Kể 1 câu chuyện về tính tiết kiệm!
Làm ơn chỉ giùm cho ạ!!!!!!!!
Kể một câu chuyện về tính tiết kiệm
Mong m.ng chỉ giúp cho với ạ!?
mooi ngay me deu cho tien em de an vat nhung em khong lay ma cho heo dat nam sau mo heo em duoc so tien khong nho em lay so tien do mua sach vo moi cho nam hoc moi
1 ngày đẹp trời , Nam và Hoa rủ nhau ra công viên chơi , ngắm cảnh . Gia đình Nam thì có điều kiện hơn gia đình Hoa , nhưng ko phân biệt về vật chất nên 2 bạn chơi thân lắm . Bỗng 1 hôm , Nam thấy Hoa đang nhặt chai , vỏ ni lông , hộp cơm , . . . liền núp vào bụi cây xem . Nam thấy hoa đi vào 1 con đường tối tăm , âm u và đi thẳng vào 1 ngôi nhà đã rách nát , cũ kỹ . Thấy Hoa nói với mẹ : - Mẹ ơi , hôm nay con bán được nhiều nên có tiền mua thuốc cho mẹ rồi ạ . Mẹ mau uống thuốc cho khỏe đi ! Mẹ trả lời : - Con còn nhỏ vậy mà đã phải mang trên mình nhiệm vụ san sóc cho mẹ rồi mẹ xin lỗi con ! Hoa nói : - Không sao đâu mẹ , nhìn thấy mẹ như vậy con buồn lãm , con mong mẹ khẻ hơn nhé ! Sau khi nghe được câu chuyện về gia đình Hoa , Nam mới nhìn nhận ra rằng : " Trước giờ , Hoa cực khổ quá , tuối Hoa là tuổi ăn học chứ có phải làm vất vả thế đâu . Nhà Hoa nghèo nhưng lại biết tiết kiệm từng đồng từng cắc , san sẻ yêu thương cho nhau . Mặc dù nhà mình chẳng thiếu thốn thứ gì nhưng cũng đâu có được giàu tình cảm thế này , từ nay mình sẽ sống thật tiết kiệm và siêng đi làm thiện nguyện . " Từ đó , gia đình Nam được mệnh danh là gia đình giàu tình cảm và giàu nhất , biết sống tiết kiệm nhất .
Câu 14: Trong những câu sau, câu nào nói không đúng về ý nghĩa của tiết kiệm ?
A. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
B.Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân.
C. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
D. Tiết kiệm là một trong việc làm không cần thiết của con người.
mọi người có thể kể lại câu chuyện tấm cám bằng lời của mn được không ạ ( lưu ý không quá sa đà vào các chi tiết nhỏ chỉ chú ý vào các sự việc chính trong câu chuyện ) cảm ơn
Tấm mồ côi mẹ. Sau khi cha mất phải sống cùng dì ghẻ và con gái bà ta tên là Cám. Mỗi ngày, Tấm làm việc vất vả, cực nhọc từ sáng đến khuya, còn Cám thì được chiều chuộng chỉ việc vui chơi cả ngày. Một hôm nọ, dì ghẻ treo thưởng chiếc yếm đào cho người bắt được giỏ tôm tép đầy hơn. Cám thấy Tấm bắt được nhiều hơn nên đã lừa Tấm gội đầu để cướp giỏ tép của chị. Khi gội đầu lên, thấy giỏ tép trống không Tấm ngồi khóc nức nở. Bụt hiện lên, chỉ cho chú cá bống nhỏ sót lại. Cô liền đem cá về nuôi trong giếng. Biết được Tấm nuôi cá bống, mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, ở nhà bắt cá bống ăn thịt. Về nhà không thấy Bống, Tấm bật khóc nức nở. Bụt lại hiện lên, chỉ cho các nhờ gà tìm xương cá bống, rồi chôn xương trong bốn chiếc hũ đặt ở chân giường. Trùng hợp khi ấy nhà vua mở hội tuyển vợ, Tấm muốn đi xem hội nhưng bị dì ghẻ bắt ở nhà phân loại hạt nếu không làm xong sẽ không được đi. Tấm bật khóc và Bụt lại hiện lên nhờ chim sẻ lựa đỗ giúp, rồi chỉ cho váy áo đẹp trong bốn chiếc hũ ở chân giường. Trên đường đi Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được chiếc hài thì rất ưng ý, ra lệnh ai thử