giải thích câu nói " nước đổ lá khoai " bằng kiến thức sinh học
Người ta thường có câu " nước đổ đầu vịt " em hãy dựa vào kiến thức sinh học để giải thích câu trên
Lớp lông vũ của loài chim,vịt,,.. không thấm nước
-Lớp lông vũ của loài chim,vịt,,.. không thấm nước
Bạn nào giải thích cho mình câu tục ngữ này bằng kiến thức sinh học được không ạ?
" Đói thì ăn sắn ăn khoai/ Đừng thấy lúa trổ tháng hai mà mừng. "
Thanks ạ!
Mình hứa sẽ like dạo cmt của bạn trả lời đúng ở 1 số cmt ạ!
hi thời tiết nóng, lúa trổ sớm vào tháng 2 thì năng suất kém, không đảm bảo chất lượng nên không nên ăn
Một bạn học sinh nói rằng: Bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết ý kiến của bạn học sinh trên đúng hay sai. Giải thích.
- sai vì bmẹ chỉ truyền cho con kiểu gen quy định tính trạng được mã hóa bởi trình tự sắp xếp các nu chứ ko truyền cho con tính trạng có sẵn.
- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).
Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích câu nói của Mác Le-nin: "Con người là tổng hoá các mối quan hệ xã hội"
Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích câu nói "vừa ăn vừa nói sẽ bị sặc " giúp mình với mình đang cần gấp
Trong cổ họng có 2 ống: thanh quản và thực quản
- Khi ăn, nắp thanh quản đóng để thức ăn trôi xuống thực quản, không bị đẩy sang đường thanh quản
- Khi nói, nắp thanh quản phải mở, thức ăn có thể sẽ bị đẩy qua thanh quản lạc vào đường hô hấp. Để đẩy thức ăn ra ngoài, cơ thể có phản xạ ho sặc sụa.
Vì vậy vừa ăn vừa nói sẽ bị sặc .
THAM KHẢO:
Đường hô hấp và đường tiêu hóa ở người nằm sát nhau, có một ngã tư chung là vùng hầu họng và để phòng ngừa nguy cơ thức ăn rơi vào đường hô hấp, tại gần vùng ngã tư này có một cấu trúc gọi là nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) đảm nhiệm vai trò đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn và mở ra khi thở. Nếu chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện có nghĩa là vừa nuốt, vừa thở, khi đó nắp thanh quản sẽ không đậy kín được đường hô hấp (vì nói chuyện thì cần có sử dụng đến thanh quản), chính vì vậy, thức ăn dễ rơi vào đường thở và gây nên hiện tượng sặc.
Có câu : '' Nước chảy đá mòn''. bằng những kiến thức vật lý 6 đã học, em hãy giải thích hiện tựơng xảy ra trong câu thành ngữ trên.
Theo mình nghĩ thì câu " Nước chảy đá mòn" thì lực mà nước tác dụng lên hòn đá là lực đẩy, làm cho hòn đá bị biến dạng. Nhưng hòn đá phải đứng yên ở một vị trí thì nước mới tác dụng lên hòn đá và cần rất nhiều thời gian mới có thể làm được. Nghĩa của câu là: nếu kiên trì sẽ làm nên được tất cả (nghĩa giống câu "Có công mài sắt có ngày nên kim")
nước chảy tạo ra ma sát
-> Gây đá mòn
Tuy nhiên cần phải một khoảng thời gian rất dài mới có thể làm đá mòn
Một hòn đá khi đứng yên thì nước chảy xuống, tuy nước là chất lỏng nhưng cũng có lực đẩy bào mòn dần dần hòn đá, nhưng mất rất nhiều thời gian ( chắc mấy thế kỉ vì lực đẩy của nước rất nhẹ )
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích thế giới quan triết học qua câu nói sau: "sống chết có số, giàu sang do trời".
"Sống chết có số, giàu sang do trời" là câu nói đề cao "số" và "trời". Mà số và trời không phải là sự vật có thật mà là ý niệm, khái niệm thuộc phạm trù ý thức=> Câu này ý chỉ Ý thức quyết định Vật chất.
=> Thế giới quan của câu này là thế giời quan Duy tâm
1/ Tại sao nói làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2/ Bằng kiến thức đã học qua bài năng động, sáng tạo em hãy giải thích câu tục ngữ "Cái khó ló cái khôn"
Bạn Tham khảo:
Nếu có sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì ta cần làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả vì ta làm như thế thì mới có sự phát triển mới trong công nghiệp ví dụ như ta chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không biết đến chất lượng sản phẩm mình làm ra có đảm bảo hay không, ta làm có hiệu quả thì công nghiệp mới có sự phát triển hiện đại, làm việc chăm chỉ mới tạo ra được những sản phẩm mới và phát triển hơn trong tương lai. Nên làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là rất quan trọng.
Câu tục ngữ " Cái khó ló cái khôn " có nghĩa:Trong việc khó ta nghĩ ra cách để hoàn thiện được công việc của mình.
- Theo như bản thân hiểu được như vậy -
TK
a) Nếu có sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì ta cần làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả vì ta làm như thế thì mới có sự phát triển mới trong công nghiệp ví dụ như ta chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không biết đến chất lượng sản phẩm mình làm ra có đảm bảo hay không, ta làm có hiệu quả thì công nghiệp mới có sự phát triển hiện đại, làm việc chăm chỉ mới tạo ra được những sản phẩm mới và phát triển hơn trong tương lai. Nên làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là rất quan trọng.
b)
Thực ra, còn có câu tục ngữ khác: “Cái khó ló cái khôn”. Lúc này, ý nghĩa của nó đã hoàn toàn thay đổi. “Cái khó”, “cái khôn” vẫn được hiểu với ý nghĩa trên. “Ló” nghĩa là chợt nảy ra, tìm ra. Nghĩa chung của cả câu là: hoàn cảnh khó khăn sẽ làm nảy sinh những ý định, những lối thoát khôn ngoan nhất.
Có lẽ, thành ngữ này ra đời là để giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tìm được lời giải thích về sự bất lực của mình, cũng như động viên, an ủi họ.
=> Từ trong ý nghĩa sâu xa, ta thấy, câu tục ngữ xác nhận một thực tế: hoàn cảnh tạo nên tính cách con người; hoàn cảnh thực tế quyết định ý chí, ý thức... của mỗi chúng ta. Chính “cái khó” (tức hoàn cảnh) đã quyết định “cái khôn" (tinh thần) của người ta