Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn thị thanh hà
Xem chi tiết
Mori Ran
2 tháng 1 2017 lúc 18:22

Với mỗi chúng ta , hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của những người thân yêu trong gia đình. Trong cuộc sống ai cũng muốn được quây quần bên gia đình , khi xa nhà ai cũng cảm thấy nhớ , mong ước được sống trong cái cảm giác  được sum vầy bên gia đình thân yêu . Và khi ta cảm thấy  mệt mỏi với những bộn bề lo toan của cuộc sống , gia đình cũng là chốn đầu tiên ta muốn tìm về . Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội , mỗi gia đình hạnh phúc góp một  phần làm nên một xã hội phồn vinh , phát triển thịnh vượng . Hạnh phúc của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng , ngày 28/6 hàng năm được lấy là ngày gia đình Việt Nam nhằm nhắc nhở mỗi cá nhân , mỗi gia đình tôn vinh hạnh phúc gia đình của chính mình . Trong từng khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình , hạnh phúc nhất là khoảnh khắc trong bữa cơm gia đình tràn ngập tiếng cười , khi mà mọi thành viên góp mặt đông đủ . Để chào mừng ngày tôn vinh gia đình Việt năm 2015 , chủ đề tiếp tục được lấy đó là: “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ”

“ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” ! Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau . Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là một bữa ăn cung cấp năng lượng để hoạt cho cơ thể mà nó còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình , thể hiện văn hóa truyền thống của một gia đình , của một đất nước . Nơi mà tất cả mọi người đều cảm nhận được tình thương thực sự , sự quan tâm lẫn nhau , sự kết nối giữa cha mẹ và con cái , giữa thế hệ này và thế hệ khác . Đó chính là bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương .

Có những bữa cơm gia đình tuy đơn sơ , đạm bạc  nhưng rất đầm ấm và đầy tình nghĩa . Sau một ngày lao động , làm việc và học tập vât vả , tập trung vào công việc riêng của mỗi người thì bữa ăn chính là thời gian dành cho gia đình yêu thương . Đó là lúc mọi người trở về tổ ấm của mình và bởi gia đình là chốn bình yên và  hạnh phúc nhất để con người tìm về . Bữa cơm là thời gian quí báu nhất trong ngày mà cha mẹ và con cái có thể gần gũi và trò chuyện , bộc bách tâm sự , những câu chuyện dễ dàng được đưa ra bình luận , thậm chí là đưa ra những quan điểm về nhiều vấn đề trong  ngày . Và đó cũng là lúc cha mẹ tìm hiểu về việc học hành của con cái , các mối quan hệ bạn bè cũng như mong ước của con trẻ , thấy con lớn lên từng ngày qua cách ứng  xử của con trong mỗi bữa ăn .Bữa cơm gia đình giúp mỗi thành viên vui vẻ , thư giãn , gạt đi hết những muộn phiền , tìm thấy được những yêu thương và sự chia sẻ . Bữa cơm gia đình giúp con người nạp thêm năng cả về thể chất lẫn tinh thần . Thật dễ hiểu khi mỗi bữa cơm gia đình đều tràn ngập tiếng cười , những câu chuyện vui những chia sẻ  không bao giờ kết thúc . . . Đó là nền tảng của hạnh phúc gia đình !

Qua bữa cơm gia đình , trẻ em được giáo dục nhiều đức tính : biết ngường nhịn và dành miếng ngon cho người khác , tập nhưng thói quen tốt trong khi ăn . Ngay từ khi còn nhỏ thì con cái đã được cha mẹ rèn cho thói quen tốt biết : “ ăn trông nồi , ngồi trổng hướng ” , biết lễ giáo quanh mâm cơm . Còn đối với người lớn ,đây chính là lúc chia sẻ với nhau những khó khăn vướng mắc sau một ngày làm việc vất vả , hay là kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị của cuộc sống , góp ý cho nhau đẻ cùng nhau hoàn thiện và vươn lên . Và hơn hết bữa cơm gia đình là chìa khóa , là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc gia đình . Những  giá trị vật chất và tinh thần sau mỗi bữa cơm là vô giá , là chất xúc tác gắn kết một gia đình hạnh phúc . Ở bữa cơm , quan trọng nhất là việc gia đình quy quần đông đủ , chuyện trò hàn huyên về những việc diễn ra trong ngày . Dù xã hội hiện đại đến đâu nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm . Hãy trân trọng và biết tận dụng những điều rất nhỏ nhặt từ bữa cơm gia đình trong việc giữ gìn tổ ấm và nuôi dưỡng tâm hồn vì điều đó sẽ tạo nên một hạnh phúc rất lớn !

Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng nghỉ , con người luôn mải miết với công việc riêng của mỗi người và trở nên bận rộn . Để có được một bữa cơm đầy đủ thành viên vui vẻ dần cũng trở nên hiếm hoi . Luôn sẵn có những lí do được coi là thường tình cho người ta chối từ một bữa cơm gia đình ấm áp . Họ viện cớ cuộc sống còn khó khăn để lao vào vòng kiếm tìm vật chất , thỏa mãn ham muốn vật chất mà quên mất , coi nhẹ giá trị tinh thần , coi nhẹ không khí đầm ấm của bữa cơm gia đình . Con cái với lịch học thêm dày đặc , hoạt động ngoại khóa , bố mẹ bận công việc , làm thêm giờ , kẻ ăn trước , người ăn sau , hay dù ăn cơn chung nhưng lại phải ăn vội ăn vàng , ăn cho có lệ , ăn tranh thủ vì quá bận rộn , làm mất đi bầu không khí trò chuyên vui vẻ , thâm mật , đầm ấm . Chính vì thế bữa cơm chung thân mật , đầm ấm trong gia đình Việt một thời còn thiếu thốn giờ đang dần biến mất vì thừakinh tế , thiếu thời gian . Và cũng thật đáng tiếc khi nhiều bữa cơm gia đình ngày nay không còn được ấm áp tình người nữa .

Thực tế thì thật đáng buồn là những bữa cơm gia đình đang dần mất đi , có nghĩa là hạnh phúc những gia đình đó có nguy cơ đang bị đe dọa , chúng ta đang rât cần một giải pháp hữu ích cho vấn đề này . Ngay hôm nay mỗi chúng ta phải sắp xếp lại thời gian biểu cho công việc và học tập cùng thời gian cho bữa cơm gia đình hợp lí . Khi chúng ta quá bận rộn đến mức cả bữa tối cũng không thể ăn cùng gia đình thì dù muốn dù không thì sự quá bận rộn đó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình . Có một câu chuyện thực tế xót xa về việc ông bố thiếu thời gian ăn cơm chung với đứa con nhỏ như sau : Ông bố đi làm suốt ngày , tới tối muộn vẫn chưa về nhà . Cậu bé con ở nhà một mình thấy tối rồi mà bố chưa về , đói , cậu đi pha mì tôm ăn . Khi ăn được nửa bát mì cậu bé chợt nhớ ra là bố cậu đi làm  chắc giờ cũng chưa ăn tối , nghĩ vậy câu liền bưng nửa bát mì còn lại đem ủ vào trong chăn để lúc bố cậu về ăn thì mì vẫn còn nóng . Khi ông bố đi làm về , quá mệt mỏi sau một ngày làm việc liền lên giường lật chăn đi ngủ thì bát mì tôm tung đổ ra giường . Quá tức giận , ông liền lôi con ra đánh cho một trận , khi hỏi lí do cậu con trai trả lời , ông bố mới chợt nhận ra sai lầm của minh , không nói lên lời . Tất cả các thành viên đều có trách nhiệm và quyền lợi tham gia vào bữa cơm gia đình , hãy tạo ra một không gian ấm cúng cho bữa ăn gia đình để các thành viên cảm thấy bữa ăn thực sự là khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua .

Với chủ đề “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” của ngày gia đình Việt Nam năm 2015 , mỗi gia đình hãy cố gắng gìn giữ và duy trì tốt những bữa cơm truyền thống vốn có của gia đinh Việt , cũng như gìn giữ một gia đình hạnh phúc góp phần xây dựng nên một xã hội hạnh phúc , phát triển bền vững !

Lì Lợm Long
2 tháng 1 2017 lúc 18:22

Với mỗi chúng ta , hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của những người thân yêu trong gia đình. Trong cuộc sống ai cũng muốn được quây quần bên gia đình , khi xa nhà ai cũng cảm thấy nhớ , mong ước được sống trong cái cảm giác  được sum vầy bên gia đình thân yêu . Và khi ta cảm thấy  mệt mỏi với những bộn bề lo toan của cuộc sống , gia đình cũng là chốn đầu tiên ta muốn tìm về . Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội , mỗi gia đình hạnh phúc góp một  phần làm nên một xã hội phồn vinh , phát triển thịnh vượng . Hạnh phúc của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng , ngày 28/6 hàng năm được lấy là ngày gia đình Việt Nam nhằm nhắc nhở mỗi cá nhân , mỗi gia đình tôn vinh hạnh phúc gia đình của chính mình . Trong từng khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình , hạnh phúc nhất là khoảnh khắc trong bữa cơm gia đình tràn ngập tiếng cười , khi mà mọi thành viên góp mặt đông đủ . Để chào mừng ngày tôn vinh gia đình Việt năm 2015 , chủ đề tiếp tục được lấy đó là: “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ”

“ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” ! Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau . Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là một bữa ăn cung cấp năng lượng để hoạt cho cơ thể mà nó còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình , thể hiện văn hóa truyền thống của một gia đình , của một đất nước . Nơi mà tất cả mọi người đều cảm nhận được tình thương thực sự , sự quan tâm lẫn nhau , sự kết nối giữa cha mẹ và con cái , giữa thế hệ này và thế hệ khác . Đó chính là bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương .

Có những bữa cơm gia đình tuy đơn sơ , đạm bạc  nhưng rất đầm ấm và đầy tình nghĩa . Sau một ngày lao động , làm việc và học tập vât vả , tập trung vào công việc riêng của mỗi người thì bữa ăn chính là thời gian dành cho gia đình yêu thương . Đó là lúc mọi người trở về tổ ấm của mình và bởi gia đình là chốn bình yên và  hạnh phúc nhất để con người tìm về . Bữa cơm là thời gian quí báu nhất trong ngày mà cha mẹ và con cái có thể gần gũi và trò chuyện , bộc bách tâm sự , những câu chuyện dễ dàng được đưa ra bình luận , thậm chí là đưa ra những quan điểm về nhiều vấn đề trong  ngày . Và đó cũng là lúc cha mẹ tìm hiểu về việc học hành của con cái , các mối quan hệ bạn bè cũng như mong ước của con trẻ , thấy con lớn lên từng ngày qua cách ứng  xử của con trong mỗi bữa ăn .Bữa cơm gia đình giúp mỗi thành viên vui vẻ , thư giãn , gạt đi hết những muộn phiền , tìm thấy được những yêu thương và sự chia sẻ . Bữa cơm gia đình giúp con người nạp thêm năng cả về thể chất lẫn tinh thần . Thật dễ hiểu khi mỗi bữa cơm gia đình đều tràn ngập tiếng cười , những câu chuyện vui những chia sẻ  không bao giờ kết thúc . . . Đó là nền tảng của hạnh phúc gia đình !

Qua bữa cơm gia đình , trẻ em được giáo dục nhiều đức tính : biết ngường nhịn và dành miếng ngon cho người khác , tập nhưng thói quen tốt trong khi ăn . Ngay từ khi còn nhỏ thì con cái đã được cha mẹ rèn cho thói quen tốt biết : “ ăn trông nồi , ngồi trổng hướng ” , biết lễ giáo quanh mâm cơm . Còn đối với người lớn ,đây chính là lúc chia sẻ với nhau những khó khăn vướng mắc sau một ngày làm việc vất vả , hay là kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị của cuộc sống , góp ý cho nhau đẻ cùng nhau hoàn thiện và vươn lên . Và hơn hết bữa cơm gia đình là chìa khóa , là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc gia đình . Những  giá trị vật chất và tinh thần sau mỗi bữa cơm là vô giá , là chất xúc tác gắn kết một gia đình hạnh phúc . Ở bữa cơm , quan trọng nhất là việc gia đình quy quần đông đủ , chuyện trò hàn huyên về những việc diễn ra trong ngày . Dù xã hội hiện đại đến đâu nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm . Hãy trân trọng và biết tận dụng những điều rất nhỏ nhặt từ bữa cơm gia đình trong việc giữ gìn tổ ấm và nuôi dưỡng tâm hồn vì điều đó sẽ tạo nên một hạnh phúc rất lớn !

Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng nghỉ , con người luôn mải miết với công việc riêng của mỗi người và trở nên bận rộn . Để có được một bữa cơm đầy đủ thành viên vui vẻ dần cũng trở nên hiếm hoi . Luôn sẵn có những lí do được coi là thường tình cho người ta chối từ một bữa cơm gia đình ấm áp . Họ viện cớ cuộc sống còn khó khăn để lao vào vòng kiếm tìm vật chất , thỏa mãn ham muốn vật chất mà quên mất , coi nhẹ giá trị tinh thần , coi nhẹ không khí đầm ấm của bữa cơm gia đình . Con cái với lịch học thêm dày đặc , hoạt động ngoại khóa , bố mẹ bận công việc , làm thêm giờ , kẻ ăn trước , người ăn sau , hay dù ăn cơn chung nhưng lại phải ăn vội ăn vàng , ăn cho có lệ , ăn tranh thủ vì quá bận rộn , làm mất đi bầu không khí trò chuyên vui vẻ , thâm mật , đầm ấm . Chính vì thế bữa cơm chung thân mật , đầm ấm trong gia đình Việt một thời còn thiếu thốn giờ đang dần biến mất vì thừakinh tế , thiếu thời gian . Và cũng thật đáng tiếc khi nhiều bữa cơm gia đình ngày nay không còn được ấm áp tình người nữa .

