Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trịnh Công Nam
Xem chi tiết
fan FA
22 tháng 10 2018 lúc 15:52

A. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

- Giới thiệu và khái quát phẩm chất của nhân vật cụ Bơ-men: Cụ Bơ-men không chỉ là một người có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao cả mà còn là một nghệ sĩ thực thụ, cống hiến cho nghệ thuật.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Lý lịch nhân vật

- Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, nghèo, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền, suốt bốn chục năm cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác của riêng mình.

- Cụ sống ở tầng dưới, trong tòa nhà mà Giôn-xi và Xiu đang ở, họ là 3 người bạn thân với nhau.

Luận điểm 2: Cụ Bơ-men là một người nghệ sĩ thực thụ

- Là một họa sĩ nghèo, cụ Bơ-men luôn nuôi mong ước vẽ được một kiệt tác, được cống hiến cho nghệ thuật.

- Khi vẽ kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”, cụ đã vẽ bằng tất cả niềm say mê, tình yêu dành cho nghệ thuật dù trong đêm tối gió rét, cụ vẫn muốn thực hiện tác phẩm đó, đơn giản chỉ để cứu được cô bé Giôn-xi. Nghệ thuật trong cụ chính là nghệ thuật chân chính, nghệ thuật hướng đến con người.

Luận điểm 3: Đức hi sinh cao cả và lòng vị tha của cụ Bơ-men

- Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh và lòng vị tha.

- Khi Giôn-xi đang mất niềm tin vào cuộc đời, vào sự sống, cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm gió bão bập bùng với hi vọng nó có thể níu kéo lại niềm hi vọng muốn sống của cô bé. Lòng vị tha, sống vì người khác ở cụ thật đáng trân trọng.

- Cụ đã dùng cả tính mạng của mình để đổi lấy sự sống cho một cô gái trẻ, kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” đã cứu sống được Giôn-xi nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của cụ. Một mạng đổi một mạng, nhưng với cụ, Giôn-xi còn trẻ và cô còn tương lai, cô đáng được sống hơn một người già đã “gần đất xa trời” như cụ. Sự hi sinh cao cả ấy xuất phát từ tấm lòng của một nghệ sĩ chân chính, của một con người vị tha, nhân hậu.

- Tác giả để Xiu kể về cụ Bơ-men vào cuối tác phẩm để kết thúc câu chuyện gây ra sự bất ngờ cho cả Giôn-xi và người đọc, làm nổi bật lên đức hi sinh và lòng vị tha của cụ.

- Xiu gọi bức vẽ là “ kiệt tác” không chỉ bởi nó quá đẹp, quá giống thật mà còn vì nó mang cả tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ-men, tình thương giữa những người nghèo khổ, và nó có giá trị bằng chính mạng sống của cụ - một thứ không gì có thể mua được.

C. Kết bài:

- Khái quát lại phẩm chất của nhân vật: Cụ Bơ-men khiến người đọc xúc động bởi những phẩm chất đáng quý của một con người nhỏ bé nhưng lại cao thượng vô cùng.

- Liên hệ và đánh giá nghệ thuật viết truyện hấp dẫn của O Hen-ri và tấm lòng nhân đạo của ông.

fan FA
22 tháng 10 2018 lúc 15:52

O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.

“Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là “số phận” là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.

suy-nghi-cua-em-ve-chiec-la-cuoi-cung

Suy nghĩ của em về kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men trong “Chiếc lá cuối cùng”-Văn lớp 9

Cụ già Bơ men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người

Bức tranh “chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.

Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết.  Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.

Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
Linh Phương
30 tháng 9 2016 lúc 16:05

Mở bài : Gt chung về ngày khai trường

Thân bài :

_ Tâm trạng trước khi tới trường ( lớp 1 )

_ Trang phục

_ Đi đường mẹ dặn dò

_ Trước ngày hôm ấy, em có suy nghĩ gì?

_ Đến trường em thấy thế nào?

_ Cảm xúc ( vui, lo sợ,.......)

_ Mẹ động viên khuyên nhủ

_ Lấy hết can đảm bước vào

_ Ngày hôm ấy kỉ niệm ấn tượng của em

Kết bài:

+ Cảm nhận và suy nghĩa của em về ngày hôm ấy

Chúc bạn học tốt!

