lập dàn ý cho bài Hoa học trò (trang 87, sgk)
Từ truyện "Buổi học cuối cùng", em hãy lập dàn ý cho đề bài: Tả lại hình ảnh thầy Ha-men?
(theo gợi ý của SGK trang 71)
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
1. Dựa vào bài tập 2 trang 87 (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích.
Gợi ý:
2. Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:
1.
a) Mở bài: Giới thiệu về chú mèo mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trong nhà em nuôi rất nhiều con vật nhưng em yêu thích nhất vẫn là Mun - con mèo nhỏ đáng yêu mà bà ngoại đã tặng em làm quà sinh nhật năm ngoái.
b) Thân bài:
* Miêu tả chung về chú mèo em muốn miêu tả:
- Đó là chú mèo thuộc giống mèo mun, năm nay đã gần hai tuổi
- Chú nặng gần 5kg, lớn như quả dưa hấu - kích thước khá to lớn so với các chú mèo cùng giống khác
- Bộ lông màu đen tuyền từ đầu đến chân, không một sợi khác - nếu đứng im trong bóng tối và nhắm mắt thì không thể tìm thấy được
* Miêu tả chi tiết chú mèo:
- Cái đầu to như nắm tay, có hình như cái yên xe đạp
- Chú có đôi mắt màu xanh lam, tròn như hai hòn bi ve.
- Cái mũi màu đen, lúc nào cũng ươn ướt, thích dùng mũi để dụi vào người chú thích
- Hai cái tai nhỏ và mỏng, dựng thẳng, bên trong có nhiều lông tơ mềm mịn; tai mèo rất thích, có thể nghe thấy dù là âm thanh rất nhỏ
- Những chiếc râu của mèo khá dài và cứng
- Hàm răng sắc nhọn, cứng cáp giúp mèo nhai xương cá, các loại cá khô
- Cái bụng tròn và mềm mại; rất thích được người thân vuốt ve ở phần bụng
- Lông mèo dày và mềm mượt, có lớp lông tơ mịn ở bên trong, bên ngoài là lớp lông đen dài
- Cái đuôi khá dài và nhỏ, rất dẻo dai nên có thể cuốn quanh cổ tay của em
- Bốn cái chân thon dài, có móng vuốt sắc nhọn, có phần đệm thịt dày nên di chuyển không có tiếng động
* Miêu tả hoạt động của chú mèo:
- Thích ngủ vào ban ngày và hoạt động vào ban đêm
- Thích nằm ngủ và sưởi nắng ở nơi cao, ít người qua lại
- Thích được vuốt ve, ôm ấp và chơi với các đồ vật có thể di chuyển như lá khô, túi bóng…
- Có thể chạy nhảy rất nhanh, bắt chuột và thằn lằn rất giỏi
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú mèo
Mẫu: Đối với em, chú mèo không chỉ là một vật nuôi trong nhà, mà chú còn là một người bạn, một người em nhỏ. Em yêu Mun lắm. Bởi vì chú chính là một thành viên quan trọng của gia đình em. Mong rằng, chú sẽ luôn khỏe mạnh và sống thật lâu với gia đình em.
2. Học sinh tự chỉnh sửa dàn ý
Đề bài: Viết bài văn tả một cây hoa em thích.
1. Dựa vào bài tập 2 trang 40 (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa.
2. Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:
1.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
2.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ giống như ông mặt trời đang tỏa nắng
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
Lập dàn ý chi tiết bài văn trang 47 SGK 6 tập 2
Bài 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào?
Trả lời:
- Chọn những hình ảnh tiêu biểu: cô giáo (thầy giáo), không khí lớp, quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bốn bức tường, bàn, ghế ...), các bạn (tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài ...), cảnh viết bài, cảnh ngoài sân trường, ...
- Miêu tả theo thứ tự nào cũng được, sao cho hợp lí, chẳng hạn theo thứ tự: từ ngoài vào trong lớp; từ phía trên bảng, cô giáo xuống lớp; từ không khí chung của lớp học đến bản thân người viết...
Bài 2: Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
Trả lời:
* Tả theo trình tự thời gian:
- Trống hết hai tiết, báo giờ ra chơi đã tới.
