Những câu hỏi liên quan
Phan Thế Phong
Xem chi tiết
Giang
13 tháng 12 2017 lúc 21:26
Bố cục: 3 phần – Mở đoạn: Nêu hoàn cảnh người bố viết thư cho con. – Thân đoạn: Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con. – Kết đoạn: Bố muốn con xin lỗi mẹ; thể hiện tình yêu của mình với con.
Bình luận (0)
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 11 2017 lúc 17:25

Tác dụng cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ. Con mình trở thành người giỏi giang là điều mà tất cả các bà mẹ đều ao ước. Để có được thành quả đó là sự hi sinh, lựa chọn cách dạy đúng đắn của người mẹ Mạnh Từ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 4 2018 lúc 18:31

Qua ba sự việc dạy con đầu tiên cho thấy: dù chuyển nhà là công việc khó khăn vất vả nhưng bà mẹ Mạnh Tử vẫn quyết định làm vì bà muốn lựa chọn môi trường sống tốt cho con. Bà sợ tâm hồn trẻ thơ của con bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, không lành mạnh từ xung quanh

Bình luận (0)
Toan Ha
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
2 tháng 10 2023 lúc 11:26

Con đường mùa đông có bố cục: 3 phần

- Ba khổ đầu: Nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên được khắc hoạ. 

- Khổ thứ tư: Kết nối cảm xúc từ ba khổ đầu với ba khổ cuối. 

- Ba khổ cuối: Điểm tựa tinh thần và khát khao hạnh phúc sâu thẳm trong trái tim con người.

Bình luận (0)
tran thi nhan
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hiếu
19 tháng 12 2016 lúc 20:48

éc 

Thế ai mà kể được.

k mình nha, hi hi.

Bình luận (0)
Huỳnh Mai
19 tháng 12 2016 lúc 21:06

thánh nhân. Văn có phải toán đâu

Bình luận (0)
Thanh Mai Tiểu Thư
10 tháng 1 2017 lúc 18:28

Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi. Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, ngày ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo, thậm chi còn lấy làm thích thú. Về nhà, tôi cũng bắt chước nô nghịch cảnh buôn bán điên đảo nhưng mẹ tôi không vui, tôi thấy mẹ lại chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mới của tôi ở gần trường học. Nơi đây, tôi thấy lũ trẻ đua nhau học tập, lễ phép với thầy giáo. Về nhà, tôi cũng bắt chước học tập theo lũ trẻ. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, mẹ vui lắm. Một hôm, tôi nhìn thấy hàng xóm giết lợn. Tò mò, tôi đem hỏi mẹ. Mẹ nhìn tôi cười và nói "Để cho con ăn đấy". Tôi vui mừng reo lên: "Hay quá! Sắp có thịt lợn ăn rồi". Tôi thấy mẹ thoáng chau mày. Lúc sau, mẹ mang thịt lợn về cho tôi ăn. Tôi thấy, mọi lời nói và việc làm của mẹ đều đi đôi với nhau. Một lần, tôi đang đi học nhưng vì mải chơi nên đã bỏ học về nhà. Tôi thấy mẹ đang ngồi dệt vải. Thấy tôi không đi học, mẹ gọi tôi lại gần. Tôi nghĩ lần này nhất định sẽ bị ăn đòn. Nhưng khi tôi đến gần, mẹ chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và nhẹ nhàng bảo tôi. "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như người ta đang dệt vải mà mình cắt đứt đi vậy." Câu nói của mẹ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi thấy ân hận quá. Mẹ đã vất vả nuôi tôi ăn học mà tôi còn làm mẹ buồn. Tôi xin lỗi mẹ và tự hứa với mình lần sau sẽ không như thế nữa. Từ đó, tôi cố gắng học tập và rèn luyện mình. Sau này, tôi trở thành một bậc đại hiền nhân như dân vẫn thường gọi là thầy Mạnh Tử. Xem nhiều hơn tại -

Bình luận (0)
Trần Ngọc Nhung
Xem chi tiết
ミ★ 🆂🆄🅽 ★彡
12 tháng 4 2020 lúc 15:01

Bạn tham khảo nhé !