vừa nó sẽ là vợ vua. Nhờ vậy, Tấm trở thành hoàng hậu. Giỗ cha, Tấm về nhà, tự mình trèo lên cây cau hái trái thờ cha, bị dì ghẻ ở dưới chặt cây hại chết. Cám thay chị vào làm hoàng hậu. Sau đó Tấm trở về dưới hình dạng của chim vàng anh, cây xoan, khung cửi... nhưng đều bị mẹ con Cám hại. Lần cuối cùng, Tấm hóa thân vào quả thị, trở về lốt người, làm con gái bà bán hàng nước. Vua đi ngang qua hàng nước, thấy miếng trầu têm cánh phượng, nhận ra vợ của mình đưa nàng trở về cung. Tấm về làm hoàng hậu sống cuộc sống hạnh phúc, mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.
đọc bài à ơi tay mẹ và trả lời câu hỏi qua lời ru của mẹ thấy người mẹ hiện lên mang những vẻ đẹp nào?
Tục ngữ về tính giản dị là sao ạ? Làm ơn cho mình những câu tục ngữ về tính giản dị chứ các bạn đừng cho mình các câu ca dao nhé! Cảm ơn các bạn rất nhiều làm ơn trả lời sớm cho mình để mình kiểm tra 1 tiết
- Tích tiểu thành đại
- Năng nhặt chặt bị
- Ăn phải dành, có phải kiệm
- Ăn chắc mặc bền
- Buôn tàu bán bè chẳng bằng ăn dè hà tiện
- Đi đâu mà chẳng ăn dè
Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra.
- Kiếm một ăn muời
- Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
- Làm khi lành để dành khi đau
- Thì giờ là vàng bạc
- Tiết kiệm sẵn có đồng tiền
Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai
- Ở đây một hạt cơm rơi
Ngòai kia bao hạt mồ hôi thấm đồng
Ca dao , tục ngữ về tính trung thực
-Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Cuả người bồ tát, của mình lạt buộc
-Tốt danh hơn lành áo
Giấy rách giữ lấy lề
-Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở.
Có đi có lại, mới toại lòng nhau.
-Ở đời tham của thì thua. Của ăn thì hết, mà cái phỗng thờ
vua hãy còn
-Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm sông hương mặc người
Có những câu chuyện về lòng trung thực mà nhân vật chính là người sống quanh em.Hãy kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện như thế và nêu cảm nghĩ của em.
Anh chị giúp em vs ạ!
Em cảm ơn anh chị nhiều ạ
Tham khảo nha em:
Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.
Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.
Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.
Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.
Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.
Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.
Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.
#Tham_khảo!
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
các bài tập chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp câu: lần nào về thăm bà tôi cũng chỉ mong được ngồi bên bà và bảo bà kể cho nghe thật nhiều câu chuyện cổ tích
giúp e vs e cảm ơn nhìu ạ
https://img.hoidap247.com/picture/question/20210822/large_1629601831565.jpg Xem hình ảnh đó nhé
kể 1 câu chuyện cảm động về tình yêu thương
(Làm ơn đừng copy trên mạng)
Trong cuộc sống con người chúng ta vẫn còn rất nhiều kì diệu, tình yêu thương chính là thứ ánh sáng kì diệu nhất sưởi ấm trái tim con người. Có lẽ câu chuyện tôi được chứng kiến và kể lại cho các bạn ngày hôm nay là một minh chứng rõ nét nhất cho sự kì diệu của tình yêu thương.
