc làng Yên Vỹ, phu Mỳ Đức, tỉnh Hà Đông.

II. THÂN BÀI

1.Thời gian

Vào tháng hai âm lịch có Hội chùa Hương, hội mở vào trung tuần tháng giêng tới hết trung tuần tháng hai âm lịch..

2.Đặc điểm, ý nghĩa

-        Chùa Hương Tích thực ra là một quần thể gồm nhiều chùa, hang, động trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp.

-        Đến Bến Đục, địa đầu của chùa Hương, khách cũng phải đi đò suối sau khi đi bộ một khoảng 500m.

-         Khách trẩy hội rất đông, kẻ mới tới để vào lễ, người lễ rồi ra về, nườm nượp, nhộn nhịp khiến các con đò đều chật ních người.

-        Trên mặt suối, đầy những con đò chở khách ra vào lưu chuyển san sát như thoi đưa.

-        Tiếng niệm kinh, tiếng chào nhau “Nam mô a di đà Phật” giữa khách hành hương.

-          Con suối uốn mình chạy giữa cánh đồng chiêm, con suối lại lọt giữa hai bên vách đá dựng đứng, xanh rì.

-        Từ thuyền nhìn lên, khách hành hương thấy những ngọn núi cái đậm, cái nhạt, đủ mọi hình thù.

-        Cảnh đi đò suối vừa nên thơ lại vừa đậm màu thoát tục khiến lòng người trở nên rộng mở vị tha, cơ hồ gột bỏ được hết bụi trần, tạm quên hết mọi muộn phiền, bệ lụy của cuộc đời, vút lại sau lưng những tư tưởng hẹp hòi tranh đua, phân biệt.

-         Trên con đường đi vào đất Phật, mọi người sang hèn giàu nghèo đều thân thiết, giúp đỡ nhau. Lúc này người ta đang ngụp lặn trong tứ vô lượng tâm: “từ, bi, hỉ, xả”.

-        Đi chùa Hương về lại có quà, có lộc: những khúc lão mai, những bó rau sắng, chai nước suối giải oan để làm thuốc, những túi quả mơ, rồi oản khảo, bánh

kẹo trái cây là lộc thỉnh từ chùa, lại có cả các bức tượng Phật, các cỗ tràng hạt có gắn hình Đức Phật Di Lặc, Đức Ọuan Thế Âm, những món quà quý nhất cho người già và trẻ em đeo.

-     Những chiếc vòng cho bé gái cùng gương, lược.

-     Có trò chơi là những cỗ chuyền, con quay, quả bóng, các cỗ giải ranh băng sỏi nhằn bóng... là niềm vui thích hân hoan cùa những người ở nhà và các em (kể cả các em ở nhà và các em đi trẩy hội).

III. KẾT BÀI

-     Hội chùa Hương là một trong những hội mang ý nghĩa tâm linh rất cao.

-     Cần phải giữ gìn và phát huy nó nhiều hơn nữa.

BÀI VIẾT THAM KHẢO BÀI VIÉT 1

Vào tháng hai âm lịch có Hội chùa Hương, hội mở vào trung tuần tháng giêng tới hết trung tuần tháng hai âm lịch. Chùa Hương Tích là một danh lam thắng cảnh miền Bẳc Việt Nam thuộc làng Yên Vỹ, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông. Chùa Hương Tích thực ra là một quần thể gồm nhiều chùa, hang, động trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp. Dù đi đường thủy hay đi đường bộ, cuối cùng đến Bến Đục, địa đầu cùa chùa Hương, khách cũng phải đi đò suối sau khi đi bộ một khoảng 500m. Khách trẩy hội rất đông, kẻ mới tới để vào lễ, người lễ rồi về, nườm nượp, nhộn nhịp khiến các con đò đều chật ních người. Trên mặt suối đầy những con đò chở khách ra vào lưu chuyến san sát như thoi đưa. Tiếng niệm kinh, tiếng chào nhau “Nam mô a di đà Phật” giữa khách hành hương mỗi khi thuyền ra vào gặp nhau hay một thuyền vượt thuyền khác, vang lên trên không, vào vách đá hàng cây, lan tỏa trên mặt nước, trong một bầu không khí mênh mông trong vắt, thơm tho. Con suối uốn mình chạy giữa cánh đồng chiêm, con suối lại giữa hai bên vách đá dựng đứng, xanh rì. Từ thuyền nhìn lên, khách hành hương thấy những ngọn núi cái đậm, cái nhạt, đủ mọi hình thù. Cảnh đi đò suối vừa nên thơ lại vừa đậm màu thoát tục khiến lòng người trở nên rộng mở vị tha, cơ hội gột bỏ được hết bụi trần, tạm quên hết mọi muộn phiền, hệ lụy của cuộc đời, vứt lại sâu lưng những tư tưởng hẹp hòi tranh đua, phân biệt. Trên con đường đi vào đất Phật mọi người sang hèn giàu nghèo đều thân thiết, giúp đỡ nhau. Lúc này người ta đang ngụp lặn trong tứ vô lượng tâm: “từ, bi, hỉ, xả”. Ai đã từng trẩy hội chùa Hương Tích, viếng Nam Thiên Đệ Nhất Động không thể nào quên được những phút giây này!...

