giải thích hiện tượng chướng bụng đầy hơi sau khi ăn quá no
Trong các quá trình sau đây, quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học ? Giải thích.
a) Khi đánh diêm, que diêm bùng cháy.
b) Hòa tan mực vào nước.
c) Khi đun ấm nước sôi thấy có hơi nước bốc lên.
d) Làm nước đá trong tủ lạnh.
e) Khi nấu canh cua thì gạch cua nổi lên.
g) Trứng để lâu ngày bị thối.
f) Thức ăn để lâu ngày bị ôi, thiu.
giúp mình nhanh nhé các bạn!!!!
a)-Hiện tượng :hóa học
-Giải thích :Bề mặt vỏ hộp, nơi ta “quẹt” que diêm vào, có một lớp hỗn hợp bột ma sát, phốt pho đỏ và keo dán. Hơi nóng phát ra do ma sát sẽ biến đổi phốt pho đỏ thành phốt pho trắng. Chất này không bền trong điều kiện nhiệt độ phòng và tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí. Tia lửa loé lên sẽ làm đầu que diêm cháy theo. Đầu diêm chứa hỗn hợp antimony trisulphide và potassium chlorate (kali clorat), gắn chặt với nhau bằng keo dính. Antimony trisulphide có thể bốc cháy ở một nhiệt độ tương đối thấp và tia lửa bé nhỏ vừa loé lên kia cũng đủ nóng để đốt cháy nó. Potassium chlorate chứa nhiều ôxy, nuôi ngọn lửa cho đến khi nó lan vào phần thân làm bằng gỗ của que diêm. Thế là chúng ta có lửa.
Vậy khi quẹt diêm xảy ra PƯHH làm đầu diêm biến đổi thành chất khác màu đen.
b) -Hiện tượng :vật lí
-Giải thích :hòa mực vào nước, mực chỉ loãng ra,hơi nhạt màu ,không có hiện tượng chất mới tạo thành.
c)-Hiện tượng :hóa học
-Giải thích: trứng để lâu,lòng trứng sẽ loãng ra,có mùi hôi là do cấu trúc protein trong trứng bị biến đổi khác với ban đầu
d)-Hiện tượng :vật lí
-Giải thích:nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C.Khi đun đến 100 độ C thì nước hóa hơi.Nếu ta ngưng tụ hơi trên,vẫn được nước như ban đầu.
e)-Hiện tượng :vật lí
-Giải thích:nhiệt độ đông đặc của nước là 0 độ C.Khi làm lạnh đến 0 độ C,nước hóa rắn.Nếu ta để nước đá ở nhiệt độ phòng ta được nước như ban đầu.
g) Câu này khá đặc biệt,liên quan đến cả môn sinh
-Hiện tượng :hóa học
-Giải thích: gạch cua có thành phần chủ yếu là protein, khi ở nhiệt độ cao (nấu) sẽ làm chúng bị biến tính thay đổi cấu trúc không gian khác với bình thường nên tụ lại thành mảng và nổi lên.
h)-Hiện tượng :hóa học
- Giải thích:thức ăn của chúng ta là những hợp chất hữu cơ.Khi để lâu ngày,vi khuẩn,nấm mốc phân hủy thức ăn thành các chất mùn,mùi hôi khác với ban đầu
Chúc em học tốt!!
hiện tượng hóa học : c , g ,f .
hiện tượng vật lý : còn lại .
khi đốt cháy ngọn nến có những quá trinh nào xảy ra
trong các quá trình sau đây đâu là dấu hiện tượng vật lý đầu là hiện tượng hóa học ? Giải thích ?
A Hòa tan muối ăn vào nước dùng dung dịch muối ăn
B Thổi hơi vào nước vôi trong nước vôi vẩý đục
C Cắt nhỏ dạy sát từng đoạn và tán thành đinh
D Thủy tinh nóng chảy và thổi thành bình cầu
Ể Phân hủy đá vôi thành vôi sống
G Khi đốt cháy thân tỏa ra nhiều khí độc
Các bài này cậu chỉ cần nhớ là hiện tượng vật lí là không có sự biến đổi chất, còn hiện tượng hóa học là có sự biến đổi chất, vậy thôi.
