Soạn bài con hô có nghĩa
soạn bài từ trái nghĩa
Cậu lên google xong cậu ấn ''soạn bài trái nghĩa'' xong rồi bạn ấn vào rồi chép vào vở
Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các cặp từ trái nghĩa :
- Trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : ngẩng – cúi
- Trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê : trẻ - già; đi – trở lại
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già : non.
Sử dụng từ trái nghĩaCâu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái nghĩa tạo phép đối giúp tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt.
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa :
+ Chết vinh còn hơn sống nhục
+ Cá lớn nuốt cá bé
+ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
+ Lá lành đùm lá rách
- Tác dụng : tạo tương phản, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sâu đậm hơn nội dung, tình cảm muốn thể hiện.
I. Thế nào là từ trái nghĩa?
1. Các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản:
Bài đầu: cử (ngẩng) – đê (cúi).
Bài thứ 2: thiếu (trẻ) – lão (già), tiểu – đại, li(ra) – hồi (quay về).
2. Tìm từ trái nghĩa:
Già trái nghĩa với non
II. Sử dụng từ trái nghĩa:
1. Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng tạo ra các cặp tiểu đối (đối trong một câu).
- Ngẩng đầu – cúi đầu: thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.
- Trẻ-già, ra đi – quay về: hai hình ảnh, hai hành động thể hiện sự thay đổi ở 2 thời điểm của cuộc đời.
2. Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa: ba chìm bảy nổi, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đầu xuôi đuôi lọt …tạo sự đăng đối làm cho lời nói sinh động.
Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?
- Trong cuộc sống con người cần biết ơn những người đã từng giúp đỡ mình.
Cách kết luận của bài viết này có điểm gì khác với cách kết luận của bài viết “Con chào mào”, một thông điệp đa nghĩa?
- Cách kết luận của bài viết “Con chào mào”, một thông điệp đa nghĩa là tóm tắt nội dung nghệ thuật của bài thơ.
- Cách kết luận của "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” – tranh lụa của Mai Trung Thứ khẳng định giá trị cũng như vai trò của bức tranh trong việc mở ra một chương mới trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam.
Mọi người giúp mình bài này với
Câu 1: có mấy cách khởi động phần mềm Microsoft Word? Đó là những cách nào ?
Câu 2: so sánh sự khác nhau giữa soạn thảo văn bản truyền thống và soạn thảo văn bản bằng máy tính ?
Câu 1: có mấy cách khởi động phần mềm Microsoft Word? Đó là những cách nào
Có 3 cách.
Cách 1: Nháy đúp chuột tại biểu tượng w trên màn hình Desktop.
Cách 2: Start \ All programs \ Microsoft Ofice \ Microsoft Word 2010.
Cách 3: Start, chọn hộp tìm kiếm, nhập chuỗi winword, nhấn Enter.
Câu 2: so sánh sự khác nhau giữa soạn thảo văn bản truyền thống và soạn thảo văn bản bằng máy tính ?
Soạn thảo văn bản bằng máy tính
+) Không tốn công sức
+) Không có nhiều lỗi sai
+) Thuận tiện khi làm việc
+) Có thể thay đổi hình ảnh,phông chữ,kiểu chữ tùy theo ý thích.
Word được khởi động như mọi phần mềm khác, ta có 2 cách sau:
◦ Nháy đúp lên biểu tượng của Word trên màn hình nền.
◦ Nháy vào nút Start, trỏ chuột vào All Programs và chọn Microsoft Word.
Soạn bài thánh gióng vở bài tập nha soạn bài
Thích soạn j thì soạn
Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.
- Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.
- Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, quân giặc Ân.
- Nhân vật chính: Gióng
- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:
+ Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to
+ 12 tháng sau mới sinh ra Gióng
+ Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
+ Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười
+ Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc
+ Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc
+ Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.
Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:
a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.
+ Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già
b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc
c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân
d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước
đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc
e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.
Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:
- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng
- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc
- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:
- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.
- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc
- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.
Luyện tập
Bài 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Sau khi roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ bụi tre để diệt giặc:
- Chi tiết này thể hiện sự ứng biến kịp thời, thông minh của Thánh Gióng trong khi diệt giặc
- Sức mạnh, tinh thần kiên cường có thể khiến con người ta làm nhiều điều phi thường.
Bài 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:
- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng
- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.
1, Em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật ông lão đánh cá trong truyện : " Ông lão đánh cá và con cá vàng "
2,Bài học rút ra từ bài " Ếch ngồi đáy giếng " có ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay không ? Dựa vào đâu em có ý nghĩ vậy
1,
Việt Nam nổi tiếng bởi kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với đầy đủ các thể loại. Đối với trẻ em Việt Nam mà nói những câu chuyện cổ tích dường như đã in sâu vào trong tâm thức tuổi thơ, đó là những câu chuyện mà bà, mẹ kể mỗi khi đêm về, hay khi gia đình cùng tụ tập bên bếp lửa. Cũng giống như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, gắn liền với tuổi thơ của các bạn thiếu nhi và cũng truyền tải được những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong chương trình học của sách ngữ văn lớp sáu tập một cũng đã được đưa vào một truyện cổ tích nước ngoài rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pushkin.
Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.
Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.
1.
Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.
Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.
Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.
Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì, ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.
Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.
Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.
Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.
2. Bài học: Không nên chủ quan, kiêu ngạo, phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, ko nên suy nghĩ nông cạn.
Dựa vào các chi tiết trong chuyện mà em có ý nghĩ như vậy.
Em hãy soạn bài Con rồng cháu tiên
1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:
* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".
* Sự nghiệp mở nước:
Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".
2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
- Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.
3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?
Trả lời:
- Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
- Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:
+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
4. Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.
Trả lời:
Truyện có ý nghĩa sau:
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.
LUYỆN TẬP
1. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng, cháu Tiên? Sự giống nhau ấy thể hiện điều gì?
Trả lời:
Một số tộc người khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiền như: người Mường có truyện Quả trứng to nở ra con người, người Khơ Mú có truyện Quả bầu mẹ.
Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cuội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.
2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.
Trả lời:
Học sinh kể lại với các yêu cầu sau:
- Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.
- Cố gắng dùng lời văn của cá nhân để kể
- Kể diễn cảm.
I. Tóm tắt truyện Con Rồng cháu Tiên:
Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái làm hại dân lành và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao, bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng.
Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở trên cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.
Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Trả lời:
- Những chi tiết kì lạ:
+ Lạc Long Quân mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông.
+ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
+ Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
- Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
+ Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ ở trên cạn.
+ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra trăm con.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con:
+ Năm mươi con xuống biển với Lạc Long Quân, Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
- Theo truyện thì người Việt là:
+ Con Rồng cháu Tiên.
+ Con cháu vua Hùng.
3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
Trả lời:
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết:
+ Không có thật.
+ Hư cấu.
+ Hoang tưởng.
- Vai trò của các chi tiết này trong truyện:
+ Làm cho câu chuyện hấp dẫn, lí thú. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi và ước nguyện đoàn kết của người Việt.
4. Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó.
Trả lời:
- Ý nghĩa của truyện:
+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
+ Truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
III. Luyện tập:
1*. Em biết những câu truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
Trả lời:
- Những câu truyện của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên là:
+ Truyện Quả trứng thiêng liêng của dân tộc Mường.
+ Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú.
- Ý nghĩa của sự giống nhau:
+ Sự tương đồng về cách giải thích nguồn gốc của các dân tộc.
+ Khẳng định về tình đoàn kết của các dân tộc anh em.
+ Sự gặp gỡ, giao thoa về nền văn hóa của các dân tộc.
2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.
Trả lời:
-Để kể lại câu chuyện truyền thuyết này em cần những lưu ý những điều sau để thể hiện cảm xúc tốt nhất:
- Hãy nắm bố cục thứ tự các sự kiện của tác phẩm.
- Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” \(\rightarrow\) Kể bằng giọng trầm.
- Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần”
thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” \(\rightarrow\) chuyển sang
giọng cao hơn.
- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng “than thở” của Âu Cơ, giọng
“phân trần” của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm
tự hào.
Chúc bạn học tốt!!!
soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội
Bn tham khảo này nha: Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội | Học trực tuyến
Học tốt :)
Câu 1 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu câu tục ngữ
Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Phân tích câu tục ngữ:
Câu | Nghĩa câu tục ngữ | Giá trị câu tục ngữ | Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện |
1 | Con người quý giá hơn tiền bạc | Đề cao giá trị con người | Răn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân |
2 | Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con người | Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người | Rèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức |
3 | Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương | Trong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹp | Răn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn. |
4 | Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực | Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa | Học cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người. |
5 | Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảo | Coi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dục | Khuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô |
6 | Đề cao việc học từ những người gần gũi thân thuộc như bạn bè | Không chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè, những người xung quanh | Sự học không chỉ bó hẹp ở người thầy. |
7 | Con người cần phải biết yêu thương người khác như yêu bản thân mình | Đề cao cách ứng xử hòa ái. | Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha |
8 | Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành | Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ | Nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa |
9 | Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớn | Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết | Giáo dục về lối sống tập thể, tránh những tiêu cực cá nhân |
Câu 3 (trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2)
So sánh:
- Giống: đều đề cao việc học tập, học hỏi, chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội
- Khác:
+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục
+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè
- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.
- Một số câu tục ngữ tương tự:
- Bán anh em xa mua láng giềng gần
- Xảy đàn tan nghé
- Máu chảy ruột mềm.
Câu 4 (trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Diễn đạt bằng cách so sánh:
+ Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”
+ Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của)
- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:
+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa- nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây- quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.
- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
+ Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách
+ Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.