Thực tế thì thật đáng buồn là những bữa cơm gia đình đang dần mất đi , có nghĩa là hạnh phúc những gia đình đó có nguy cơ đang bị đe dọa , chúng ta đang rât cần một giải pháp hữu ích cho vấn đề này . Ngay hôm nay mỗi chúng ta phải sắp xếp lại thời gian biểu cho công việc và học tập cùng thời gian cho bữa cơm gia đình hợp lí . Khi chúng ta quá bận rộn đến mức cả bữa tối cũng không thể ăn cùng gia đình thì dù muốn dù không thì sự quá bận rộn đó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình . Có một câu chuyện thực tế xót xa về việc ông bố thiếu thời gian ăn cơm chung với đứa con nhỏ như sau : Ông bố đi làm suốt ngày , tới tối muộn vẫn chưa về nhà . Cậu bé con ở nhà một mình thấy tối rồi mà bố chưa về , đói , cậu đi pha mì tôm ăn . Khi ăn được nửa bát mì cậu bé chợt nhớ ra là bố cậu đi làm  chắc giờ cũng chưa ăn tối , nghĩ vậy câu liền bưng nửa bát mì còn lại đem ủ vào trong chăn để lúc bố cậu về ăn thì mì vẫn còn nóng . Khi ông bố đi làm về , quá mệt mỏi sau một ngày làm việc liền lên giường lật chăn đi ngủ thì bát mì tôm tung đổ ra giường . Quá tức giận , ông liền lôi con ra đánh cho một trận , khi hỏi lí do cậu con trai trả lời , ông bố mới chợt nhận ra sai lầm của minh , không nói lên lời . Tất cả các thành viên đều có trách nhiệm và quyền lợi tham gia vào bữa cơm gia đình , hãy tạo ra một không gian ấm cúng cho bữa ăn gia đình để các thành viên cảm thấy bữa ăn thực sự là khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua .

Với chủ đề “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” của ngày gia đình Việt Nam năm 2015 , mỗi gia đình hãy cố gắng gìn giữ và duy trì tốt những bữa cơm truyền thống vốn có của gia đinh Việt , cũng như gìn giữ một gia đình hạnh phúc góp phần xây dựng nên một xã hội hạnh phúc , phát triển bền vững !

Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Trịnh Thị Như Quỳnh
15 tháng 9 2016 lúc 20:23

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Di Lam
15 tháng 9 2016 lúc 21:26

Mỗi quốc gia,mỗi dântộc đều có một nét văn hoá, độc đáo riêng.Với người  nhật, trang phục truyền thống là kimono, với xứ sở kim chi, nổi bật với bộ hanbok, đặc biệt nhất là Ấn Độ, thật ấn tượng với bộ sari rực rỡ màu sắc.Và đối với người VN từ bao đời nay vẫn song hành với chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha.

Áo dài có rất nhiều loại.Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng sự sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được cải tiến ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộnCũng không ngạc nhiên khi một người Việt trả lời rằng tà áo dài là một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ "áo dài" sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo dài như ở Việt Nam. Áo dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, những vùng địa lý khác nhau, trang phục áo dài đều có những nét đặc sắc riêng. Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri, sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: “Người Việt Nam xưa nay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”. Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc. Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy... Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài? Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác.
Thế giới chỉ từng biết Việt Nam qua chiến tranh. Nhưng khi hàng triệu người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo dài truyền thống. Trên khắp thế giới, áo dài "tung bay tà áo quê hương" là không thể thiếu trong các lễ hội của người Việt như Tết, Quốc Khánh, 8-3 và càng được phổ biến rộng hơn khi các nhà tạo mẫu biến chiếc áo hai tà thành thời trang. 

Áo dài là quốc phục của nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt. Dù thời gian có đổi thay, những mẫu trang phục ngày càng đa dạng và hiện đại nhưng trên khắp nẻo đường ở đất nước bình yên này, tà áo dài vẫn nhẹ nhàng tung bay mang theo nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

  
Bạch Vũ
17 tháng 9 2016 lúc 0:03

có thể cho các nghệ thuật:nhân hóa,liệt kê,liên tưởng ,...blap blap...Nhưng 3 cái vứ ns là dơn giản nhất cần phải có,Hơn nữa Kết hợp MT,BC cũng làm bài văn hay hơn(nhưng thuyết minh vẫn là chính nhé!!!

 

Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Lê Mai Phương
6 tháng 8 2019 lúc 8:45

Trong kho tàng truyện cổ dân gian của Việt Nam, Con Rồng cháu Tiên là truyện mà em yêu thích nhất, bởi nó là truyền thuyết kể về nguồn gốc của người Việt và ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ "đồng bào".

Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết đẹp dân tộc ta, còn được biết đến với cái tên Sự tích trăm trứng, hay Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân vốn là con trai của thần Long Nữ ở Biển Đông, có nhiều phép lạ thần thông, sức khỏe vô địch, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành (như Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh). Lạc Long Quân được mô tả là có thân hình Rồng, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn. Truyền thuyết mang đậm màu sắc của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú, nhưng vẫn có sự logic, gắn kết giữa các chi tiết với nhau. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được tạo nên một cách kì ảo, như là cách lý giải cội nguồn cao quý của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, chi tiết Âu Cơ sinh ra 1 quả trứng, quả trứng đó nở ra 100 người con, như là cách người xưa giáo dục các thế hệ người Việt sau này nên ghi nhớ, hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai chữa "đồng bào".

Tất cả người dân Việt Nam đều có chung nguồn cội, hơn nữa đó còn là một cuội nguồn cao quý. Con người Việt Nam nên yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.

Lần đầu tiên được nghe mẹ kể truyện Con Rồng cháu Tiên khi còn nhỏ xíu, em đã bị hấp dẫn bởi những chi tiết kỳ ảo trong đó. Nhưng giờ đây, khi đã vào cấp hai, tự mình đọc kỹ và được nghe cô giáo giảng dạy, em đã hiểu ra rằng, mỗi chi tiết trong truyện nghe có vẻ ly kỳ và không có thật đều chứa đựng một ý nghĩa đặc biệt nào đó. 

Toàn bộ nội dung truyện đều thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc và cũng là bài học mà người xưa muốn nhắc nhở lớp lớp con cháu sau này, phải luôn luôn ghi nhớ dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong cơ thể của mình, ghi nhớ rằng tất cả đều là "đồng bào" của nhau, phải đối xử với nhau như anh chị em ruột thịt. Bên cạnh đó, truyện cũng chứa đựng một vài thông tin lịch sử quý báu về quá trình xây dựng đất nước, sự ra đời của 18 đời vua Hùng, mở ra một kỷ nguyên độc lập đầu tiên cho người Việt.