Làng tôi có một gia đình nông dân nghèo, hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Người mẹ dù nghèo khó nhưng vẫn cố gắng làm lụng lo cho con gái bằng bạn bằng bè. Bạn con gái là Lan bằng tuổi tôi, là một cô gái rất xinh xắn, hoạt bát, năng động và rất hiếu thảo. Lan hiểu được sự vất vả của mẹ với mình nên rất hiếu thảo và chăm chỉ giúp đỡ bạn. Nhưng không may biễn cố đột nhiên xảy ra, mẹ cậu bị tai nạn giao thông cần phỗ thuật rất nhiều tiền. Thế giới của một cô bé 13 tuổi như sụp đổ hoàn toàn. Nụ cười tươi không còn trên môi mà thay vào đó là tiếng cười nhạt mang dầy sắc thái u uất. Một hôm tôi thấy bạn đi từ đồn cảnh sát khu ra tôi rất lo lắng không biết có điều gì xảy ra nữa. Hàng vạn câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi. Tôi chạy đến và hỏi han cậu. Thì ra cậu đã nhặt được một số tiền rất lớn của người ta, cậu đã quyết định trả lại. Tôi rất khâm phục tấm lòng của lan. Tôi cùng Lan đến bệnh viện thăm mẹ Lan. Nhìn thấy mẹ, nụ cười của cô gái ấy lại được thắp lên mạnh mẽ. Chúng tôi ở một lúc rồi cũng đi học. Đến gần quầy thanh toán tiền, Lan chợt chững lại, một bầu tâm trạng. Cậu đến nói với các bác sĩ liệu có thể dời tiền viện phí hay không, thì câu trả lời của bác sĩ lại khiến chúng tôi sửng sốt, đó là tiềm viện phí đã được thanh toán hết. Đang loay hoay trong đám câu hỏi thì một người đàn ông bước đến bên cạnh Lan. Lan chào chú ấy và hỏi rằng chú đã trả viện phí cho mẹ Lan à. Chú nói rằng số tièn ấy có là gì so với những thứ mà Lan đã trả cho chú ấy, Lan đã cho chú ấy cảm nhận được giá trị của một con người giàu phẩm chất là thế nào. Trước khi ra về, chú ấy còn đưa cho Lan số điện thoại và dặn nếu khu nào cần giúp đỡ thì hãy gọi cho chú ấy và hãy mãi giữ tấm lòng thiện lương như vậy.
Quả thật sự thật thà hiền lành của Lan thật đáng ngưỡng mộ cũng như là việc chú qua đường sẵn sàng giúo đỡ một người lạ chỉ vì phẩm chất của cô bé. Cuộc sống này đúng là vẫn còn những luôn sẵn sàng giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.
Tham khảo:
Tôi có một câu chuyện đã từng chứng kiến về một chú mèo.
Hôm ấy com mèo nhà tôi sanh con . nhũng đứa con là mèo kiệt sức đến nỗi ngất xỉu.Bỗng con mèo đực bấc ngờ lao tới con mèo cái nhà tôi , mèo được dùng chân như cố giục mèo cái giậy.Mèo cái nhà tôi đã ccos gắng hết sức và nó đã sanh được. Mèo đực k cán con mà chạy tới bên những đứa con mới đẻ, Giờ tôi đã biết mèo cũng có lòng yêu thương.
giup minh nhe <3
1. Lịch sự, tế nhị là gì? Cho 2 việc làm thể hiện lịch sự tế nhị?
2. Cho biết thế nào là tiết kiệm? Theo em trái với tiết kiệm là gì?Cho ví dụ
3.Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn là gì? Hãy tìm 1 số câu tục ngữ nói về lòng biết ơn?
4. Vì sao con người phải yêu quí và bảo vệ thiên nhiên? Nêu 4 việc làm tốt của em về bảo vệ môi trường?
Em hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc thấy về hành vi giao tiếp có văn hóa,lòng biết ơn,sống cần kiệm
Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.
Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:
- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!
Chị dừng lại nhìn em:
- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.
Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:
- Ba chồng... hay chị là...
- Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?
Em reo lên:
- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.
Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:
- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!
Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:
- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!
Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:
- Sao không điện cho ba di đón?
Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:
- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?
Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:
- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.
Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.
Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.
Năm ấy em học lớp hai. Em đã làm một việc sai: cắt rách quần. Lúc ấy em bị bố phạt đứng ờ góc nhà, đến bây giờ em còn nhớ mãi.
Hồi ấy, xem Ti-vi, chương trình “Thời trang hip-pi qua các thời đại ”, em nhìn thấy nhiều kiểu nhà, kiểu xe, kiểu quần áo kì lạ trên màn hình. Chẳng những kì lạ, những kiểu nhà, xe, quần áo được gọi là “thời trang hip-pi’’ đó rất nhiều màu sắc, có cái nom cũng vui mắt. Các kiểu quần áo đầu được cắt tua tà ở bâu áo, lai quần. Tóc tai người mẫu thì bù xù, đánh rối như con bù nhìn rơm vậy. Kiểu tóc của người mẫu chả làm em thích tí nào nhưng các kiểu quần có tua lại làm em cảm thấy thích. Chiều hôm ấy, em lấy kéo cắt ống quần bộ đồ ở nhà. Em cắt từng tua nhỏ dài gần mười xăng-ti-mét. Em vừa cắt xong cái thứ ba thì bố và anh trai em đi làm về. Anh trai em sửng sốt:
- Em làm cái gì vậy bé? Sao cắt hết quần vậy?
Em đưa cái quần cho anh xem, hồn nhiên nói:
- Em cắt quần thành kiểu hip-pi.
Bố em đặt cặp sách xuống nền nhà, kêu lên:
- Chà, con thật hư, làm hỏng hết quần áo lấy gì mà mặc. Bố không cho phép con ăn mặc như thế đâu nhé! Con bắt chước ở đâu vậy?
Em ỉu xìu, nín thinh. Anh trai nhắc:
- Kìa, bố hỏi, em không thưa bố à?
Em nói lí nhí:
- Dạ, con xem ti-vi thấy thời trang hip-pi bố ạ!
Bốthở phào một cái, cười rồi nghiêm mặt giảng giải:
- Hip-pi vui nhộn không phải là nét văn hoá của người Việt mình. Con đừng bắt chước như thế nhé. Con phải bị phạt rồi đây.
Anh trai em thay bố, bảo em đứng vòng tay ở góc nhà một giờ. Luật phạt ở gia đình em lỗi nhẹ nhất là vòng tay ở góc nhà. Anh em đem cặp cất vào góc nhà rồi ra hành lang thu xếp những cái quần mà em đã cắt. Bố đang điện thoại cho mẹ vì mẹ đang đi công tác sắp về. Em nghe bố nói:
- À em, nếu đủ thời gian em ghé siêu thị mua cho con gái vài bộ đồ nhé. Nhà thiết kế này làm hỏng hết đồ rồi.
Nhắc đến mẹ. em thương mẹ quá. Mẹ đi công tác vất vả lại còn phải mua quần áo cho em,vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc. Sự bắt chước nông nổi của em đã gây không ít thiệt hại cho gia đình.
Giờ ăn bố xoa đầu em: “Nếu con muốn thiết kế thời trang phải học cho thật giỏi, không phải bắt chước là được đâu con ạ!”. Em hối hận thưa: "Con xin lỗi ạ, con sẽ không làm hư hỏng đồ đạc nữa ạ.”.
Cái lỗi ngày ấy là một kỉ niệm luôn nhắc nhở em phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm một việc gì đểtránh sai lầm và thiệt hại cho mình và cho cả mọi người.
