Người tối cổ xuất hiện ở đâu và thời gian
Nêu thời gian xuất hiện địa bàn sinh sống của người tối cổ ở Việt Nam ?
Tham khảo :
Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước Công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ năm 2879 TCN.
- Địa điểm: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước,…
Người tối cổ sinh sống ở trên khắp đất nước ta, tập trung chủ yếu ở miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B sau đây:
A |
B |
1. Khoảng 6 triệu năm 2. Khoảng 4 triệu năm 3. Khoảng 4 vạn năm 4. Khoảng 1 vạn năm |
A. Người tinh khôn xuất hiện B. Loài người tiến vào thời đá mới C. Người tối cổ xuất hiện D. Loài vượn cổ sinh sống |
Đáp án:
Nối 1 với D. Nối 2 với C. Nối 3 với A . Nối 4 với B.
Người tối cổ xuất hiện ở đâu? Vào thời gian nào và họ sinh sống như thế nào?
Trên thế giới, người tối cổ (người vượn) xuất hiện cách đây từ 4 triệu năm đến 50 - 40 vạn năm. Sự xuất hiện của người tối cổ - từ vượn thành người - đánh đấu sự tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích của người tối cổ tương ứng với thời kì đồ đá cũ.
Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (thuộc xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số răng hoá thạch người vượn và nhiều xương cốt động vật thuộc thời kì Cánh tân. ở hang Thấm Khuyên, người ta đã tìm được 9 chiếc răng hoá thạch, trong đó có: 1 răng sữa, 1 răng cửa, 3 răng hàm trên, 1 răng nanh và 3 răng hàm dưới.
Ở hang Thẩm Hai cũng đã phát hiện được 1 chiếc răng hoá thạch và được đoán định là răng sữa hàm trên.
Qua nghiên cứu cho thấy, 10 chiếc răng nói trên vừa có đặc điểm giống với răng người vượn Bắc Kinh (Trung Quốc), lại vừa mang những đặc trưng của người Nêanđéctan. Từ đó, có thể đoán định được rằng, người vượn ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai thuộc vào các cá thể Homo Erectus (Người đứng thẳng) đang trên quá trình tiến hoá, tồn tại trong khoảng thời gian cuối trung kỳ cánh tân, cách ngày nay chừng 30 vạn năm
Ở nhiều địa phương trên cả nước, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy nhiều dấu tích về công cụ lao động của người tối cổ. Ở di chỉ núi Đọ (Thanh Hoá), người ta đã tìm thấy hơn 2.500 công cụ bằng đá. Các công cụ này được làm bằng đá gốc, tất cả đều được chế tác bằng đá bazan - một loại đá cứng nhưng dẻo, có thể tách theo hướng người ta định và tạo ra những mảnh tước có rìu cạnh sắc.
Núi Đọ (Thanh Hóa): Các mảnh đá ghè (còn gọi là mảnh tước) ở núi Đọ đều rất thô, nặng, được đoán định là công cụ dùng để cắt, cạo của người vượn ở nước ta. Bên cạnh mảnh tước là công cụ phổ biến (chiếm hơn 90% tổng số các loại hiện vật) ở núi Đọ còn tìm thấy nhiều hạch đá (là những hòn đá mà từ đó người vượn ghè ra các mảnh tước), nhiều công cụ chặt đập thô sơ thường gọi là trốp-pơ (là những hòn đá được ghè đẽo qua loa, có một phần lưỡi dày và cong) cùng với các công cụ nạo bằng đá được ghè đẽo qua loa và có lưỡi sắc, nhọn, được sửa ở rìa cạnh...Các nhà khảo cổ học cho rằng: “Địa điểm núi Đọ vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tác công cụ. Đây là một di chỉ xưởng (workshop-site) thông thường như nhiều địa điểm khảo cổ học khác thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ trên thế giới”.