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, đem theo năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển cũng giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc anh em trên khắp cả nước. Mặc dù kẻ ở đồng bằng, kẻ ở núi rừng, người nơi biển cả… nhưng khi có việc quan trọng, họ lại tìm đến và tương trợ lẫn nhau. Đây cũng là truyền thống quý báu có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.

Đối với em, Con Rồng cháu Tiên vừa là một truyền thuyết đặc sắc, hấp dẫn, vừa là một bài giảng lịch sử, vừa dạy cho em những bài học quý báu về cội nguồn, gốc tích, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Con Rồng cháu Tiên giúp em thêm yêu đất nước, yêu dân tộc và thêm tự hào về dòng máu Rồng Tiên cao quý đang chảy trong huyết mạch của em và cũng là của mỗi người Việt trên khắp mọi miền tổ quốc./.

okazaki * Nightcore - Cứ...
6 tháng 8 2019 lúc 8:53

Đề bài: Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Truyện Con Rồng Cháu Tiên

BÀI LÀM

Ai sinh ra là người Việt Nam, lớn lên trong vành nôi lời ru của bà, của mẹ đều được nghe những truyện dân gian lý thú. “Con rồng cháu tiên” hay truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những truyền thuyết hay và lâu đời nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Em rất yêu thích truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” từ thuở nhỏ. Truyện với những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và hình tượng đặc sắc đã giải thích được nguồn gốc của giống nòi dân tộc Việt Nam cao quý.

Truyện kể về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần tiên giỏi giang thần kỳ, tài năng xuất chúng, phẩm chất cao quý. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng, con trai Long nữ sống ở vùng biển. Lạc Long Quân vô cùng tài năng và đức độ, mình rồng, có sức mạnh phi thường và nhiều phép lạ. Thần giúp người dân diệt trừ nhiều loài yêu quái “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở”. Hình ảnh Lạc Long Quân trong truyền thuyết là biểu tượng đẹp về vị thần lớn của dân tộc ta, biểu tượng của đức tính nhân hậu của nhân dân và khí phách tinh hoa có từ xa xưa của dân tộc Việt. Còn Âu Cơ được tác giả dân gian miêu tả cũng vô cùng cao quý. Âu Cơ “thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Qua hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta thấy được sự cao quý, ấn tượng của các vị thần cũng như sự cao quý của nòi giống Việt.

Bên cạnh xây dựng hình tượng hai nhân vật là vị thần tiên, tác giả dân gian còn mang đến chi tiết mối lương duyên lạ kỳ. Đó là sự gặp gỡ đầy bất ngờ và kết duyên giữa rồng biển Lạc Long Quân và tiên trên núi là Âu Cơ. Chi tiết thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa nhân dân Việt sống vùng đồng bằng, đồi núi với vùng biển sâu tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt ngày nay. Âu Cơ mang thai và “sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây là một chi tiết kỳ ảo, thú vị, rất đặc sắc và có ý nghĩa lớn trong việc giải thích toàn dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng xuất xứ là con một nhà, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về nguôn cội con cháu của thần rồng, thần nông. Chi tiết đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô ẩn chứa sức mạnh và nội lực của con người Việt Nam từ thuở xưa của dân tộc.

Cách tăng khả năng đàn ông mạnh mẽ cho chồng chỉ bằng một mẹo nhỏyện, em nhớ tới lời dạy của Bác Hồ kính yêu “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

okazaki * Nightcore - Cứ...
6 tháng 8 2019 lúc 8:54

Trong kho tàng truyện cổ dân gian của Việt Nam, Con Rồng cháu Tiên là truyện mà em yêu thích nhất, bởi nó là truyền thuyết kể về nguồn gốc của người Việt và ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ "đồng bào".

Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết đẹp dân tộc ta, còn được biết đến với cái tên Sự tích trăm trứng, hay Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân vốn là con trai của thần Long Nữ ở Biển Đông, có nhiều phép lạ thần thông, sức khỏe vô địch, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành (như Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh). Lạc Long Quân được mô tả là có thân hình Rồng, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn. 

Âu Cơ là một tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, thuộc dòng dõi Thần Nông cao quý, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng rất thích đi ngao du sơn thủy. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều cảnh đẹp, hoa thơm cỏ lạ bèn tìm tới thăm, rồi vô tình gặp gỡ, nên duyên cùng Lạc Long Quân, sau đó sinh ra một bọc trứng khổng lồ, nở ra 100 người con, đủ nam, đủ nữ.

Nhưng rồi cuối cùng, vì một người quen sống trên núi cao, một người lại là vương chốn biển cả, nên đành chia tách. 50 người con theo Âu Cơ lên núi, 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển, chia nhau cai quản các vùng.

phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-con-rong-chau-tien

Truyền thuyết mang đậm màu sắc của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú, nhưng vẫn có sự logic, gắn kết giữa các chi tiết với nhau. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được tạo nên một cách kì ảo, như là cách lý giải cội nguồn cao quý của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, chi tiết Âu Cơ sinh ra 1 quả trứng, quả trứng đó nở ra 100 người con, như là cách người xưa giáo dục các thế hệ người Việt sau này nên ghi nhớ, hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai chữa "đồng bào".

BÍ QUYẾT HỮU ÍCH

Mgid

Mẹo dùng điều hòa thả ga - Tiền điện vẫn giảm 40%

Tietkiemdien

Mẹo chỉnh tủ lạnh cực đơn giản giảm ngay 40% tiền điện

Tietkiemdien

Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm điện siêu khủng

Electric Saving Box

Đã tìm ra thảo dược tăng sự mạnh mẽ cho phái mạnh! Đọc ngay

Tất cả người dân Việt Nam đều có chung nguồn cội, hơn nữa đó còn là một cuội nguồn cao quý. Con người Việt Nam nên yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.

Lần đầu tiên được nghe mẹ kể truyện Con Rồng cháu Tiên khi còn nhỏ xíu, em đã bị hấp dẫn bởi những chi tiết kỳ ảo trong đó. Nhưng giờ đây, khi đã vào cấp hai, tự mình đọc kỹ và được nghe cô giáo giảng dạy, em đã hiểu ra rằng, mỗi chi tiết trong truyện nghe có vẻ ly kỳ và không có thật đều chứa đựng một ý nghĩa đặc biệt nào đó. 

Toàn bộ nội dung truyện đều thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc và cũng là bài học mà người xưa muốn nhắc nhở lớp lớp con cháu sau này, phải luôn luôn ghi nhớ dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong cơ thể của mình, ghi nhớ rằng tất cả đều là "đồng bào" của nhau, phải đối xử với nhau như anh chị em ruột thịt. Bên cạnh đó, truyện cũng chứa đựng một vài thông tin lịch sử quý báu về quá trình xây dựng đất nước, sự ra đời của 18 đời vua Hùng, mở ra một kỷ nguyên độc lập đầu tiên cho người Việt.

