Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 11 2019 lúc 17:57

Công nghiệp chế biến nước ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu của ngành nông nghiệp vì vậy sẽ giúp ổn định và phát triển các vùng chuyên canh, việc áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biễn sẽ tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị, nâng cao chất lượng nông sản => nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh hàng nông sản.

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…

Bình luận (0)
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hồng
30 tháng 7 2016 lúc 10:42

Công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

a/ Thế mạnh lâu dài: nguồn nhiên liệu phong phú:

– Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…

– Dầu khí vớitrữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.

– Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%)

+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…

– Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

phong điện Tuy Phong (Bình Thuận) hòa vào lưới điện quốc gia

PHONG ĐIỆN Ở TUY PHONG (BÌNH THUẬN) ĐÃ HÒA VÀO LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA.

Phong điện ờ Trường Sa.

PHONG ĐIỆN Ờ ĐẢO SONG TỬ TÂY, TRƯỜNG SA.

 

b/ Mang lại hiệu quả cao:

– Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còn có xuất khẩu.

– Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.

– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:

–       Phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.

 

 

Bình luận (0)
Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:04

a. Vai trò của các nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta:

- Nhân tố dân số: Dân số là yếu tố quyết định trong việc phân bố nông nghiệp. Khi dân số tăng, cần có sự mở rộng và cải tiến trong nông nghiệp để cung cấp thực phẩm và nguồn sống cho dân số đông đúc. Đồng thời, dân số cũng là thị trường tiềm năng cho sản phẩm nông nghiệp.

- Nhân tố đất: Loại đất, tình trạng đất, và sự sử dụng hiệu quả của đất đều ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Đất tốt và phương pháp canh tác hiện đại giúp tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của dân số.

- Nhân tố thời tiết và khí hậu: Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến việc trồng trọt và nuôi dưỡng thực phẩm. Nước ta có khí hậu đa dạng, từ vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới, điều này cho phép trồng nhiều loại cây và chăn nuôi nhiều loại gia súc khác nhau.

- Nhân tố kinh tế: Sự phát triển kinh tế quyết định khả năng đầu tư vào nông nghiệp, cải thiện hạ tầng nông thôn và hỗ trợ cho nông dân.

- Nhân tố chính trị và hành chính: Chính phủ và các cơ quan liên quan đóng vai trò quyết định trong việc phân bố nguồn lực và thực hiện các chính sách nông nghiệp.

b. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng của nước ta được chứng minh bằng Atlas Địa lý Việt Nam. Việt Nam có một nền công nghiệp đang phát triển đa dạng với các ngành như:
   - Công nghiệp chế biến và sản xuất: Bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất đồ điện tử, điện máy, dệt may, và công nghiệp chế tạo.
   - Công nghiệp xây dựng và xây lắp: Gồm xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, và các dự án công trình lớn.
   - Công nghiệp năng lượng: Bao gồm sản xuất điện từ các nguồn năng lượng như điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân.
   - Công nghiệp khai thác và sản xuất nhiên liệu: Bao gồm khai thác dầu mỏ, than đá, quặng kim loại và sản xuất nhiên liệu như xăng dầu và khí đốt.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Ngành công nghiệp có đặc điểm và những vai trò riêng biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Cơ cấu ngành công nghiệp có nhiều cách phân loại khác nhau (công nghiệp nặng, nhẹ; công nghiệp chế biến, khai thác,…).

- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 6 2019 lúc 2:24

Gợi ý làm bài

Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:10

Tham khảo:

1. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức.

- Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức. Năm 2021, ngành công nghiệp chiếm khoảng 26.6% GDP và sử dụng khoảng 24% lực lượng lao động của Cộng hòa Liên bang Đức.

- Các ngành công nghiệp của Đức cũng đóng góp lớn vào GDP ngành công nghiệp của EU. Theo số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng Thế giới, năm 2021, công nghiệp của Đức chiếm khoảng 28.6% GDP toàn ngành công nghiệp của EU.

2. Cơ cấu và tình hình phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Liên bang Đức

- Ngành công nghiệp của Đức có tính chuyên môn hóa cao, công nghệ hiện đại, phát triển và chế tạo được nhiều sản phẩm tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ mới.