Ngoài di chỉ núi Đọ , ở núi Quan Yên (cách núi Đọ 3.000m) và núi Nuông (Thanh Hóa), Tấn Mài Ninh),....các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ thuộc sơ kỳ thời đại đá cũ của người tối cổ. Công cụ và mảnh tước Núi Đọ (Thanh Hóa). Gần đây, có một số nhà nghiên cứu dự đoán niên đại của núi Đọ và các di chỉ cùng thời có thể muộn hơn. Tuy nhiên, họ cũng không phủ nhận rằng: “Núi Đọ, núi Nuông, Quan Yên đều là những dấu vết vật chất thuộc thời kì nguyên thủy ở đất nước ta”
Mặt khác, nhiều dấu tích của thời đại đá cũ cũng được phát hiện ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Đó là các di chỉ: Hàng Gòn VI, Dầu Giây, Suối Đá, Núi Đất, Núi Cẩm Tiên, Cầu Sắt (thuộc tỉnh Đồng Nai) và An Lộc (thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước). Riêng tại di chỉ Hàng Gôn VI, nhà địa chất học người Pháp E. Saurin đã phát hiện được 15 công cụ bằng đá, trong đó có 3 rìu tay thuộc loại hình Asen điển hình. Các nhà nghiên cứu cho rằng, về mặt loại hình và kĩ thuật, nhiều chiếc rìu tay thuộc sơ kì thời đại đá cũ ở miền đông Nam Bộ có đặc điểm nhỏ gọn và định hình hơn các công cụ chặt thô kiểu trôp-pơ ở Núi Đọ.
Bên cạnh đó, ở khu vực Tây Nguyên, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện một số di chỉ mang dấu ấn của thời đại đá cũ sơ kì. Trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học'' năm 2003, các nhà khảo cổ học đã công bố việc tìm thấy một số công cụ đá cũ được chế tác từ đá Opal có nguồn gốc núi lửa, niên đại khoảng 85.000 – 125.000 năm cách ngày nay. Những công cụ đá này được khai quật tại xã Xuân Phú, huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc.
Gần đây nhất, các nhà khảo cổ học lại phát hiện được hoá thạch người vượn (Homo Erectus) và động vật trong lớp trầm tích có tuổi 7,5 vạn năm ở hang Ma Ươi (thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình). Tại đây đã tìm thấy những chiếc răng người vượn có niên đại muộn nhất khu vực Đông Nam Á lục địa (7,5 vạn năm). Đây là một di tích quan trọng tiếp tục góp phần vào việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta
Như vậy những dấu tích của người tối cổ và các công cụ lao động tìm được từ các di chỉ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ, Ma Ươi... đã minh chứng cho sự có mặt từ rất sớm của người vượn trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặc dù vẫn cần nhiều chứng cớ xác thực hơn để có được kết luận chính xác nhất, song hầu hết giới nghiên cứu ở nước ta đều cho rằng: cách ngày nay khoảng từ 20 đến 30 vạn năm, ở cả hai miền Bắc và Nam đã có người tối cổ sinh sống. Mặt khác, từ những dấu tích khảo cổ học tìm thấy được cũng cho phép chúng ta bước đầu khẳng định: Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những địa vực từ rất xa xưa đã là nơi xuất hiện, tiến hoá của những con người đầu tiên: Người tối cổ (Người vượn).
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
→ Nguyên nhân này cho thấy người tối cổ xuất hiện ở : Lạng Sơn ; Thanh Hoá ; Đồng Nai ; ...
câu còn lại mình ko biết
Trên thế giới, người tối cổ (người vượn) xuất hiện cách đây từ 4 triệu năm đến 50 - 40 vạn năm. Sự xuất hiện của người tối cổ - từ vượn thành người - đánh đấu sự tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích của người tối cổ tương ứng với thời kì đồ đá cũ.
Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (thuộc xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số răng hoá thạch người vượn và nhiều xương cốt động vật thuộc thời kì Cánh tân. ở hang Thấm Khuyên, người ta đã tìm được 9 chiếc răng hoá thạch, trong đó có: 1 răng sữa, 1 răng cửa, 3 răng hàm trên, 1 răng nanh và 3 răng hàm dưới.
Ở hang Thẩm Hai cũng đã phát hiện được 1 chiếc răng hoá thạch và được đoán định là răng sữa hàm trên.