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, đem theo năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển cũng giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc anh em trên khắp cả nước. Mặc dù kẻ ở đồng bằng, kẻ ở núi rừng, người nơi biển cả… nhưng khi có việc quan trọng, họ lại tìm đến và tương trợ lẫn nhau. Đây cũng là truyền thống quý báu có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.

Đối với em, Con Rồng cháu Tiên vừa là một truyền thuyết đặc sắc, hấp dẫn, vừa là một bài giảng lịch sử, vừa dạy cho em những bài học quý báu về cội nguồn, gốc tích, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Con Rồng cháu Tiên giúp em thêm yêu đất nước, yêu dân tộc và thêm tự hào về dòng máu Rồng Tiên cao quý đang chảy trong huyết mạch của em và cũng là của mỗi người Việt trên khắp mọi miền tổ quốc./.

nguyễn minh ngọc
Xem chi tiết
Premis
15 tháng 11 2017 lúc 21:06

 Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

   Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

   Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

   Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.


 

nguyễn minh ngọc
15 tháng 11 2017 lúc 21:07

hãy viết một bài văn nhá,mn ấn lộn 2 chữ m

Premis
15 tháng 11 2017 lúc 21:33

thanks bạn nguyễn minh ngọc nha ^_^

Lam Khiết Băng
Xem chi tiết
Vũ Ánh
Xem chi tiết
Hoa Phạm Thanh
26 tháng 10 2016 lúc 14:24

