Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 2 2023 lúc 20:55

Cố nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký: Bị liệt tay => Dùng chân tập viết và thành Nhà giáo ưu tú

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Anh
12 tháng 10 2023 lúc 15:05

Tham Khảo:

Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu  nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Kí thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ca ngợi là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

chúc bạn học giỏi

Bình luận (0)
Lương Nữ Thiên Trúc
Xem chi tiết
Kurumi Tokisaki
22 tháng 9 2017 lúc 16:13

Thảo là 1 học sinh giỏi nhất trường , bạn lúc nào cũng được các cô giáo mời đi thi các cuộc thi học sinh giỏi , trong khi đó , nhà Thảo thiếu thốn đủ thứ . Bố bạn bị tai nạn giao thông nên đã qua đời , mẹ bạn phải tần tảo nuôi 3 chị em Thảo ăn học thành người . Ngoài giờ học , Thảo còn phải phụ giúp mẹ làm việc , thời gian tuy có ít nhưng Thảo vẫn luôn sắp xếp để đủ thời gian học bài . Thảo luôn là tấm gương lớn để em noi theo và học tập .

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 9 2017 lúc 20:31

Sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định, đến nay thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe đã có phần giảm sút song tình yêu và niềm đam mê đối với nghề giáo vẫn luôn vẹn nguyên trong con người đầy nghị lực này.

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).

Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. (Ảnh dưới)

Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào bài bằng mấy câu đố:

Đức tài rực sáng sao Khuê

Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời

Lấy dân làm đạo, làm vui,

Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang

Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.

Thầy còn đi giao lưu khắp nơi, khắp các vùng, miền trong cả nước. Từ trường tiểu học đến trường đại học, các bạn đều rất thích được thầy tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi về nhân sinh và cuộc sống. 1500 buổi nói chuyện tại các nhà trường THCS, THPT, THCN là một con số đáng nể phục! Chẳng thế mà một thầy giáo trẻ từng bày tỏ “Thầy Ký giao lưu một tiết bằng chúng em dạy giáo dục công dân cả năm… Thầy đã thực sự truyền lửa và lòng nhiệt huyết đến các bạn trẻ”.

Ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ... Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Tâm sự về nghề nghiệp, thầy nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội."

Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.

Bình luận (0)
Đặng Nguyễn Tiến Dũn...
28 tháng 9 2017 lúc 20:42

- Hồ Chí Minh ( Tự học ngoại ngữ)

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 6 2019 lúc 14:48

Ở thôn Quy Đạt A, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ai cũng khen cậu học sinh Cao Tuấn Anh là một học sinh nghèo chăm ngoan, học giỏi và thường lấy đó làm gương để nhắc nhở con em mình noi theo.

Cao Tuấn Anh sinh năm 1993 hiện đang học lớp 7 trường THCS Xuân Hóa. Nhà Tuân Anh rất nghèo, mẹ đau ôm quanh năm. Một mình bô xoay xở với công việc đồng áng để có tiền nuôi ba anh em Tuấn Anh đi học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tuấn Anh nhiều lúc muôn học để phụ giúp bố mẹ, mặc dù em học rất giỏi. Nhờ được các thầy cô và bạn bè động viên giúp đỡ, Tuấn Anh không những giữ được thành tích học tập từ lớp 1 đến lớp 6. Năm nay vào lớp 7, Tuấn Anh cũng là một trong những học sinh có thành tích học tập cao của lớp.

QUẢNG CÁO

Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm... Một niềm vui và cũng là nguồn động viên đối với Cao Anh Tuấn đó là từ năm lớp 4, em đã được nhà trường cấp học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Nhưng có lẽ sự quan tâm của xã hội đã góp phần giúp em vượt qua khó khăn để phấn đấu học lên cao hơn đó là sự hỗ trợ của Tổ chức Đông Tây Hội ngộ.

Tuy không thể trang trải đủ mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày nhưng đó là nguồn cổ vũ, là động lực giúp Tuấn Anh có một động cơ tốt hơn, có cách nhìn về xã hội trong tương tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn. Thành tích phấn đấu trong học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động sẽ là hành trang nâng bước em vào đời.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bastkoo
3 tháng 4 2017 lúc 14:47

Ở thôn Quy Đạt A, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ai cũng khen cậu học sinh Cao Tuấn Anh là một học sinh nghèo chăm ngoan, học giỏi và thường lấy đó làm gương để nhắc nhở con em mình noi theo.

Cao Tuấn Anh sinh năm 1993 hiện đang học lớp 7 trường THCS Xuân Hóa. Nhà Tuân Anh rất nghèo, mẹ đau ôm quanh năm. Một mình bô xoay xở với công việc đồng áng để có tiền nuôi ba anh em Tuấn Anh đi học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tuấn Anh nhiều lúc muôn học để phụ giúp bố mẹ, mặc dù em học rất giỏi. Nhờ được các thầy cô và bạn bè động viên giúp đỡ, Tuấn Anh không những giữ được thành tích học tập từ lớp 1 đến lớp 6. Năm nay vào lớp 7, Tuấn Anh cũng là một trong những học sinh có thành tích học tập cao của lớp.

Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm... Một niềm vui và cũng là nguồn động viên đối với Cao Anh Tuấn đó là từ năm lớp 4, em đã được nhà trường cấp học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Nhưng có lẽ sự quan tâm của xã hội đã góp phần giúp em vượt qua khó khăn để phấn đấu học lên cao hơn đó là sự hỗ trợ của Tổ chức Đông Tây Hội ngộ.

Tuy không thể trang trải đủ mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày nhưng đó là nguồn cổ vũ, là động lực giúp Tuấn Anh có một động cơ tốt hơn, có cách nhìn về xã hội trong tương tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn. Thành tích phấn đấu trong học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động sẽ là hành trang nâng bước em vào đời.