Qua nghiên cứu cho thấy, 10 chiếc răng nói trên vừa có đặc điểm giống với răng người vượn Bắc Kinh (Trung Quốc), lại vừa mang những đặc trưng của người Nêanđéctan. Từ đó, có thể đoán định được rằng, người vượn ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai thuộc vào các cá thể Homo Erectus (Người đứng thẳng) đang trên quá trình tiến hoá, tồn tại trong khoảng thời gian cuối trung kỳ cánh tân, cách ngày nay chừng 30 vạn năm
Ở nhiều địa phương trên cả nước, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy nhiều dấu tích về công cụ lao động của người tối cổ. Ở di chỉ núi Đọ (Thanh Hoá), người ta đã tìm thấy hơn 2.500 công cụ bằng đá. Các công cụ này được làm bằng đá gốc, tất cả đều được chế tác bằng đá bazan - một loại đá cứng nhưng dẻo, có thể tách theo hướng người ta định và tạo ra những mảnh tước có rìu cạnh sắc.
Núi Đọ (Thanh Hóa): Các mảnh đá ghè (còn gọi là mảnh tước) ở núi Đọ đều rất thô, nặng, được đoán định là công cụ dùng để cắt, cạo của người vượn ở nước ta. Bên cạnh mảnh tước là công cụ phổ biến (chiếm hơn 90% tổng số các loại hiện vật) ở núi Đọ còn tìm thấy nhiều hạch đá (là những hòn đá mà từ đó người vượn ghè ra các mảnh tước), nhiều công cụ chặt đập thô sơ thường gọi là trốp-pơ (là những hòn đá được ghè đẽo qua loa, có một phần lưỡi dày và cong) cùng với các công cụ nạo bằng đá được ghè đẽo qua loa và có lưỡi sắc, nhọn, được sửa ở rìa cạnh...Các nhà khảo cổ học cho rằng: “Địa điểm núi Đọ vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tác công cụ. Đây là một di chỉ xưởng (workshop-site) thông thường như nhiều địa điểm khảo cổ học khác thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ trên thế giới”.
Ngoài di chỉ núi Đọ , ở núi Quan Yên (cách núi Đọ 3.000m) và núi Nuông (Thanh Hóa), Tấn Mài Ninh),....các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ thuộc sơ kỳ thời đại đá cũ của người tối cổ. Công cụ và mảnh tước Núi Đọ (Thanh Hóa). Gần đây, có một số nhà nghiên cứu dự đoán niên đại của núi Đọ và các di chỉ cùng thời có thể muộn hơn. Tuy nhiên, họ cũng không phủ nhận rằng: “Núi Đọ, núi Nuông, Quan Yên đều là những dấu vết vật chất thuộc thời kì nguyên thủy ở đất nước ta”
Mặt khác, nhiều dấu tích của thời đại đá cũ cũng được phát hiện ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Đó là các di chỉ: Hàng Gòn VI, Dầu Giây, Suối Đá, Núi Đất, Núi Cẩm Tiên, Cầu Sắt (thuộc tỉnh Đồng Nai) và An Lộc (thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước). Riêng tại di chỉ Hàng Gôn VI, nhà địa chất học người Pháp E. Saurin đã phát hiện được 15 công cụ bằng đá, trong đó có 3 rìu tay thuộc loại hình Asen điển hình. Các nhà nghiên cứu cho rằng, về mặt loại hình và kĩ thuật, nhiều chiếc rìu tay thuộc sơ kì thời đại đá cũ ở miền đông Nam Bộ có đặc điểm nhỏ gọn và định hình hơn các công cụ chặt thô kiểu trôp-pơ ở Núi Đọ.
Bên cạnh đó, ở khu vực Tây Nguyên, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện một số di chỉ mang dấu ấn của thời đại đá cũ sơ kì. Trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học'' năm 2003, các nhà khảo cổ học đã công bố việc tìm thấy một số công cụ đá cũ được chế tác từ đá Opal có nguồn gốc núi lửa, niên đại khoảng 85.000 – 125.000 năm cách ngày nay. Những công cụ đá này được khai quật tại xã Xuân Phú, huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc.