Lưu ý : Trên mạng

Môi trường giáo dục luôn ảnh hưởng trực tiếp đến con người, nó không chỉ rèn luyện cho con người ta nhân cách mà nó còn giúp ích trong việc rèn luyện bản thân. Không ai trong chúng ta có thể tự nhiên hoàn hảo cả, đó là một quá trình học tập, rèn luyện và có một môi trường là một trong những yếu tố quyết định. Truyện “ Mẹ hiền dạy con” là truyện đã làm rõ vấn đề môi trường sống trong việc giáo dục con người.

Truyện “ Mẹ hiền dạy con” được trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa. Câu chuyện xoay quanh vấn đề dạy dỗ đứa con của người mẹ giàu lòng yêu thương. Bà luôn tạo cho con một môi trường sống tốt tốt đẹp, vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành phấn đấu thành tài.

Khi ở gần nghĩa địa, bà thấy người con luôn học theo người ta đào, chôn, lăn lóc… Trong đầu bà lúc này hiện lên suy nghĩ là không thể để đứa con trai của mình ở đây được, cứ tiếp tục như vậy con sẽ không chú tâm vào học hành, suốt ngày chỉ làm những điều vô bổ. Thấy vậy, bà chuyển nhà đến chợ. Ở đây, thấy người ta buôn bán tấp nập. nhộn nhịp thì đứa con cũng tập cách buôn bán điên đảo và bà lại nghĩ rằng, đây cũng không phải là môi trường tốt cho con học tập và noi theo. Rồi sau đó, bà lại chuyển nhà tới ở gần trường học. Trường học là môi trường giáo dục vô cùng tốt, ở đây bọn trẻ được học kiến thức, lễ phép với thầy cô giáo. Thấy các bạn đến trường, đứa con cũng học theo để đến trường và rồi đứa con học được cách lễ phép, từ đó có ý học chăm chỉ và bà nghĩ rằng đây chính là môi trường cho con, là chỗ ở lâu nhất.

Trong một lần qua nhà hàng xóm chơi, đứa trẻ thấy người ta đang giết lợn và về nhà hỏi mẹ: “ người ta giết lợn để làm gì”, không kịp suy nghĩ là mẹ đã trả lời ngay là giết lợn để cho con ăn. Sau khi suy nghĩ về lời nói của mình, bà thấy rằng đã lừa dối con, vì vậy bà ngay lập tức ra chợ để mua thịt lợn về cho con ăn như lời hứa mà bà đã nói với con. Bà mẹ đã hình thành cho con một ý thức tuyệt vời, nói được làm được, không bao giờ được nói dối, từ đó tạo nên những phẩm chất tốt đẹp trong người con.

Khi đang dệt tấm vải, bà thấy người con đang đi học thì bỏ về, ngay lập tức bà cắt đi tấm vải mà mình đang dệt để cho người con hiểu ra bản chất vấn đề. Khi đi học mà bỏ học về giữa chừng cũng giống như tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, mãi mãi sẽ không có sản phẩm, nếu hàm chơi sẽ chấm dứt giống như tấm vải kia. Đó là một lời cảnh tỉnh sâu sắc mà bà mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình. Người con trai đã cảm nhận được tình cảm của người mẹ và từ đó đi học rất chuyên cần, không bao giờ bỏ học đi chơi hay về giữa chừng nữa.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học có ý nghĩa. Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cũng như nhân cách của mỗi con người. Ông cha ta có câu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” quả là một trong tuc ngữ không hề sai, không chỉ có ý nghĩ trong thời xưa mà còn có ý nghĩ đối với cuộc sống hiện nay

Khi xã hội có rất nhiều cái xấu, chúng ta phải biết chọn môi trường sống cho mình, điều đó quả thực là không hề dễ dàng, chúng ta cần phải suy nghĩ cẩn trọng để đưa ra quyết định.

Qua truyện “ Mẹ hiền dạy con”, chúng ta có thể học được rất nhiều điều thông qua các dạy, giáo dục con của người mẹ. Tình thương của người mẹ là chưa đủ trong việc giáo dục con cái mà cần phải đến một môi trường giáo dục tốt để con học tập và noi theo.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 6 2018 lúc 10:41

Truyện “Mẹ hiền dạy con” có xuất xứ được tuyển dịch từ sách “Liệt nữ truyện” của Trung Quốc.

Bình luận (0)