Lịch sử dân tộc Lào ngày nay, mà trước kia là Vương quốc Lạn Xạng có nhiều thăng trầm, sự thăng trầm đó có ảnh hưởng từ các nước lân bang của Lào. Ngay từ khi bắt đầu thành lập nên vương triều của mình nó cũng là sự mâu thuẫn, xung đột vũ trang để đi đến thống nhất quốc gia. Sự ra đời của Vương quốc Lạn Xạng là một quá trình chinh phục các tiểu quốc lân cận của một vị anh hùng, vị anh hùng đó là Phà Ngừm .
Chúng ta phải nhận thấy rằng vào thế kỷ XI – XIII, trong các thung lũng của con sông Mê kông chảy qua miền bắc Lào đã hình thành nên những tiểu quốc như Mường Xinh, Mường Xay, Mường Hun… tại miền trung lưu song Mê kông có một số tiểu quốc lớn hơn như Mường Xoa, Mường Cam kớt, Bát Xắc… đa số các tiểu quốc này đều bị lệ thuộc vào vương quốc Campuchia ở phía Nam, còn ở phía đông là Đại Việt và tình hình ở các nước láng giềng có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự thống nhất của nước Lạn Xạng lúc bầy giờ. Vào giữa thế kỷ XIV, trên bán đảo Đông Dương đã có nhiều biến đổi đáng kể.
Vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Rama Khamheng (1280 – 1318) đã ra sức mở rộng biên giới của nước Xukhôthai và xây dụng đất nước thành một quốc gia hung mạnh, cùng lúc này còn tồn tại một đất nước khác tồn tại và phát triển đó là Ayutthaya đây chính là quốc gia đối đầu với Xukhôtthai sau đó thì Ayutthaya đã chinh phục được Xukhôtthai, đây chính là hai quốc gia phong kiến của Thái được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII và XIV.
Và suốt thế kỷ XIV vương quốc Ayutthaya đã thi hành chính sách ngoại giao phản động, bành trướng đánh chiếm và gây chiến tranh với nhiều quốc gia trong khu vưc lúc bấy giờ như: bán đảo Mã Lai, rồi vương quốc Khơ Me, phía băc xâm lược Xukhôtthai và Xiêng Mai. Cũng vào cuối thế kỷ XIII thì Mông Cổ với cuộc xâm lược vào vương quốc Pagan sự thất bại của Pagan trước quân Mông Cổ đã làm cho Pagan đi vào thời kỳ chia cắt lãnh thổ kéo dài non ba thế kỷ. Đất nước phân ra thành nhiều tiểu quốc đới địch nhau.
Tóm lại, tình hình chung của các nước xung quanh Lạn Xạng không yên ổn, Xukhôtthai đi đến giải thể, Khơ Me suy yếu, Pagan bị chia cắt, Ayutthaya lao vào các cuộc chiến tranh liên miên, nhưng đây cũng lại là điều kiện khách quan thuận lợi, mở đường cho sự ra đời nhà nước thống nhất độc lập của Vương quốc Lạn Xạng.
Năm 1353, sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lạn Xạng chiên đấu anh dũng thì Phà Ngừm thống nhất đất nước, Phà Ngừm lên ngôi vua ở Xiềngđông – Xiềngthông ( sau này Xiềng đông – Xiềng thong là Luông Phabang). Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang.
Đôi nét về Phà Ngừm, Ông sinh năm 1316, con của Thao Pha Ngiêu. Vì sự bất hòa trong triều đình, Phà Ngừm và cha của mình đã phại tạm lánh sang Angco ngày nay là Camphuchia ngay từ thời thơ ấu. Đến tuổi trưởng thành ông cũng trở thành phò mã của Vương quốc này, sau đó Phà Ngừm trở về đấtt Lào, nuôi chí lớn thống nhất đất nước. Ông đã khéo léo lợi dụng tình hình khách quan đương thời để đấu tranh cho Lạn Xạng thoát ly khỏi sự lệ thuộc vào Xukhôthai và Campuchia, đồng thời xây dựng một nhà nước thống nhất đầu tiên.
Vào giữa thế kỷ XIV, nhân lúc Campuchia và Ayuthaya (Thái Lan ngày nay) đang có mâu thuẫn gay gắt với nhau, Phà Ngừm đã chỉ huy một đạo quân “ 10 vạn người” từ Campuchia tiến về đất Lào. Đạo quân của Phà Ngừm đã thâm nhập được vào thung lũng sông Mê kông và chinh phục được hàng loạt các tiểu quốc như: Mường Paccôt, Mường Caboong, Mường Phanamhưng, Mường Phuông, rồi tiến lên Đông Bắc Lào sát tận Phông Xalỳ, sau đó trở xuống Pạc U sát kinh thành Xiêngđông – Xiềngthông.
Phanha Khămhiếu, chú của Phà Ngừmđang làm vua ở Xiềng đông – Xiềng thông, cho quân tiến đánh Phà Ngừm ba lần tại Pạc U nhưng đều thất bại. Sau khi biết không thể nào chống được đội quân hùng mạnh của Phà Ngừm, Khămhiếu cùng vợ phải uống thuốc độc tự tử còn các Xêna Amát, tức các triều thần, sau khi làm lễ an táng cho vua và hoàng hậu liền kéo tất cả đi đón chào Phà Ngừm tại Pạc U. Phà Ngừm vào Xiềng đông – Xiềng thông và được tôn lên làm vua. Ông lên ngôi năm 1353, vào lúc 37 tuổi.
Sau khi làm vua được một năm thì Phà Ngừm trao quyền nhiếp chính cho hoàng hậu Noongkéo thay mặt nhà vua xử lý việc triều chính, nắm giữ binh quyền, còn Ông lại cất quân đi chinh phục Lạn Na ( một vương quốc Thái ở phía bắc Thái Lan ngày nay). Hầu hết các Mường phía Bắc đều bị Pà Ngừm chinh phục cả.
Qua hai năm chinh phạt, Phà Ngừm trở về Xiêng đông – Xiêng thông . Đến năm 1356 ông cho quân tiến đánh Viêng-chăn. Nhưng chính ở đây Phà Ngừm đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt. Thành phố nằm giữa một hàng rào tre đầy gai góc, lũy tre là bức tường kiên cố để bảo vệ thành phố một cách hiệu nghiệm. và để tiến sâu vào thành phố thì Phà Ngừm đã tiến hành việc công thành hết sức mưu trí. Ông ra lệnh cho các tướng găm những vòng vàng và bạc vào các mũi tên và cứ thế bắn liên tiếp trong ba ngày, sau đó rút quân về gặp nhà vua để nhận lệnh. Dân thành phố bắt đầu đẵn tre để lấy vật quý. Lợi dụng tình hình ấy, quân đội của Phà Ngừm đã nhanh chóng tấn công công và chiếm được Viêng-chăn, để ghi nhớ chiến thắng này, thành phố lấy tên là Viêngkhăm. Sau khi chiếm được Viêng- chăn thì Phà Ngừm cho quân tiến xuống cao nguyên Cọrạt dọc theo bờ song Mê kông và buộc nhà vua Ayuthaya, lúc này đang bận chiến tranh với vương quốc Campuchia, phải thừa nhận Lạn Xạng có quyền hạn đối với lãnh thổ phía tây sông Mê kông.
Phà Ngừm kéo quân trở về Viêng- chăn tổ chức ăn mừng chiến thắng. cuộc liên hoan kéo dài trong bảy ngày bảy đêm. Nhân dân Lạn Xạng đã nói với Phà Ngừm rằng: “ nhà vua mới làm cho chúng tôi được quang vinh, chiến thắng được tất cả các nước, chúng tôi đội ơn người, và chúng tôi muốn đón người lên làm vua Lạn Xạng một lần nữa”.
Trước quân sĩ và dân chúng kéo về nhà vua đã đọc lời huấn thị kêu gọi mọi người phải giữ gìn công lý, chăm lo giữ gìn bờ cõi đất nước.
Đây cũng là sự kiện đánh giấu bước ngoặt trong lịch sử nước Lạn Xạng nói riêng và của lịch sử Dân tộc Lào, đất nước Lào nói chung, kể từ đây thì lịch sử Lào chấm dứt thời kỳ phong kiến cát cứ, thời kỳ bị phụ thuộc lệ thuộc vào các quốc gia khác, vì một nhà nước thống nhất, độc lập đã ra đời vào giữa thế kỷ XIV trên đất nước Lào đo chính là nhà nước Lạn Xạng, do Phà Ngừm là người có công lao to lớn xây dựng nên.
Sau khi đất nước độc lập, thống nhất thì Phà Ngừm băt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhà vua luôn quan tâm đến việc thiết lập một chính quyền tập trung vững mạnh, vì thế, ngay trong quá trình tiến đánh các mường , Phà Ngừm đã bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới tại đó, ở một số mường thí nhà vua vẫn sử dụng các đại biểu cũ đã thần phục chính quyền mới, những kẻ nào không chịu khuất phục đều được thay bằng những người thân tiến của nhà vua.
Nhờ vậy mà, ngay sau khi lên ngôi vua 1353 tại Xiềng đông – Xiêng thông, Phà Ngừm đã thiết lập được một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà vua Lạn Xạng mang danh hiệu Châuxivit-“ chủ nhân của những sinh mệnh”. Sau khi bị Phà Ngừm loại bỏ những lãnh chúa còn sống sót chịu thần phục Phà Ngừm , họ phải mang nợ suốt đời với nhà vua, và họ đều là thần dân của nhà vua. Trên danh nghia thì của cải, dất đai đều thuộc của nhà nước nhưng trên thực tế nó tập trung vào tay nhà vua và các hoang thân. Vậy nên vua được coi như là người chủ tối cao của đất nước và của hoàng gia.
Sự thống nhất đất nước Lạn Xạng vào thời kỳ Phà Ngừm là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển lịch sử của đất nước Lào. Từ đây, nước Lạn Xạng đã bước vào một thời kỳ tiến triển mạnh mẽ, và đã viết nên nhiều trang sử vẻ vang. Tuy nhiên so với các quốc gia phong kiến tập quyền phương đông khác thì nhà nước Lạn Xạng thống nhất ít tính chất tập trung hơn. Các tiểu quốc hợp thành vương quốc này vẫn giữ khá nhiều tính độc lập của nó. Các mâu thuẫn vẫn duy trì trong nội bộ của vương quốc Lạn Xạng, tính độc lập của các tiểu quốc ngày càng mạnh mẽ hơn, cụ thể là các mường vẫn duy trì quyền thế tập của mình. Vì thế chưa có sự thống nhất vững chắc, cho nên những người kế vị Phà Ngừm phải dựa vào một trong những nhóm quý tộc này hay nhóm quý tộc khác để trừng phạt các nhóm quý tộc có tư tưởng chống đối. Ngoài ra yếu tố địa hình tạo thêm điều kiện để duy trì tình trạng cát cứ địa phương trong hoàn cảnh kinh thế chưa được thật phát triển. Trong lịch sử thì ở Lạn Xạng luôn diễn ra tình trạng mâu thuẫn của các châu mường tự trị, vì vậy muốn xây dựng đất nước phát triển thống nhất, các vua Lạn Xạng đều rất quan tâm đến việc xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh để răn đe các tiểu quốc nếu có tư tưởng tưởng chống đối, sự hùng mạnh cũng là cái uy quyền. Sau hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển đất nước, quốc gia Lạn Xạng trở thành một vương quốc khá hung mạnh ở vùng bán đảo Đông Dương và nhờ vậy đã tự bảo vệ, chống lại quân xâm lược.

Lê Hiếu
6 tháng 1 2017 lúc 17:32

Phà Ngừm là dòng dõi của thủ lĩnh (chao muang) xứ muang Sua (Luangprabang ngày nay). Lúc nhỏ, cha con ông bị bắt vào Angkor làm con tin của triều đình Khmer. Ở Angkor, Phà Ngừm quy y theo đạo Phật rồi được gả công nương trong hoàng tộc Khmer. Năm 1351 khi miền Bắc có loạn, triều đình Khmer lúc ấy đã suy yếu, sai Phà Ngừm cầm quân lên cao nguyên Khorat đánh dẹp. Phà Ngừm giỏi việc binh nên bình định được các chao muang địa phương năm 1354, thống nhất xứ Lào, xưng quốc hiệu là Lan Xang. Kinh đô đặt ở Xieng Dong Xieng Thong ở xứ Muang Sua cũ. Biên cương nước Lan Xang rộng lớn nhất nhì Đông Nam Á lúc bấy giờ, bao gồm Cao nguyên Khorat cùng lưu vực sông Mê Kông, bắc giáp Trung Hoa, nam đến Sambor của đế quốc Angkor, đông giáp Đại Việt, tây là rặng Dong Phaya Yen.