Cuối tuần qua, trên đường đi học về, em trông thấy việc làm tốt của một bạn thiếu nhi trạc tuổi em. Cử chỉ,nét mặt cũng như việc làm của bạn ấylàm em nhớ mãi.
Chiều thứ sáu, đường phố đông nghịt. Trên vỉa hè,người người đi lại như mắc cửi. Trên đường, xe chạy tấp nập, ồn ã. Những người bán hàng đêm đang nhanh tay bày hàng ra lề đường. Phố xá chiều cuối tuần có nét hối hả hơn thường ngày. Em xốc cặp, rảo bước về hướng nhà mình. Đường về nhà em ngang qua một trạm xe bus. Đang đi, em nhìn về phía bên kia đường thấy lố nhố một đám người đang muốn băng qua đường đến trạm xe bus mà không được. Thắc mắc, em nhìn kĩ họ. Đó là những người khiếm thị vì hầu hết họ đều đeo mắt kính đen, thảo nào họ không sang đường được vì xe chạy rầm rập, không ngừng. Chỗ trạm xe bus ở cách xa cột đèn đỏ nên việc băng qua đường phải lựa lúc dù đã có vạch kẻ đường. Những người khiếm thị không phải đi hai tay không, họ đi bán những sản phẩm tự tay làm: chổi đót, tăm tre và cả đũa ăn nữa. Tuy đồ mang theo không nhiều nhưng cũng đủ làm họ lúng túng. Vừa lúc ấy, một bạn học sinh trạc tuổi em chạy đến. Bạn ấy cúi chào rồi hỏi những người khiếm thị gì đó và họ gật đầu. Bạn học sinh ấy mặc đồng phục Tiểu học quần xanh áo trắng như em vậy. Lúc này em đã đến gần nhà hơn nên thấy rõ bạn ấy đeo huy hiệu măng non dưới bảng tên trường. Khuôn mặt bạn ấy tuấn tú, trán rộng và cao. Bạn ấy dắt tay một người đầu tiên xuống đường rồi cũng rất nhanh nhẹn và ân cần, bạn ấy lấy tay những người khác dặt lên vai người đi trước, giống như học sinh đang xếp hàng vậy. Đoạn, bạn ấy mạnh dạn đưa cao tay lên. huơ lia lịa cái khăn quàng đỏra hiệu xin đường. Những chiếc xe máy chạy chậm lại nhường đường cho bạn ấy. Bạn ấy nắm lấy tay người đầu tiền và dẫn đoàn người khiếm thị qua đường an toàn. Khi tất cả mọi người đã đứng yên dưới mái che của trạm xe bus, em cũng vừa đi tới sát ngay đó. Những người lớn trầm trồ,chỉ trỏ, khen bạn nhỏ nhanh trí và biết giúp đỡ những người khiếm thị. Bác xe ôm nói:
- Tụi bác ở đây mà còn chưa làm được như con. Con đáng khen lắm, con học trường nào vậy?
Bạn ấy cười, bẽn lẽn:
- Dạ, con học trường Kim Đồng.
Lại có bác xe ôm khác nói:
- Để bác đưa mấy anh chị này lên xe bus cho. Con yên tâm về đi. Tụi bác cũng phải góp công một chút chứ xấu hổ quá.
Mọi người cùng cười xòa vui vẻ ấm áp làm sao. Bạn ấy chào mọi người rồi quay trở lại hướng bên kia đường. Em đã kịp biết được bạn ấy học lớp năm, trường Tiểu học Kim Đồng. Bạn ấy giỏi thật.
Việc làm của bạn nhỏ là tấm gương sáng để em học tập. Không chỉ học tập tấm lòng yêu thương giúp đỡ người tàn tật của bạn ấy mà chúng em còn phải học tập tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, xử lý nhanh công việc, có như thế mới mong tự chăm sóc cho bản thân mình và giúp đỡ người khác.