Gần đây nhất, các nhà khảo cổ học lại phát hiện được hoá thạch người vượn (Homo Erectus) và động vật trong lớp trầm tích có tuổi 7,5 vạn năm ở hang Ma Ươi (thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình). Tại đây đã tìm thấy những chiếc răng người vượn có niên đại muộn nhất khu vực Đông Nam Á lục địa (7,5 vạn năm). Đây là một di tích quan trọng tiếp tục góp phần vào việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta
Như vậy những dấu tích của người tối cổ và các công cụ lao động tìm được từ các di chỉ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ, Ma Ươi... đã minh chứng cho sự có mặt từ rất sớm của người vượn trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặc dù vẫn cần nhiều chứng cớ xác thực hơn để có được kết luận chính xác nhất, song hầu hết giới nghiên cứu ở nước ta đều cho rằng: cách ngày nay khoảng từ 20 đến 30 vạn năm, ở cả hai miền Bắc và Nam đã có người tối cổ sinh sống. Mặt khác, từ những dấu tích khảo cổ học tìm thấy được cũng cho phép chúng ta bước đầu khẳng định: Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những địa vực từ rất xa xưa đã là nơi xuất hiện, tiến hoá của những con người đầu tiên: Người tối cổ (Người vượn).
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT (TUẦN 10)
(Môn: Lịch sử-Lớp 6)
A. Phần trắc nghiệm khách quan:
1. Tính khoảng cách giữa các sự kiện lịch sử (trước và sau công nguyên)
2. Thời gian xuất hiện người Tối cổ trên thế giới.
3. Các nguồn tư liệu chính để biết và dựng lại lịch sử.
4. Tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
5. Thời gian xuất hiện người Tinh khôn ở nước ta.
6. Thời gian ra đời các quốc gia cổ đại phương đông.
7. Thời gian xuất hiện người Tối cổ ở nước ta.
8. Thời gian ra đời các quốc gia cổ đại phương Tây.
9. Người Tối cổ trên thế giới trở thành người Tinh khôn.
10. Cuộc sống của người Tinh khôn trên thế giới.
11. Các vị vua Pharaon ở Ai Cập thời cổ đại và ở các nước phương Đông.
12. Răng của người Tối cổ ở nước ta.
13. Các loại lịch trên thế giới.
14. Các loại nhà nước (chính trị) cổ đại phương Đông và phương Tây.
15. Chế độ Thị tộc mẫu hệ ở nước ta thời nguyên thủy.
B. Phần tự luận (hay lý thuyết):
1. Nêu những thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây.
2. -Trình bày sự ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước cổ đại phương đông.
3. Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta.
Mong m.n giúp mình, nhất là câu 1 trắc nghiệm, mình không biết làm, mong m.n giúp đỡ ^_^
A.Phần trắc nghiệm
1.Khoảng cách giữa các sự kiện lịch sử là :
- Năm 179 (TCN) thuộc thế kỉ II(TCN),Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày nay 2196 năm
- Năm 111(TCN) nhà Hán chiếm Âu Lạc,cách ngày nay 2128 năm
- Năm 40,khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách ngày nay là 1977 năm
- Năm 248,khởi nghĩa Bà Triệu,cách ngày nay 1769 năm
- Năm 542,khởi nghĩa Lí Bí,cách ngày nay 1475 năm
2.Thời gian xuất hiện người Tối cổ là :
- Từ 4 triệu năm đến 40 - 50 vạn năm.
3. Các nguồn tư liệu chính để biết và dựng lại lịch sử là :
- Nguồn tư liệu gốc là gốc để biết và dựng lại lịch sử.
4. Tên các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây là :
- Phương Đông : Ai Cập,vùng Lưỡng Hà,Ấn Độ và Trung Quốc
- Phương Tây : Hy Lạp và Rô - ma
5. Thời gian xuất hiện người Tinh khôn là :
- 3 - 2 vạn năm trước đây.
6. Thời gian ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông là :
- Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN
7 và 2 gộp lại.
8. Thời gian ra đời các quốc gia cổ đại phương Tây là :
- Đầu thiên niên kỉ I TCN
9. Người tối cổ trở thành người tinh khôn :
- Trải qua hàng triệu năm,người tối cổ dần trở thành người tinh khôn.
10. Cuộc sống của người Tinh khôn trên thế giới :
- Không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ gọi là thị tộc.
11. Các vị vua Pharaon ở Ai cập thời cổ đại và ở các nước phương Đông :
- Ai Cập : Pha - ra - ôn ( ngôi nhà lớn ) ; Trung Quốc : Thiên Tử ( con trời ) ; Lưỡng Hà : En - si ( người đứng đầu )
12. Răng của người tối cổ ở nước ta :
- Ở các hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai ( Lạng Sơn ).