Luyện tậpCâu hỏi (trang 13 SGK): Những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.
Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:
- Máu chảy ruột mềm
- Chết vinh còn hơn sống nhục
Một số câu tục ngữ trái nghĩa:
- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm
- Trọng của hơn người
Ý nghĩa - Nhận xét- Học sinh nhận ra được ý nghĩa của những câu tục ngữ về con người và xã hội, đó là: tôn vinh giá trị con người, đồng thời đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Từ đó, học sinh đúc kết cho mình những bài học đời sống thiết thực.
- Học sinh thấy được cách nói ví von, ẩn dụ giàu hình ảnh, hàm súc của những câu tục ngữ về con người và xã hội
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Câu | Nghĩa của câu | Giá trị kinh nghiệm | Trường hợp ứng dụng |
(1) | Con người quý hơn của cải | Đề cao giá trị con người | - Giáo dục : Là triết lí đúng đắn. Phê phán thái độ sống sai lầm. - An ủi, động viên trường hợp mất mát về tài sản. |
(2) | Răng, tóc thể hiện hình thức, tính nết con người | Cần biết chăm chút từng yếu tố nhỏ | trong cách sống xuề xòa |
(3) | Dù nghèo khổ vẫn sống trong sạch, lương thiện | nghèo khó vẫn phải giữ gìn nhân cách | giáo dục lối sống, trong pháp luật |
(4) | Phải học nhiều điều trong cuộc sống | Cần học các hành vi ứng xử | khi có suy nghĩ, cách sống chưa chín chắn |
(5) | Sự quan trọng của người thầy | Đề cao vị thế người thầy | thầy dạy phải phù hợp. Biết tôn trọng, biết ơn thầy |
(6) | Học bạn là cách học hiệu quả | Đề cao việc học bạn | khi chọn cách học |
(7) | con người phải biết yêu thương lẫn nhau | Lòng thương yêu đồng loại là cao quý | trong ứng xử người với người, trong giáo dục |
(8) | luôn biết nhớ ơn người giúp đỡ | Lòng biết ơn là đáng quý | giáo dục nhân cách sống |
(9) | Khi đoàn kết, việc khó khăn trở nên dễ dàng | đoàn kết là yếu tố tạo nên sức mạnh | khi cuộc sống thiếu tinh thần đồng đội |
Câu 3* (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): So sánh
- Một câu đề cao vai trò người thầy, một câu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn. Học phải có thầy, nhưng bạn bè là người gần gũi dễ trao đổi. Hai câu tục ngữ bổ sung nghĩa cho nhau.
- Ví dụ tương tự :
+ Máu chảy ruột mềm
(tình ruột thịt) –
Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đặc điểm tục ngữ :
- Diễn đạt bằng so sánh (câu 1, 6, 7):
+ Một mặt người bằng mười mặt của.
+ Học thầy không tày học bạn.
- Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ (câu 8, 9) :
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây : quả
– chỉ thành quả lao động, ăn quả – chỉ người hưởng thụ thành quả, kẻ trồng cây
– chỉ người tạo nên thành quả.
- Từ và câu có nhiều nghĩa :
+ Cái răng, cái tóc : không chỉ mang nghĩa đen cụ thể mà còn mang nghĩa là các yếu tố hình thức nói chung.
+ Ăn, nói, gói, mở : chỉ cách ứng xử nói chung.
Hướng dẫn soạn bài "Tự tình" bài II -Hồ Xuân Hương. (Soạn theo SGK nha)
1. Hai câu đầu khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng. Thời gian: đêm khuya. Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. Đêm khuya buồn và vắng. “Trống canh dồn” gợi vẻ tĩnh lặng của không gian và sự trôi chảy gấp gáp của thời gian. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. Cái đối với nước non đã nhỏ nhoi lắm rồi lại thêm “cái” như một sự xác đinh, như sự đóng đinh cái lẻ loi vào nền không gian trải rộng. Hai câu thơ làm nổi bật lên sự cố đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
2. Hai câu 3 - 4 trực tiếp thể hiện tâm trạng. Đó là tâm trạng buồn không lối thoát. Nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải thoát mình khỏi nỗi cô đơn. Nhưng hương rượu lại càng làm cho người tỉnh táo hơn. Tỉnh và nhận ra sự thật phũ phàng: hạnh phúc không vẹn tròn. Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện nỗi cay đắng. Nó khiến người ta liên tưởng đến cảnh ngộ của người phụ nữ bị rơi vào cảnh ngộ duyên phận lỡ làng. Người phụ nữ ấy không chấp nhận thực tại và vẫn khát khao hạnh phúc.
3. Hai câu 5 - 6 mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh và gợi cảm thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình.
4. Hai câu kết bỗng nhiên chùng xuống. Dường như mọi cố gắng đều vô ích. Sự thật vẫn là sự thật. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy.
5. Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ..., các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn… Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy.