Những câu hỏi liên quan
Anh Thư
Xem chi tiết
lạc lạc
10 tháng 1 2022 lúc 6:47

Sự phân hố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều:

Nơi mưa nhiều nhất: sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di – vùng Đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000 – 12000 mm/năm.Những vùng mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn.
Bình luận (0)
Lê Đỗ Trung Đức
Xem chi tiết
Chanh Xanh
17 tháng 11 2021 lúc 8:11

– Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm giữa ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap, phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.

– Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

  + Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bác – đông nam dài gần 2600km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km.

  + Nằm giữa: đồng bằng Ấn – Hằng rộng bằng phẳng, chạy từ bở biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

  + Phía nam: sơn nguyên Đê- can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Kiêm Hùng
16 tháng 12 2018 lúc 11:22

Ngắn là thiếu nhiều lắm!! Ngắn nhất đây!

+ Do ảnh hưởng của dãy Gat Tây là sườn đón gió Tây Nam nên Mum bai có lượng mưa lớn 3000mm

+ Sê ra pun đi năm ở hành lang đón gió Tây Nam từ biển vào, dãy Hy ma lay a chắn gió Tây Nam nên mưa trút hết xuống sườn Nam gây mưa lớn (11000mm)

+ Mun tan nằm ở đới khí hậu nhiệt đới khô, gió mùa Tây Nam từ vịnh Ban gan thổi vào gây mưa ở Se ra pun đi sau đó chuyển hướng về phía Tây vượt qua sơn nguyên I ran thổi tới nên khô và rất ít mưa (183mm)

Bình luận (0)
monkey d luffy
Xem chi tiết
_silverlining
15 tháng 12 2016 lúc 10:16
Câu 2:

Trả lời
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
 

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Giang
15 tháng 12 2016 lúc 21:15

Câu 1 :

Địa hình Nam Á :

+ Có 3 miền địa hình

+ Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ

+ Phia Nam là sơn nguyên Đê Can

+ Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn

+ Sơn nguyên Đê Can được nâng lên hai rìa phía Tây và phía Đông

Địa hình Tây Nam Á :

+ Phía Đông Bắc là núi và cao nguyên

+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà

+ Phía Tây Nam là sơn nguyên Át lát

Chúc bạn thi tốt nhé !vui

 

Bình luận (0)
đinh thiên hạ
Xem chi tiết
đinh thiên hạ
26 tháng 12 2023 lúc 18:36

mn trả lời giúp hạ đc ko ak

Bình luận (0)

D

Bình luận (0)
Tài khoản đã bị khóa!!!
26 tháng 12 2023 lúc 18:54

D nha bạn

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Nam
Xem chi tiết
Lê Dung
25 tháng 9 2016 lúc 8:53

Khu vực Đông Nam Á : về mùa đông, ở trung tâm Châu Á do nhiệt độ hạ thấp, nên dải áp cao Sibir được hình thành, có trung tâm áp nằm giữa 40 – 600 vĩ độ Bắc, hoạt động với cường độ lớn. Gió thổi từ cao áp (xoáy nghịch) này về phía nam và đông nam qua Trung Quốc, Nhật Bản, hội tụ tín phong bắc bán cầu thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 150 – 200 tạo thành gió mùa đông bắc ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi vượt qua xích đạo (ở Indonesia) gió lệch hướng thành gió tây tiến về dải hội tụ nội chí tuyến, lúc này nằm ở 10 – 150 Nam.
- Khu vực Nam Á : Mặc dù trên lục địa có áp cao Sberi rất mạnh song do dy Himalaya đồ sộ nên áp cao này không gây ảnh hưởng ở khu vực này mà chịu ảnh hưởng của áp cao Turketstan thực chất là cao áp chí tuyến. Phía Nam l dải hạ áp xích đạo thống trị. Do đó vào mùa này khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc (thực chất đây là tín phong) với khối khí lục địa chi phối một mùa đông không lạnh lắm. Nếu so sánh giữa Vinh (Việt Nam) và Munbai (Ấn Độ) là hai khu vực có vĩ độ tương đương thì vào mùa này Munbai (Ấn Độ) có nhiệt độ trung bình là 250C, còn Hà Nội là 17 - 180C.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 8 2019 lúc 2:03

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí trang 9, quan sát bảng kí hiệu phân tầng lượng mưa, màu xanh càng đậm thể hiện lượng mưa càng lớn => Huế có nền màu đậm nhất với lượng mưa lớn nhất (trên 2800mm)

Bình luận (0)
Trần An
Xem chi tiết
Trần An
22 tháng 12 2020 lúc 23:36

oho

Bình luận (0)
Trần An
22 tháng 12 2020 lúc 23:37

Giúp em đi ạ!

Bình luận (0)
Phương Dung
23 tháng 12 2020 lúc 12:55

Câu 1:

Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 2:

Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình: - Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa > 1000mm).

Câu 3:

Mùa hè dãy Himalaya đóng vai trò là trung tâm chắn gió mùa tây nam từ vịnh bengan thổi vào khiến cho các nước nằm ở sườn đón gió như ấn đô,pakistan,..có lượng mưa tương đối lớn và xấp xỉ mức 1000mm/năm, Vào mùa đồn,dãy Himalaya đóng vai trò là dãy núi chắn các đợt rét mạnh từ phương bắc khiến cho khí hậu nam á ấm áp vào mùa đông.

Câu 4:

- Tại Tây Nam Ára đời Ki-tô giáo (Pa-lex-tin) và Hồi giáo (A-rập-xê-út).

Câu 5:

Theo World Atlas, với diện tích lên tới hơn 9,6 triệu km2, Trung Quốc rộng lớn nhất tại khu vực châu Á hiện nay.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 7 2017 lúc 18:20

a) Biểu đồ

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Mum-bai (Ấn Độ)

b) Nhận xét và giải thích

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 26 , 6 ° C do nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc chiếu sáng lớn, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 ( 30 ° C ) do có mặt trời lên thiên đỉnh ở khu vực này.

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, 2 ( 23 ° C ) do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông với tính chất lạnh và khô.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn 7 ° C do Mum-bai nằm gần chí tuyến hơn Xích đạo nên có sự chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm lớn. Mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông với tính chất lạnh và khô.

- Chế độ mưa:

+ Tổng lượng mưa trung bình năm lớn 2783 mm do đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu gió mùa.

+ Các tháng mưa nhiều (mùa mưa), từ tháng 6 đến tháng 10, phù hợp với mùa của gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào mang theo nhiều hơi ẩm gây mưa lớn. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (617 mm) do sự hoạt động mạnh của frông, dải hội tụ nội chí tuyến, kết hợp với vai trò của gió mùa tây nam, địa hình chắn gió,...

+ Các tháng mưa ít (mùa khô), từ tháng 11 đến tháng 5, đặc biệt là tháng 12 đến tháng 4 do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc với kiểu thời tiết đặc trưng là lạnh và khô. Tháng 4 không có mưa.

Bình luận (0)