Năm 1373, dân Lan Xang không phục nên Phà Ngừm phải bỏ ngai vàng, lưu vong sang xứ muang Nan (nay thuộc tỉnh Nan, Thái Lan) rồi mất ở đó. Con Phà Ngừm là Samsenethai lên kế vị, người có công chỉnh đốn triều chính thêm quy củ, lấy Mandala và Phật giáo Thượng tọa bộ làm gốc. Trong nước thì Samsenethai thu phục được các thủ lĩnh địa phương. Đối ngoại thì Lan Xang giao hiếu với Quốc vương nước Ayutthaya của người Thái, ngày càng hùng mạnh. Samsenethai cũng tìm cách liên minh với các xứ lân bang, cưới công chúa xứ Lan Na ở phía đông bắc rồi lại cầu hôn, rước một công chúa Ayutthaya về Lan Xang.

Kế vị Samsenethai là Lan Kham Deng, trị vì không lâu thì mất. Lan Xang bước vào thời kỳ nhiễu loạn.

Loạn lạc, chiến tranh và trùng hưng

Con cả của Lan Kham Deng là Phommathat lên kế vị nhưng chỉ ở ngôi được 10 tháng thì bị sát hại. Quyền lực bấy giờ do Nang Keo Phimpha, em gái Samsenethai nắm cả. Phimpha lập con mình là Khamtum lên làm vua nhưng Khamtum cũng chỉ ở ngôi được 5 tháng thì bị ép nhường ngôi cho Meunsai - con trai thứ của Samsenethai. Meunsai ở ngôi được 6 tháng lại bị Nang Keo Phimpha giết đi rồi đưa Fa Khai lên kế vị. Fa Khai cũng chỉ ở ngôi được khoảng 3 năm.

Thời kỳ truất phế do các phe phái trong triều tranh giành nhau kéo dài 20 năm đến năm 1442 thì Xaiyna Chakhaphat lên ngôi vua, tái lập trật tự. Xaiyna Chakhaphat khôn khéo sắp xếp cho sáu người con làm trấn thủ ở những nơi trọng yếu, rồi lại đề cao Phật giáo, xây dựng chùa chiền lấy đó làm nền tảng cai trị. Trong khi đó bang giao với Đại Việt gặp khó khăn vì tranh chấp ở xứ Bồn Man, dãn đến chiến tranh Đại Việt - Lan Xang (1467-1480). Quân Đại Việt vượt biên giới, đánh sâu vào Lan Xang; kinh đô thất thủ. Sử sách Lào ghi là may có hoàng tử Suvanna Banlang đang trấn thủ xứ muang Nan, hiệp với quân nước Lan Na, đẩy lui được quân Đại Việt, tái chiếm kinh đô. Suvanna Banlang lên trị vì không lâu thì mất.

Kế vị là La Saen Thai (em của Suvanna Banlang, ở ngôi: 1486–96), rồi đến Somphu (con của Suvanna Banlang, ở ngôi: 1496–1501), và Vixun (em của Suvanna Banlang, ở ngôi: 1501–1520). Dưới áp lực của Đại Việt, vua Lan Xang cố dựa vào Vương quốc Ayutthaya của người Thái. Từ đó Lan xang càng chịu ảnh hưởng của Ayutthaya từ mọi mặt: chính trị, văn hóa và thương mại.

Thời kỳ vàng son

Lan Xang dưới các triều vua Vixun (1501–20), Phothisarat (1520–47) và Setthathirath (1548–71) hưởng thời kỳ vàng son, thịnh trị. Ba vị vua này giữ nguyên phép cai trị cũ trong khi nâng cao Phật giáo của các tiền triều. Pho tượng Phật Phra Bang vốn được coi là quốc bảo được triều đình rước từ Viêng Chăn về Xieng Dong Xieng Thong và từ đó kinh đô Lan Xang mang danh hiệu "Luangprabang" (nơi đặt Phra Bang).

Với pho tượng Phật Phra Bang, Lan Xang tự đặt mình vào trung tâm Mandala, chiêu dụ được các xứ phên giậu về tòng phục. Triều vua Phothisarat cũng thành công củng cố phép cai trị, kiểm soát từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, quan hệ kiểm soát này chủ yếu vẫn dựa trên quan hệ cá nhân giữa vua tôi chứ không theo hàng ngũ hành chánh nào cả. Triều đình Lan Xang giữ ngôi bằng cách liên minh cưới gả với các lãnh chúa trong khi nguy cơ phản loạn và ly khai vẫn tiếp tục như trường hợp Bồn Man dấy binh chống lại Lan Xang năm 1532.

Khi vua nước Lan Na mất, trong triều chia bè phái tranh nhau; Ayutthaya lấy cớ đó phái binh lên đánh Lan Na. Lan Xang phải gửi binh tiếp viện đẩy lui quân Ayutthaya vào năm 1536. Triều đình Lan Na lập con của Phothisarat là Sethathirat lên làm vua, biến Lan Na thành chư hầu của Lan Xang.

Năm 1563, Vương quốc Taungoo của người Miến hùng mạnh, uy hiếp cả khu vực. Vua Lan Xang là Setthathirath phải thiên đô về Viêng Chăn, cùng rước tượng Phật Ngọc (Phra Keo) từ Lan Na về Viêng Chăn. Nước Lan Xang từ đó có hai pho tượng quý: Phật Phra Bang ở Luangprabang và Phật Phra Keo ở Viêng Chăn.

Trong khi đó Taungoo mở cuộc xâm lăng về phía đông. Lan Xang và Ayutthaya cùng là tộc người Thái nên tìm cách liên minh nhưng quân Miến quá mạnh. Ayutthaya thất thủ năm 1568 rồi bị quân Miến đốt phá tan hoang. Taungoo sau đó chuyển quân lên đánh Viêng Chăn. Setthathirath cầm quân đẩy lui được quân Miến nhưng rồi qua đời một cách bí ẩn khi đi tuần du ở Hạ Lào.

Suy vong

Sau cái chết của vua Setthathirath năm 1571, Lan Xang một lần nữa rơi vào cảnh tranh giành ngôi báu. Taungoo đã nhân cơ hội này can thiệp vào Lan Xang, chính thức đưa Lan Xang thành chư hầu của mình suốt 30 năm. Chuyện tranh giành ngôi báu vẫn tiếp tục. Mãi đến năm 1638, khi vua Surinyavongsa lên cai trị, khủng hoảng chính trị mới chấm dứt. Nhưng đến khi vị vua này qua đời vào năm 1695, Lan Xang lại tiếp tục rơi vào khủng hoảng bởi tranh giành nội bộ, và kết quả là nó đã chính thức chấm dứt khi bị phân chia thành ba vương quốc nhỏ là Vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, Vương quốc Viêng Chăn ở trung tâm và Vương quốc Champasak ở phía nam vào năm 1707.

Hồng Hà Thị
Xem chi tiết
nguyenhoaianh
16 tháng 11 2018 lúc 20:42

Nếu Quốc hoa của đất nước Nhật Bản là hoa anh đào, Quốc hoa của Hàn Quốc là hoa mugung thì Quốc hoa của đất nước Việt nam là hoa sen.

Hoa sen được xem là quốc hoa việt nam bởi lẽ nó mọc khắp đất nuwocs việt nam, từ nam ra bắc. Nó để lại một ấn tượng khá sâu đậm đối với những con người việt nam nói riêng và khách du lịch các nước nói chung.

Hình ảnh hoa sen bên cạnh tà áo dài của các cô gái việt nam sẽ làm cho các nước bạn cảm thấy thật tuyệt đẹp. Ta sẽ không còn thắc mắc nữa là vì sao trên tà áo dài của người con gái VIệt luôn thêu lên những bông hoa sen?

Những gánh hàng rong Hà Nội ta bắt gặp ở đó những cành sen bên cạnh những món hàng mà các thương gia đang gánh giữa phố phường Thủ đô.

Hoa sen không chỉ là loài hoa để ngắm mà nó còn mang lại kinh tế đối với người dân việt nam. Cánh sen được người dân làm thành những đồ thủ công mỹ nghệ. Nhụy sen thu hoach để nấu ra các món ăn. Đài sen thì dùng để nàu nước uống.

Hoa sen là biểu trưng cho người dân VIệt Nam, dân Việt cũng giống như hoa sen vậy đó? Hoa sen sống trong bùn lầy nhưng nó luôn luôn muốn lớn lên để thoát khỏi cái bùn lầy đó, nó vươn cao thể hiện những gì tinh túy nhất của một bông hoa. Nó không chịu số phận phải sống trong những gì đen tối mà luôn muốn vươn lên bầu trời xanh: ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’

Con người Việt Nam cũng thế tuy bắt đầu xuất phát là một đất nước nhỏ bé, với những con người thân hình nhỏ bé, với những sự ràng buộc thống trị của ách đô hộ, với những gì chiến tranh đem lại bi thuwong cho họ. Nhưng họ không gục ngã mặc kệ số phận mà họ với ý chí tự cường, tự hào dân tộc họ luôn ngẩng cao đầu, vươn lên khỏi những thứ dơ duốc đó để xây dựng một đất nước có tiếng nói với bạn bè năm châu.

Hoa sen vẫn cứ nở, vẫn cứ tỏa sắc mặc kệ dưới chân nó là bùn lầy_nó không bị vấy bẩn. Nó như là những người con gái Việt Nam duyên dáng, thanh cao.

Hoa sen làm cho người dân Việt nam rút ra một bài học sâu sắc rằng: hoàn cảnh nó không chi phối được những ước muốn con người, hoàn cảnh có thể sẽ có chút rào cản ngay từ bước đầu nhưng những gì ta luôn cố gắng thì rào cản đó sẽ nhanh chóng biến mất.

Hoa sen chính là biểu hiện cho cốt cách nhân văn của  con người Việt, dân tộc Việt Nam tự hào và luôn muốn giới thiệu loài hoa đẹp này đến các bạn bè năm châu. Hoa sen mãi mãi là loài hoa thanh khiết đáng quý mà thiên nhiên đã dành tặng cho con người.

Nguyễn Thị Hà Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
13 tháng 10 2017 lúc 17:36

Trên khắp đất nước bao la, nơi nào cũng có một chút đầm hồ là nơi ấy có một loài hoa quy, ai cũng yêu mến, nhất là trẻ con. Cây hoa ấy giống như một con nhà nghèo sống lam lũ trong đất bùn nhưng không chịu hèn kém mà vẫn cao sang, vừa xinh đẹp vừa sẵn sàng chia sẻ hết mình cho người khác.

Từ bao giờ nhỉ? Từ cụ kị ông bà cho đến cha mẹ và nay là chúng ta, vẫn gặp hoa sen. Giông tố không làm hoa sợ, nắng gắt hoa vẫn cứ tươi cười. Mới nhú lên hoa là chiếc ngòi bút. Khi nở xòe là mặt trời không tỏa nắng làm cho thôn làng thơm tho như được xức một thứ nước hoa của trời đất kết thành.
Màu hồng thắm gọi là "màu cánh sen" thật riêng biệt. Không chói chang cũng không nhợt nhạt, hình như chỉ đủ lòng ta xao xuyến bâng khuâng mỗi khi nhớ về quê hương có những đầm sen lá xanh bông trắng, bông hồng.
Có ai khi bé không thích được  một bông hoa sen. Màu đẹp, hương thơm. Ngắt cánh hoa làm con thuyền mơ tưởng đến xứ sở thần tiên, cái nhị vàng buộc chỉ thả xuống, nó xóc như một người đang biểu diễn xiếc. Gương sen non hạt còn rỗng, đập vào trán kêu cái bép mà chơi đố nhau rồi thong thả đưa nó vào hàm răng sún mà nhai, như nhai cả nắng gió thoang thoảng cái mùi hương trên đồng xanh và bàng bạc ánh trắng cùng màu hoa đã vào hồn ta nhìn năm vẫn mới.
Hạt già của sen thường được làm mứt ngày tết. Lá thưởng để gói xôi hoặc gói cốm. Chiếc ngó sen suốt đời bí mật trong bùn cũng trở thành thuốc bổ, thuốc an thần. Nhị trắng nho nho như những hạt vừng gọi là "gạo sen" được người lớn đem ướp trà và trở thành một thứ trà quý hiếm.
Chit có đức Phật mới được ngồi trên "tòa sen" cao sang và đáng kính trọng. nói cách khác, hoa sen là một loài hoa mọc ở chỗ bùn đất tầm thường trở nên cao quý.
Lạ một điều là khi ta bẻ các cuống hoa, luôn gặp những sợi tơ vương vấn. Phải chăng đó là hồn hoa, hồn cây, hồn quê hương nhắc ta đừng bao giờ quên đất mẹ, đừng quên nơi sinh thành.
Màu hoa đỏ đã thơm. Đến cái lá cũng thơm. Có một lá son che đầu trên đường đi học về là ta có một chiếc ô màu xanh, cứ ngan ngát cùng ta như người bạn, với câu ca dao:
Trog đầm gì đẹp bằng son.....
Cây tre quanh làng, cây sen trong đầm, trong ao... Quê hương ta thành nơi đẹp ngàn đời và sẽ còn là mãi mãi.