Khách trẩy hội rất đông và gồm đủ nam, nữ, già, trẻ đôi khi có đem theo một vài em tráng nhi. Đường đi trẩy hội xa xôi, vất vả, khó khăn đối với các em nên các em chỉ còn cách đợi ở nhà chờ bà, mẹ hoặc ông, bố, anh, chị đi lễ đem lộc  đem quà về.

Các em tráng nhi được đi theo, ngồi trên con đò suối, nghe tiếng niệm Phật rì rào, nhìn các cụ, các bà lần tràng hạt cũng ngượng nghịu bắt chước người “Nam mô a di đà Phật” chào hỏi khách hành hương khi gặp đò ra vào ngược chiều hoặc vượt đò, lại bị ảnh hưởng bởi cảnh trí bao la hùng tráng, cũng cảm thấy tâm hồn lâng lâng hướng thiện, cảm thấy mình lớn hẳn lên và tốt lành hơn, và cũng mơ hồ cảm thấy phần nào sự nhiệm mầu của “lẽ đạo’' trên con đường đi vào đất Phật.

Các cô lái đò duyên dáng, mau mắn trong sự giúp đỡ mọi người hành hương vận chuyển và sấp xếp đồ đạc, lễ vật... nay lại vừa chèo đò vừa nói chuyện với khách, chỉ dần cho khách biết đâu là núi Gà, núi Oản, núi Mâm Xôi với bao nhiêu là khỉ, núi Tượng (voi phục hình giống hệt con voi có đủ đầu đuôi), núi Trống, núi Chiêng; ở đâu là Động Tuyết Quỳnh, chùa Trinh, chùa Ngoài (chùa Thiên Trù), chùa Trong, chùa Thiết...

Cô cũng lại giải thích tại sao gọi là chùa Trình, tạo sao gọi là hang Phật Tích, tại sao có suối Giải Oan, núi Mẹ bồng con, tại sao có chùa Cửa Võng, chùa Tiên, đường lên trời thế nào, lối xuống địa ngục ra sao?

Cùng với người lớn các em thích thú được ngắm các cảnh đẹp, biết thêm bao nhiêu là sự tích cùng các địa danh lạ, mà lại có được cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng như được ngụp lặn trong không khí siêu thoát của cõi Phật.

Tới chùa Trình, khách vào lễ Phật để trình diện trước khi vào cảnh Phật. Trước Khi ra về Phật tử cũng ghé đây để từ giã đất Phật. Cũng có một số không ghé chùa Trình.

Rồi tới chùa Trong ở lưng chừng núi, mọi người cùng xuống đò tại bến rồi đi các bậc thang lên. Đây thường là một cảnh trí u nhã, tịch mịch nếu không phải là ngày hội. Chùa rộng rãi khang trang, có sân gạch rộng bao la, cây xanh lá biếc vây quanh trùng điệp. Thêm vào đó, đàn cá lững lờ dưới suối nghe kinh, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim gõ mõ trong ngàn cây, tiếng tụng kinh vang âm, tiếng chuông chùa đổ từng hồi lan trong cánh núi rừng bao la hùng vĩ khiến mọi người cơ hồ quên hết mùi trần tục, như đang lâng lâng nhẹ gót tới cõi niết bàn để quỳ dưới chân Phật với tâm nhẹ nhàng, thấu đáo hai chữ sắc không.

Cảnh các cô lái đò và khách hành hương cùng vui vẻ giúp nhau mang lễ vật và đồ đạc từ đò vào chùa cho thấy rõ ảnh hưởng của khung cảnh nhà Phật đã khiến mọi laười lòng vị tha rộng mở, quý người hơn quý mình, lay sự niềm nở giúp đỡ lẫn nhau làm trọng yếu. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm hồn các em tráng nhi đi theo.