- Học sinh từ các lớp ùa ra sân.
- Cảnh học sinh chơi đùa.
- Các trò chơi quen thuộc.
- Cảnh giữa sân, các phía, góc sân.
- Trống vào lớp, học sinh về lớp.
* Tả theo trình tự không gian:
- Các trò chơi ở giữa sân, các góc sân.
- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
Bài 3: Hãy đọc kĩ đoạn văn của Vũ Tú Nam trong bài tập 3 SGK- tr 47 và rút lại thành một dàn ý.
Trả lời:
a) Mở bài: Tên văn bản: Biển đẹp.
b) Thân bài: lần lượt tả vẻ đẹp và màu sức của biển ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ khác nhau:
+ Buổi sáng
+ Buổi chiều: lại có buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm; buổi chiều nắng tàn mát dịu
+ Buổi trưa
+ Ngày mưa rào
+ Ngày nắng.
c) Kết bài (đoạn cuối từ “Biển nhiều khi rất đẹp" đến “ánh sáng tạo nên": Nêu nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/luyen-tap-bai-phuong-phap-ta-canh-trang-47-sgk-van-6-c33a23255.html#ixzz54XLdhah0
a) Đề (1) nêu yêu cầu:
- Kể chuyện
- Câu chuyện em thích
- Bằng lời văn của em.
b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn.
c) Các đề trên yêu cầu làm nổi bật:
- Câu chuyện từng làm em thích thú
- Những lời nói, việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất tốt.
- Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên.
- Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
- Sự đổi mới cụ thể của quê em
- Những biểu hiện về sự lớn lên của em.
d) - Các đề nghiêng về kể việc: 3, 4, 5.
- Các đề nghiêng về kể người: 2, 6.
- Các đề nghiêng về tường thuật: 3, 4, 5.
Câu 2: Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:
a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
b) Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?
c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
d) Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
Trả lời:
a) Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích.
- Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.
b) Lập ý: Chẳng hạn em chọn truyện Thánh Gióng. Truyện Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chông giặc ngoại xâm.
c) Lập dàn ý:
- Mở đầu nên giới thiệu nhân vật: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười. Một hôm có sứ giả của vua... ”
- Kể chuyện bằng các ý:
+ Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.
+ Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.
+ Khi ngựa sắt và roi sắt, áo giáp sắtđược đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.
+ Thánh Gióng xông trận giết giặc.
+ Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.
+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.
- Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
d) Viết bằng lời văn của em là: suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.
đ) Cách làm bài văn tự sự:
- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Lập ý: xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể xác định: nhân vật, sự việc, diến biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-tim-hieu-de-va-cach-lam-bai-van-tu-su-trang-47-sgk-van-6-c33a22833.html#ixzz54XLhgtDt
Mở bài: Giới thiệu chung về giờ ra chơi
Cảm nhận chung của em về nó
Thân bài: + Sân trường giờ ra chơi (quang cảnh) : sau tiếng trống sân trường ồn ào và tấp nập...... Phần tiếp theo bạn tự làm nhà!!! Ha ha ha😄😅🤣
DRAWBACKS OF LIVING IN A CITY
các em xem bài mẫu trong sgk bài 4/ 23 và dàn ý bài viết mẫu. Sau đó chọn 3 vấn đề khác từ bài tập số 1/23 sgk hoặc ý riêng của các em, lập dàn ý và viết bài viết tương tự bài tập số 5 trang 23 sgk.
Model writing and outline:
Read the paragraph and complete the outline below Topic sentence: Living in a city has a number of drawbacks Living in a city has a number of drawbacks. Firstly, there is the problem of traffic jams and traffic accidents. The increase in population and the increasing number of vehicles have caused many accidents to happen every day. Secondly, pollution negatively affects people's health, and it also has a bad influence on the environment More and more city dwellers suffer from coughing or breathing problems. Thirdly, the city is noisy, even at night. Noise pollution comes from the traffic and
Problem 1: -There is the problem of traffic jams and traffic accidents.
Problem 2: -Air pollution negatively affects people's health, and it also has a bad influence on the environment.