Bình luận (0)
Ngô thừa ân
26 tháng 11 2017 lúc 9:23

Ở Trường Tiểu học Thịnh Thành - Yên Thành ai cũng biết đến hoàn cảnh của em Phạm Đức Mạnh - Học sinh lớp 5B mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với ông bà nội già yếu. Mạnh đã cố gắng vượt khó, vươn lên học giỏi và còn cáng đáng mọi việc trong gia đình. Cuộc sống của 3 ông cháu chủ yếu dựa vào trợ cấp hàng tháng nên đời sống cực kỳ khó khăn. Hàng ngày em phải đi bộ 5 km đến trường, nếu học thêm buổi chiều thì trưa em phải ở lại trường với nắm cơm bà gói mang theo. Đôi lúc thầy cô thương tình nấu cơm cho em, cũng có khi em đã phải nhịn đói.

Hiểu được hoàn cảnh của gia đình, Mạnh không ngừng phấn đấu học tập, tham gia các hoạt động phong trào do trường phát động và phụ giúp ông bà việc vặt trong gia đình. Sách, vở không có Mạnh mượn của anh chị lớp trên. Mạnh luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, được nhà trường biểu dương khen thưởng. Có lẽ chính trong hoàn cảnh khó khăn đó đã tạo nên ý chí, nghị lực mạnh mẽ giúp Mạnh vươn lên để thực hiện mơ ước của mình.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Khánh Vy
Xem chi tiết
Đoàn Nguyễn
2 tháng 10 2021 lúc 12:38

THAM KHẢO:

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều tấm gương về vượt khó học tập nổi tiếng nhất chính là trạng nguyên Mạc Đinh Chi. Người xưa kể lại rằng Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày, để duy trì cuộc sống cậu phải vào rừng kiếm củi giúp cha mẹ. Gần nhà ông có một trường học, vì không có tiền học nên hàng ngày mỗi khi gánh củi qua ông đều ngấp nghé đứng cửa lớp học ké. Nhiều ngày, thấy cậu học trò nghèo lại hiếu học thầy giáo liền cho vào lớp học. Nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối.

Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên. Là học sinh thì không ai không biết đến câu chuyện về thầy giáo không tay Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện bắt đầu khi thấy lên 4 tuổi thì bị bại liệt cả hai tay. Đôi cánh tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai đã khiến thấy không thể đi học như bao bạn khác. Nhưng tinh thần hiếu học, khát khao con chữ đã đưa cậu đến cánh của lớp học nghe cô giáo giảng bài.

Cảm phục và xót thương cậu học trò nhỏ tật nguyền, cô để cậu vào lớp học cùng. Và cũng từ đây, thầy bắt đầu những tháng ngày khổ luyện chữ bằng chân. Đó là những cơn đau khi bị chuột rút, đôi chân co quắp lại, những ngón chân sưng phồng nhưng vẫn kẹp chặt cây bút…và hàng vạn những khó khăn khác không làm thầy nản trí chùn bước chân. Và những nỗ lực đã được đền đáp khi cậu đạt được cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường. Và từ bước thầy đã bước chân vào cảnh cổng trường đại học trở thành một nhà giáo ưu tú. Từng bước , từng bước thầy đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ học trò và viết nên câu chuyện huyền thoại của mình. Hay như chàng hiệp sỹ trẻ Nguyễn Công Hùng. Từ khi còn nhỏ anh mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội. Và còn hàng triệu những con người đang vượt khó trên đất nước Việt Nam đang không ngừng học tập để vươn lên giúp ích cho đời. Vượt qua những mặc cảm của cuộc sống, phấn đấu hết mình để không phải sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Họ từ gánh nặng của gia đình, xã hội đã trở thành những công dân có ích. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”.

 

Những thành công đến với họ khó khăn hơn, vất vả hơn chúng ta rất nhiều. Trong đó chưa muôn vàn đắng cay, nước mắt, đau đớn…nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta thêm khâm phục họ. Họ những con người không chịu thua số phận đã tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa từ khó khăn, gian khổ. Như những bông hoa hướng về mặt trời họ không chỉ đã chiến thắng số phận của mình mà còn động viên khích lệ những người xung quanh.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 11 2023 lúc 16:36

+ Lớp em có bạn Trang là một tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên học tập. 

+ Hoàn cảnh khó khăn nhưng Trang vẫn luôn học tập chăm chỉ, trên lớp luôn lắng nghe thầy cô giảng bài. 

- Cách thức hỗ trợ: 

+ Lập hòm quyên góp cho bạn. 

+ Trao tặng quần áo, thực phẩm trong các dịp lễ tết, trao tặng học bổng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
5 tháng 10 2023 lúc 14:54

- Học sinh thực hành suy nghĩ tích cực để lao động vượt qua khó khăn theo gợi ý.

- Trong cuộc sống và học tập em sẽ gặp rất nhiều khó khăn nên kĩ năng vượt qua khó khăn là vô cùng cần thiết.

Bình luận (0)
Dora Vương
Xem chi tiết
Trúc Giang
25 tháng 2 2019 lúc 19:53

1+3x0x0x0x0x0

= 1 + 0

= 1

Học tốt!

Bình luận (0)
Son Goku
25 tháng 2 2019 lúc 19:54

=1

ok bn khi bn tk cho mk

Bình luận (0)
๖ۣۜPĐL♔BoxⒹ(ⓉToán-VănⒷ)❤
25 tháng 2 2019 lúc 19:56

= 1

Hk tốt

Bình luận (0)