Vào chùa dâng lề Phật cầu an, cầu phước không chỉ cho riêng mình và gia đình mà còn "quốc thái dân an, gia đình thịnh vượng, thế giới hòa bình, nhân sanh an lạc, mưa thuận gió hòa, mùa màng hưng thịnh, bội thu”. Các em đi theo cũng được người lớn dạy cho phải phát tâm từ bi mà cầu như thể sau khi cầu cho gia đình tai qua nạn khỏi, mạnh giỏi, an vui, phát đạt, các em học hành tấn tới. Mọi người tụng theo khóa kinh, nghe thuyết giảng Phật pháp rồi ghé thăm và dâng lề tại các chùa khác cùng ghé thăm các hang động. Thường muốn thăm hết các cảnh chùa, hang động, khách hành hương phải ngủ lại chùa. Ngoài một đêm trước khi vào chùa Trong và lúc ra về rẽ phải lên núi để thăm đường lên trời, lối xuống âm phủ.

Sau khi viếng thăm cảnh chùa Hương, tâm hồn người lớn cũng như các em tráng nhi đi theo đều như được đổi mới và trong sáng hơn, tốt lành hơn, thấm nhuần được “lẽ đạo’" hơn hiểu rõ hai chữ vô thường, bớt ích kỉ, thêm vị tha...

Riêng các em thiếu nhi thì cảm thấy lớn hơn, “đã đi một ngày đàng học một sàng khôn” học được thêm bao cảnh đẹp quê hương, biết được cảnh đẹp tưng bừng một lần trẩy hội chùa chiền khiến các em thích thú cảm nhận phần nào được Phật pháp nhiệm mầu để chuẩn bị cho sự nảy nở những tính hạnh tốt lành của một con người vị tha, có trách nhiệm, có tình yêu thương đối với gia đình, xã hội và nhân quần...

Đi chùa Hương về lại có quà, có lộc: những khúc lão mai, những bó rau sắng, chai nước suối giải oan để làm thuốc, những túi quả mơ, rồi oán khảo, bánh kẹo trái cây là lộc thỉnh từ chùa, lại có cả các bức tượng Phật, các cỗ tràng hạt có gắn hình Đức Phật Di Lặc, Đức Quan Thế Âm, những món quà quý nhất cho người già và trẻ em đeo, lại có những chiếc vòng cho bé gái cùng gương, lược; lại có trò chơi là những cỗ chuyền, con quay, quả bóng, các cỗ rải ranh bằng sỏi nhẵn bóng... là niềm vui thích hân hoan của những người ở nhà và các em (kể cả các em ở nhà và các em đi trây hội).

Có đồ chơi các em tha hồ vui chơi và khoe cùng chúng bạn, còn các em đi trẩy hội thì lại có những câu chuyện để mà hãnh diện kể lại cùng mọi người.

(Theo Toan Ảnh, Nếp cũ, 2010)

BÀI VIẾT 2

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Ọuan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến mười tám tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lề khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa.

Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí hội hao trùm cả xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội Hương du khách để có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống.

 Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,hoa qủa, thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chay đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đăng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đến Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng. tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trấy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đẳm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm ke theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng rinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ấu ai cũng có phần riêng của mình.

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn...

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Huơng là thú vui ngồi thuyền vâng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú được đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng.

Trong không khí linh thiêng của ngày hội, ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.

Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động... Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tòa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục -  thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.



 

Thành Trần Xuân
9 tháng 3 2016 lúc 14:31

Vào tháng hai âm lịch có Hội chùa Hương, hội mở vào trung tuần tháng giêng tới hết trung tuần tháng hai âm lịch. Chùa Hương Tích là một danh lam thắng cảnh miền Bẳc Việt Nam thuộc làng Yên Vỹ, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông. Chùa Hương Tích thực ra là một quần thể gồm nhiều chùa, hang, động trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp. Dù đi đường thủy hay đi đường bộ, cuối cùng đến Bến Đục, địa đầu cùa chùa Hương, khách cũng phải đi đò suối sau khi đi bộ một khoảng 500m. Khách trẩy hội rất đông, kẻ mới tới để vào lễ, người lễ rồi về, nườm nượp, nhộn nhịp khiến các con đò đều chật ních người. Trên mặt suối đầy những con đò chở khách ra vào lưu chuyến san sát như thoi đưa. Tiếng niệm kinh, tiếng chào nhau “Nam mô a di đà Phật” giữa khách hành hương mỗi khi thuyền ra vào gặp nhau hay một thuyền vượt thuyền khác, vang lên trên không, vào vách đá hàng cây, lan tỏa trên mặt nước, trong một bầu không khí mênh mông trong vắt, thơm tho. Con suối uốn mình chạy giữa cánh đồng chiêm, con suối lại giữa hai bên vách đá dựng đứng, xanh rì. Từ thuyền nhìn lên, khách hành hương thấy những ngọn núi cái đậm, cái nhạt, đủ mọi hình thù. Cảnh đi đò suối vừa nên thơ lại vừa đậm màu thoát tục khiến lòng người trở nên rộng mở vị tha, cơ hội gột bỏ được hết bụi trần, tạm quên hết mọi muộn phiền, hệ lụy của cuộc đời, vứt lại sâu lưng những tư tưởng hẹp hòi tranh đua, phân biệt. Trên con đường đi vào đất Phật mọi người sang hèn giàu nghèo đều thân thiết, giúp đỡ nhau. Lúc này người ta đang ngụp lặn trong tứ vô lượng tâm: “từ, bi, hỉ, xả”. Ai đã từng trẩy hội chùa Hương Tích, viếng Nam Thiên Đệ Nhất Động không thể nào quên được những phút giây này!...

Khách trẩy hội rất đông và gồm đủ nam, nữ, già, trẻ đôi khi có đem theo một vài em tráng nhi. Đường đi trẩy hội xa xôi, vất vả, khó khăn đối với các em nên các em chỉ còn cách đợi ở nhà chờ bà, mẹ hoặc ông, bố, anh, chị đi lễ đem lộc  đem quà về.

Các em tráng nhi được đi theo, ngồi trên con đò suối, nghe tiếng niệm Phật rì rào, nhìn các cụ, các bà lần tràng hạt cũng ngượng nghịu bắt chước người “Nam mô a di đà Phật” chào hỏi khách hành hương khi gặp đò ra vào ngược chiều hoặc vượt đò, lại bị ảnh hưởng bởi cảnh trí bao la hùng tráng, cũng cảm thấy tâm hồn lâng lâng hướng thiện, cảm thấy mình lớn hẳn lên và tốt lành hơn, và cũng mơ hồ cảm thấy phần nào sự nhiệm mầu của “lẽ đạo’' trên con đường đi vào đất Phật.

Các cô lái đò duyên dáng, mau mắn trong sự giúp đỡ mọi người hành hương vận chuyển và sấp xếp đồ đạc, lễ vật... nay lại vừa chèo đò vừa nói chuyện với khách, chỉ dần cho khách biết đâu là núi Gà, núi Oản, núi Mâm Xôi với bao nhiêu là khỉ, núi Tượng (voi phục hình giống hệt con voi có đủ đầu đuôi), núi Trống, núi Chiêng; ở đâu là Động Tuyết Quỳnh, chùa Trinh, chùa Ngoài (chùa Thiên Trù), chùa Trong, chùa Thiết...

Cô cũng lại giải thích tại sao gọi là chùa Trình, tạo sao gọi là hang Phật Tích, tại sao có suối Giải Oan, núi Mẹ bồng con, tại sao có chùa Cửa Võng, chùa Tiên, đường lên trời thế nào, lối xuống địa ngục ra sao?

Cùng với người lớn các em thích thú được ngắm các cảnh đẹp, biết thêm bao nhiêu là sự tích cùng các địa danh lạ, mà lại có được cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng như được ngụp lặn trong không khí siêu thoát của cõi Phật.

Tới chùa Trình, khách vào lễ Phật để trình diện trước khi vào cảnh Phật. Trước Khi ra về Phật tử cũng ghé đây để từ giã đất Phật. Cũng có một số không ghé chùa Trình.