- Các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của Đức bao gồm: sản xuất và chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị điện tử, hóa chất, dược phẩm. Đây cũng là những sản phẩm mà Đức có xuất khẩu nhiều ra thế giới. Đa số các sản phẩm xuất khẩu từ Đức được đánh giá có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại…

+ Ngành sản xuất ô tô cũng đạt được những thành tựu ấn tượng: năm 2021, Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia sản xuất ô tô đứng thứ 4 thế giới; trung bình từ 3,5 - 4,0 triệu chiếc/năm; chiếm 90% lượng ô tô xuất khẩu hạng sang trên thế giới.

+ Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành này là 260 tỉ Ơrô, đóng góp đáng kể vào GDP đất nước. Trong đó, 81% máy móc được xuất khẩu.

+ Công nghiệp điện tử - tin học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đóng góp khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng trị giá xuất khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức.

3. Phân bố một số ngành và trung tâm công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức

- Các trung tâm công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Hướng chuyên môn hoá đa dạng với nhiều ngành nghề truyền thống và hiện đại khác nhau cụ thể:

+ Cô-lô-nhơ: điện tử -viễn thông, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, sản xuất ô tô.

+ Phran-Phuốc: điện tử- viễn thông, hóa chất, thực phẩm, sản xuất ô tô.
+ Muy-ních: cơ khí, điện tử- viễn thông, hóa chất, sản xuất ô tô, thực phẩm, dệtmay.

+ Xtút-gát: điện tử viễn thông, cơ khí, sản xuất ô tô, thực phẩm.

+ Béc-lin: cơ khí, hóa chất, điện tử- viễn thông, thực phẩm, dệt may

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 15:21

Tham khảo

Nhờ ngành công nghiệp sản xuất ra các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp khiến sản lượng và năng suất các sản phẩm nông nghiệp tăng.
=> VD: ngành công nghiệp sản xuất máy gặt lúa làm người nông dân gặt được nhiều lúa -> nâng cao thu nhập, lợi nhuận của nông nghiệp.

Bình luận (0)
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
lạc lạc
3 tháng 3 2022 lúc 15:53

 undefined

Bình luận (1)
Cảnh
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 1 2022 lúc 6:57

Trongs ản xuất nông nghiệp có sự tác động của 4 nhân tố KT-XH:

 

- Dân cư và lao động:

+ Đông, tăng nhanh tạo ra lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động cần cù, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất – kỷ thuật: Ngày càng được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy SX nông nghiệp, gồm:

+ Hệ thống thủy lợi ( lấy ví dụ).

+ Hệ thống dịch vụ trồng trọt (lấy ví dụ).

+ Hệ thống dịch vụ chăn nuôi (lấy ví dụ).

+ Các cơ sở vật chất kỷ thuật khác.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Những chính sách này do Đảng và Nhà nước đề ra là cơ sở để động viên nhân dân vươn lên trong sản xuất. Ví dụ: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, sản xuất nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…vv.

- Thị trường trong và ngoài nước: Thị trường luôn được mở rộng thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, thị trường còn biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp nước ta.

Bình luận (0)

Trong sản xuất nông nghiệp có sự tác động của 4 nhân tố KT-XH:

 

- Dân cư và lao động:

+ Đông, tăng nhanh tạo ra lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động cần cù, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất – kỷ thuật: Ngày càng được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy SX nông nghiệp, gồm:

+ Hệ thống thủy lợi ( lấy ví dụ).

+ Hệ thống dịch vụ trồng trọt (lấy ví dụ).

+ Hệ thống dịch vụ chăn nuôi (lấy ví dụ).

+ Các cơ sở vật chất kỷ thuật khác.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Những chính sách này do Đảng và Nhà nước đề ra là cơ sở để động viên nhân dân vươn lên trong sản xuất. Ví dụ: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, sản xuất nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…vv.

- Thị trường trong và ngoài nước: Thị trường luôn được mở rộng thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, thị trường còn biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp nước ta.

Bình luận (0)