Trình bày đặc điểm dân cư và kinh tế khu vực Đông Á
Câu 1. Trình bày các đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội của châu Á. Giải thích sự phân bố dân cư không đều của Châu Á.
câu2. Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lý, tự nhiên của các khu vực Tây Nam Á, Nam Á và Đông Á.
Câu 3. Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội của các khu vực Tây Nam Á, Nam Á và đông á
Câu 4. Nhận xét bảng số liệu và tính mật độ dân số của các khu vực châu Á.
Câu 5. Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ môi trường do dân số đông.
Dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Tham khảo!
Phân tích ảnh hưởng
- Với quy mô dân số lớn, Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.
- Cơ cấu dân số trẻ đã mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế,...
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.
- Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, truyền thống.
- Sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.
Đọc thông tin, dựa vào bảng 11.1 và quan sát các hình 11.2, 11.3, hãy:
- Nêu đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..
Trình bày vị trí địa lí và những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội của khu vực Nam Á
Nêu khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á.
- Đông Á là khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như: châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa gần gũi với nhau.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm:
+ Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
+ Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Dựa vào hình 15.3, hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư Tây Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
*Đặc điểm dân cư:
-Thành phần dân tộc: A-rập và theo đạo Hồi.
-Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
-Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở Israel, Kuwait, Lebanon
-Mật độ dân số trung bình khá thấp
-Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
*Tác động đến kinh tế;
-Dân số đông đúc mà trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
-Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển , thưa thớt ở vùng núi dẫn đến chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.
*Tác động về mặt xã hội:
- Các nước Tây Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.
- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.4, hãy:
- Nêu đặc điểm dân cư nổi bật của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Tham khảo!
Tác động của đặc điểm dân cư
- Thuận lợi:
+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.
+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.
+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hạn chế:
+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.
+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.
+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.
Câu 1: Đặc điểm dân cư Nam Á , phân bố dân cư và giải thích
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa địa hình ,khí hậu , cảnh quan phía Tây ,Đông của khu vực Nam Á
Câu 3: Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực Nam Á
Câu 1
Sự phần bố dân cư của Nam Á không đều:
– Dân cư tập trung đông ở các ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a.
– Dân cư thưa thớt ở: trên dãy Hi-ma-lay-a, hoang mạc Tha, sơn nguyên Pa-ki-xtan, sơn nguyên Đê-can.
Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng bẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…
– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông…
– Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).
– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung động đúc.
Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á
- Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.
- Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định.
- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:
+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới.
+ Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,...
+ Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng".
Cho biết đặc điểm nổi bật về dân cư,kinh tế,xã hội khu vực Đông Nam Á
tham khảo:
Đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội khu vực Nam Á:
* Tự nhiên:
- Địa hình: gồm 3 khu vực địa hình
+ Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ nhất thế giới
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng.
+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can với 2 dãy Gát Tây và Gát Đông
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới
+ Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng lớn đến nhịp điệu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
- Sông ngòi và cảnh quan:
+ Sông ngòi: có nhiều sông lớn (sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút)
+ Cảnh quan tự nhiên chính: xavan, hoang mạc núi cao và rừng nhiệt đới ẩm
* Dân cư:
- Là khu vực đông dân của châu Á
- Mật độ dân số cao nhất trong các khu vực
- Dân cư phân bố không đều.
- Là khu vực đa tôn giáo, dân cư theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo...
* Kinh tế - xã hội:
- Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh, cung cấp nguyên liệu cho đến quốc, giành được độc lập năm
1947.
- Tình hình chính trị, xã hội không ổn định, nhiều xung đột giữa các tôn giáo và dân tộc.
- Nền kinh tế đang phát triển dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp
- Ấn Độ là quốc gia Nam Á phát triển nhất.
+) Ấn Độ đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghệ cao, hiện đại.
+) Là nước công nghiệp top 10 thế giới.
+) Là nơi ra đời cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng trong nông nghiệp của thế giới.
Những thuận lợi và trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
* Dân cư
- Thuận lợi: dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. (1 điểm)
- Trở ngại: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn… (0,5 điểm)
* Xã hội
- Thuận lợi:
+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại. (0,5 điểm)
+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển. (0,5 điểm)
- Trở ngại:
+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước. (0,5 điểm)
+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,… (0,5 điểm)