Rồi tới chùa Trong ở lưng chừng núi, mọi người cùng xuống đò tại bến rồi đi các bậc thang lên. Đây thường là một cảnh trí u nhã, tịch mịch nếu không phải là ngày hội. Chùa rộng rãi khang trang, có sân gạch rộng bao la, cây xanh lá biếc vây quanh trùng điệp. Thêm vào đó, đàn cá lững lờ dưới suối nghe kinh, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim gõ mõ trong ngàn cây, tiếng tụng kinh vang âm, tiếng chuông chùa đổ từng hồi lan trong cánh núi rừng bao la hùng vĩ khiến mọi người cơ hồ quên hết mùi trần tục, như đang lâng lâng nhẹ gót tới cõi niết bàn để quỳ dưới chân Phật với tâm nhẹ nhàng, thấu đáo hai chữ sắc không.

Cảnh các cô lái đò và khách hành hương cùng vui vẻ giúp nhau mang lễ vật và đồ đạc từ đò vào chùa cho thấy rõ ảnh hưởng của khung cảnh nhà Phật đã khiến mọi laười lòng vị tha rộng mở, quý người hơn quý mình, lay sự niềm nở giúp đỡ lẫn nhau làm trọng yếu. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm hồn các em tráng nhi đi theo.

Vào chùa dâng lề Phật cầu an, cầu phước không chỉ cho riêng mình và gia đình mà còn "quốc thái dân an, gia đình thịnh vượng, thế giới hòa bình, nhân sanh an lạc, mưa thuận gió hòa, mùa màng hưng thịnh, bội thu”. Các em đi theo cũng được người lớn dạy cho phải phát tâm từ bi mà cầu như thể sau khi cầu cho gia đình tai qua nạn khỏi, mạnh giỏi, an vui, phát đạt, các em học hành tấn tới. Mọi người tụng theo khóa kinh, nghe thuyết giảng Phật pháp rồi ghé thăm và dâng lề tại các chùa khác cùng ghé thăm các hang động. Thường muốn thăm hết các cảnh chùa, hang động, khách hành hương phải ngủ lại chùa. Ngoài một đêm trước khi vào chùa Trong và lúc ra về rẽ phải lên núi để thăm đường lên trời, lối xuống âm phủ.

Sau khi viếng thăm cảnh chùa Hương, tâm hồn người lớn cũng như các em tráng nhi đi theo đều như được đổi mới và trong sáng hơn, tốt lành hơn, thấm nhuần được “lẽ đạo’" hơn hiểu rõ hai chữ vô thường, bớt ích kỉ, thêm vị tha...

Riêng các em thiếu nhi thì cảm thấy lớn hơn, “đã đi một ngày đàng học một sàng khôn” học được thêm bao cảnh đẹp quê hương, biết được cảnh đẹp tưng bừng một lần trẩy hội chùa chiền khiến các em thích thú cảm nhận phần nào được Phật pháp nhiệm mầu để chuẩn bị cho sự nảy nở những tính hạnh tốt lành của một con người vị tha, có trách nhiệm, có tình yêu thương đối với gia đình, xã hội và nhân quần...

Đi chùa Hương về lại có quà, có lộc: những khúc lão mai, những bó rau sắng, chai nước suối giải oan để làm thuốc, những túi quả mơ, rồi oán khảo, bánh kẹo trái cây là lộc thỉnh từ chùa, lại có cả các bức tượng Phật, các cỗ tràng hạt có gắn hình Đức Phật Di Lặc, Đức Quan Thế Âm, những món quà quý nhất cho người già và trẻ em đeo, lại có những chiếc vòng cho bé gái cùng gương, lược; lại có trò chơi là những cỗ chuyền, con quay, quả bóng, các cỗ rải ranh bằng sỏi nhẵn bóng... là niềm vui thích hân hoan của những người ở nhà và các em (kể cả các em ở nhà và các em đi trây hội).

Có đồ chơi các em tha hồ vui chơi và khoe cùng chúng bạn, còn các em đi trẩy hội thì lại có những câu chuyện để mà hãnh diện kể lại cùng mọi người.


 
Thời Sênh
19 tháng 2 2019 lúc 20:19

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Ọuan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến mười tám tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lề khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa.

Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí hội hao trùm cả xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội Hương du khách để có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống.

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,hoa qủa, thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chay đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đăng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đến Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng. tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trấy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đẳm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm ke theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng rinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ấu ai cũng có phần riêng của mình.

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn...

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Huơng là thú vui ngồi thuyền vâng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú được đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng.

Trong không khí linh thiêng của ngày hội, ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.

Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động... Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tòa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.


kim ngoc Do
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
14 tháng 1 2022 lúc 20:57

Câu 1:

- Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.

- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng Cháu Tiên. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc

- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc

- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng. 

Tham khảo