Chu Thị Thảo Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hà Mi
23 tháng 3 2021 lúc 20:35

Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men.
Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.
Ấy vậy mà cô vẫn sống, vẫn qua khỏi. Mừng thay. Nhưng chưa hẳn đã vui vẻ. Để cho Giôn-xi được sống, ta đã phải hi sinh một mạng người. Sau cái đêm bão tố, mưa gió, tuyết rơi, kì diệu thay chiếc lá thường xuân bé bỏng, nom yếu ớt kia vẫn kiên cường bám trụ và giữ lại mạng sỗng cho Giôn-xi. Tưởng chừng như một bàn tay vô hình nào đó của thần linh đã giúp đỡ vậy nhưng không, đó là bàn tay tài năng của một người hoạ sĩ già giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương - cụ Bơ-men. Trong cái đêm mưa gió khủng khiếp ấy, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng, chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Vẽ trong đêm mưa to gió lớn đối với một người già như cụ quả là khó khăn vô cùng, ấy vậy mà cụ vẫn hoàn thành bức vẽ thật sống động, thật có hồn. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu đó đủ để cụ Bơ-men bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, coi thường tính mạng mình để hi sinh cho người khác. Chính tình yêu đó đã trở thành xúc cảm, thành đòn bẩy để cụ hoàn thành tác phẩm, hoàn thành kiệt tác của mình. Sức mạnh đó thật mãnh liệt, thật nóng bỏng, dữ dội và diệu kì. Bốn mươi năm qua cụ không vẽ được một kiệt tác, nay, trong đêm bão tố đó, cụ đã vẽ được một kiệt tác, một kiệt tác vĩ đại mà cái chất liệu của nó đố ai mua nổi, chất liệu của lòng vị tha, sự hi sinh và tình yêu thương mãnh liệt.
Nhưng Giôn-xi được sống ta mất đi một linh hồn. Một linh hồn ra đi nhưng không biết mình để lại một kiệt tác cho đời. Cụ ra đi nhưng cái kiệt tác đó làm người ta nhớ mãi như hình ảnh cụ hiện diện vậy. Cụ thật vĩ đại, nhân hậu. Chao ôi, tình yêu của cụ mới to lớn, mênh mông làm sao, nó đủ để quật ngã cả mưa giông, bão tố, đủ để cứu sống tính mạng cho một con người. Cụ Bơ-men, cái chết của cụ không hề hoài phí, ý nghĩa của nó cao quý vô cùng. Cụ bất tử. Cụ để lại cho đời một kiệt tác của tình yêu thương.Vậy đấy, chính tình yêu thương đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men. Ta nhớ mãi hình ảnh một lão già cặm cụi trong đêm mưa gió với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của mình với tình yêu mãnh liệt, phi thường.
Nếu xã hội này, ai cũng được như cụ Bơ-men thì tốt biết bao. Mặc dù một linh hồn đánh đổi một linh hồn nhưng linh hồn kia ra đi mà không vô nghĩa hay nói cánh khác cụ không chết mà cụ sống mãi với thời gian, với đất trời, với tâm hồn của Giôn-xi, của Xiu, của tất cả mọi người và hơn hết cụ bất tử với tình yêu thương thánh thiện, cao quý, vô giá của cụ.

GOOD LUCK

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Đức Quỳnh
Xem chi tiết
Khánh Ngọc Trần Thị
Xem chi tiết
Thư Phan
30 tháng 11 2021 lúc 22:20

Kiểm tra giữa kì thì bạn phải tự làm

minh nguyet
30 tháng 11 2021 lúc 22:20

Bài giữa kì thì em tự làm đi, không tự làm thì làm sao viết Văn hay lên được

Kudo Shinichi AKIRA^_^
30 tháng 11 2021 lúc 22:22

WAO WAO Ko đọc nội quy à

Trí Thành
Xem chi tiết
Jackson Yi
6 tháng 12 2016 lúc 23:00

chúng ta phải cố gắng học thật tốt dù cho có khó khăn gì thì cũng phải cố gắn vượt qua bằng chính năng lực của bản thân.Không dựa dẫm,ỷ i vào người khác, luôn luôn phấn đấu vì tương lai của chúng ta.Không để mọi người vì mình mà buồn.....

duchoa
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
23 tháng 12 2022 lúc 20:35

tk:

Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn ''Chiếc lá cuối cùng". Đặc biệt trong bài có chi tiết chiếc lá cuối cùng đã để lại ấn tượng trng người đọc. 

Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao.  Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt  xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men.

Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy.

Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống. 

nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Vũ Hải Lâm
12 tháng 9 2018 lúc 23:13

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

Vũ Hải Lâm
12 tháng 9 2018 lúc 23:13

Đau tay quá

Nguyễn Đàm Linh
Xem chi tiết
Hải Yến
16 tháng 11 2017 lúc 21:07

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.

dam quang tuan anh
16 tháng 11 2017 lúc 21:10

  a) Tả hình dáng:

   - Dáng người tầm thước, thon gọn.

   - Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.

   - Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

   - Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

  b) Tả tính tình, hoạt động:

   - Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.

   - Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

   - Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

   Kết bài:

   Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.