A: hiện tượng vật lý
B: hiện tượng hóa học
c: hiện tượng vật lý
d: hiện tượng vật lý
e: hiện tượng hóa học
g: hiện tượng hóa học
Vì sao khi đầy bụng ta ợ hơi hay ợ ra nước chua
Làm cách nào để hạn chế hiện tượng này
Đầy bụng do dạ dày của ta bị mắc chứng thừa axit, làm cho môn vị có tín hiệu đóng nhiều hơn tín hiệu mở. thức ăn có tính axit bị ứ đọng không thể xuống ruột nên ta bị đầy bụng, ợ ra hơi chua.
Bác Nam có biểu hiện đau bụng dữ dội kèm theo sốt cao và không đi tiểu được, đó là hiện tượng gì trong quá trình bài tiết nước tiểu? Giải thích nguyên nhân?
Bác Nam có khả năng bị sỏi thận, đó là hiện tượng tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản).
Nguyên nhân gây bệnh:
+ Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
+ Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.
+ Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
+ Nằm một chỗ một thời gian dài.
+ Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.
+ Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C...
Vì sao để phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò lại cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi?
Tham khảo:
Bệnh chướng hơi dạ cỏ à một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra, thường gặp ở trâu, bò. Vi khuẩn này thường sống trong đường ruột của động vật và tồn tại trong các loại thức ăn dễ lên men, nhất là đường và tinh bột, cùng với môi trường ẩm ướt. Khi con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn này, đường ruột của chúng sẽ trở nên kiềm và tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium perfringens phát triển. Việc ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi pH và môi trường trong đường ruột của động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Khi động vật nhiễm bệnh, chúng có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và mất cân nặng. Vì vậy, cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi
Nêu hiện tượng quan sát được khi thực hiện thí nghiệm sau và giải thích?
Ngâm dây Aluminium trong dung dịch giấm ăn?
- Hiện tượng: dây Al tan dần, có hiện tượng sủi bọt khí.
- Giải thích: Al có pư với dd CH3COOH tạo khí H2
PT: \(Al+3CH_3COOH\rightarrow\left(CH_3COO\right)_3Al+\dfrac{3}{2}H_2\)
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học ? Giải thích ?
1) Hòa tan sữa vào nước.
2) Khi đốt đèn cồn, cồn cháy tạo thành khí carbon dioxide và nước.
3) Nước bốc hơi thành mây, gặp lạnh thành mưa.
4) Giấm bay hơi trong không khí.
5) Đường nung nóng thu được than và nước.
6) Đinh sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
7) Cồn đậy không kín bị bay hơi.
8) Sữa để lâu bị chua.
Hiện tượng vật lí: ( 1 - 3 - 4 - 7 )
- Hòa tan sữa vào nước
- Nước bốc hơi thành mây, gặp lạnh thành mưa
- Giấm bay hơi trong không khí
- Cồn đậy không kín bị bay hơi
Hiện tượng hóa học: ( còn lại )
- Khi đốt đèn cồn, cồn cháy tạo thành khí carbon dioxide và nước
- Đường nung nóng trong không khí bị gỉ
- Sữa để lâu bị chua
Bài 3:Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học ? Giải thích ?
1) Hòa tan sữa vào nước.
2) Khi đốt đèn cồn, cồn cháy tạo thành khí carbon dioxide và nước.
3) Nước bốc hơi thành mây, gặp lạnh thành mưa.
4) Giấm bay hơi trong không khí.
5) Đường nung nóng thu được than và nước.
6) Đinh sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
7) Cồn đậy không kín bị bay hơi.
8) Sữa để lâu bị chua.
9) Hòa tan đường vào nước.
10) Mặt trời mọc, sương tan dần tạo thành những giọt nước li ti đọng trên lá.
11) Thanh đồng được kéo thành sơi nhỏ để làm dây điện .
12) Khi đánh diêm có lửa bắt cháy .
13) Khi điện phân nóng chảy aluminium oxide thu được nhôm và khí oxygen .
14) Nếu để thau nhựa gần bếp lửa, nó sẽ bị méo mó đi và có thể nó sẽ cháy bốc mùi khét lẹt
15) Khí oxygen tan một phần nhỏ trong nước nên giúp cho các sinh vật trong nước sống được .
16) Khi mưa giông thường có hình ảnh cầu vồng .
Hiện tượng vật lý: \(1,3,4,7,9,10,11,15,16\) là hiện tượng vật lý vì chỉ thay đổi về trạng thái, ko suất hiện chất mới.
Hiện tượng hóa học: \(2,5,6,8,12,13,14\) là hiện tượng hóa học vì có sự thay đổi về tính chất và có chất mới suất hiện.
Giải thích hiện tượng cây trồng bị chết sau khi người trồng bón phân quá nhiều vào gốc cây.