13. Các loại lịch trên thế giới là :
- Âm lịch : Theo sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Dương lịch : Theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
14. Các loại nhà nước ( chính trị ) cổ đại phương Đông và phương Tây :
- Phương Đông : Vua có quyền cao nhất trong mọi công việc.
- Phương Tây : 1 số chủ xưởng,chủ thuyền,chủ lò giàu và có thế lực chính trị,nuôi nhiều nô lệ,họ là chủ nô.
15. Chế độ thị tộc mẫu hệ ở nước ta :
- Có ở cộng đồng người Chăm và 1 số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc,Tây Nguyên.
B.Tự luận.
1.Thành tựu văn hóa của phương Đông và Tây :
- Phương Đông : Có những chi thức đầu tiên về thiên văn,tạo ra lịch,chia 1 năm ra làm 12 tháng,mỗi tháng có từ 29 => 30 ngày,biết làm đồng hồ đo thời gian,dùng chữ tượng hình,nghĩ ra phép đếm đến 10,sáng tạo ra các chữ số kể cả số 0,xây những công trình kiến trúc đồ sộ.
- Phương Tây : Biết làm lịch,sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c , các lĩnh vực - số học,hình học,thiên văn( đạt trình độ khá cao ) , bảo tồn nhiều di tích,kiến trúc và điêu khắc.
2.Sự ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông là :
- Cuối thời nguyên thủy,cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai cập , Ơ - phơ - rát và Ti - gơ - rơ ở Lưỡng Hà,sông Ấn và sông Hằng ở Ấn độ,Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc,..v...v,ngày càng đông.
Còn vẽ thì mk vẽ đc nhưng ko biết đăng.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta :
- Đời sống vật chất,tinh thần : Trong quá trình sống,người nguyên thủy thời Sơn Vi - Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long thường xuyên tình cách cải thiện công cụ lao động.Nguyên liệu chủ yếu làm bằng đá,sừng,tre,gỗ,biết làm kim loại.Biết làm đồ trang sức,những vỏ ốc được xuyên lỗ,những vòng tay đá,...v...v.
Hic, thi rồi nên giờ không cần nữa nhưng dù gì cũng cảm ơn cậu nha Minh Ngọc, khi nào câu trả lời của cậu được duyệt mình sẽ tk cho ^_^
đây không phải là ôn cả quyển à ? trường mình thì làm đúng có 3 câu thôi
cho mình hỏi là Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu vậy ạ?
A. Châu Á
B. Châu Âu
C. Châu Mĩ
D. Châu Phi
Nhưng hơi sai sai,vì phải là ở Đông Nam Á
1. Những dấu vết của Người tối cổ(Người vượn) được phát hiện ở đâu?
2. Những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy
- Về con người
- Về công cụ sản xuất
- Về tổ chức xã hội
3. Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?
4. Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại
5. Các loại nhà nước thời cổ đại
6. Những thành tựu văn hóa của người cổ đại
- Về chữ viết
- Về các khoa học
- Về các công trình nghệ thuật
7. Thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại
Môn lịch sử 6 giúp mình với
lập bảng so sánh người tối cổ và người tinh khôn về thời gian xuất hiện,địa điểm ,đời sống,đặc điểm cơ thể
Nội dung so sánh |
Người tối cổ |
Người tinh khôn |
Con người |
- Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân. - Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,… - Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng. |
- Dáng đứng thẳng (như người ngày nay). - Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ. - Lớp lông mỏng không còn. |
Công cụ sản xuất |
Biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
|
- Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo. - Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên. |
Tổ chức xã hội |
- Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người. - Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô. - Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. |
- Sống theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. - Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. - Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn. |
Loigiai
Kiểu thời tiết lạnh, khô xuất hiện ở đâu và vào thời gian nào ở nước ta?
A. Miền Bắc vào nửa đầu mùa đông
B. Miền Bắc vào nửa sau mùa đông
C. Miền Trung vào giữa mùa đông
D. Ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào mùa đông
Kiểu thời tiết lạnh, khô xuất hiện ở đâu và vào thời gian nào ở nước ta?
A. Miền Bắc vào nửa đầu mùa đông
B. Miền Bắc vào nửa sau mùa đông
C. Miền Trung vào giữa mùa đông
D. Ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào mùa đông