Problem 3: -The city is noisy. Conclusion: from construction sites. -These factors contribute to Buildings are always being knocked down and rebuilt. These factors contribute to making city life more difficult for its making city life difficult for its residents more
1 đoạn văn khác 3 vấn đề trong ảnh để e tham khảo cũng là về hạn chế tp ạ
DRAWBACKS OF LIVING IN A CITY
các em xem bài mẫu trong sgk bài 4/ 23 và dàn ý bài viết mẫu. Sau đó chọn 3 vấn đề khác từ bài tập số 1/23 sgk hoặc ý riêng của các em, lập dàn ý và viết bài viết tương tự bài tập số 5 trang 23 sgk.
Model writing and outline:
Read the paragraph and complete the outline below Topic sentence: Living in a city has a number of drawbacks Living in a city has a number of drawbacks. Firstly, there is the problem of traffic jams and traffic accidents. The increase in population and the increasing number of vehicles have caused many accidents to happen every day. Secondly, pollution negatively affects people's health, and it also has a bad influence on the environment More and more city dwellers suffer from coughing or breathing problems. Thirdly, the city is noisy, even at night. Noise pollution comes from the traffic and
Problem 1: -There is the problem of traffic jams and traffic accidents.
Problem 2: -Air pollution negatively affects people's health, and it also has a bad influence on the environment.
Problem 3: -The city is noisy. Conclusion: from construction sites. -These factors contribute to Buildings are always being knocked down and rebuilt. These factors contribute to making city life more difficult for its making city life difficult for its residents more
1 đoạn văn khác 3 vấn đề trong ảnh để e tham khảo cũng là về hạn chế tp ạ
lập dàn ý cho bài văn cây sấu hà nội (sgk ngữ văn 7 tập 1 trang 100)
nhanh nha bạn nào làm đúng mk sẽ tick cho
Mở bài : - Ấn tượng về những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm,...
Thân bài :
- Hương vị, màu sắc của cây sấu; hương lá dịu dàng, hoa hình sao màu trắng sữa, quả sấu xanh,...
- Tình cảm : Gợi nhớ thương, đậm đà chất Hà Nội,...
- Kỉ niệm : + Thời thơ ấu
+ Lớn lên, đi xa,...
Kết bài : - Cây sấu đã trở thành một phần máu thịt của Hà Nội để mà thương, mà nhớ.
lập dàn ý cho đề bài (từ bài bàn luận về phép học của la sơn phủ tử nguyễn thiếp , hay nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành) sgk /85 / văn 8
Lập dàn ý cho đề bài sau: Trong 1 xé tủ, 1 quyển sách bị bỏ quên gặp 1 bài làm điểm kém. Chúng tâm sự với nhau và phàn nàn về chủ nhân của chúng, 1 cậu học trò. Mong mọi người giúp mình với, mình cảm ơn( lập dàn ý nha mọi người).
1. Mở bài
Giới thiệu chung về quyển sách, bài kiểm tra và hoàn cảnh của chúng (tại sao lại bị bỏ quên trong xó tủ) rồi gặp nhau
2. Thân bài
- Kể với nhau thời gian bị bỏ rơi trong xó tủ, vì sao lại gặp được nhau
* Trong quá khứ
- Lần lượt kể nhau nghe về những kỉ niệm với người chủ của mình
- Tâm trạng khi đó như thế nào
* Hiện tại
- Vì sao bị bỏ rơi, tâm trạng khi bị bỏ rơi
- Kể về những hoài niệm khi đến trường, được gặp những đồ dùng khác
- Tâm trạng mỗi khi nhắc về những kỉ niệm ấy
=>Phàn nàn về người chủ nhân của mình không biết quý trọng đồ dùng học tập (Có thể để bài kiểm tra nói về chủ nhân việc học tập như thế nào qua điểm số trên bài kiểm tra. Điểm số thấp nên mới giấu bài kiểm tra trong xó tủ để khỏi bị mắng rồi gặp quyển sách.)
- Mở rộng thêm : Khi đến trường cô giáo yêu cầu kiểm tra sách và bài kiểm tra đã phát thì cậu học trò không có ...
3. Kết bài
Mong các bạn sau khi nghe xong câu chuyện sẽ rút ra bài học cho mình, không như cậu học trò đó. Phải biết quý trọng sách vở, đồ dùng học tập...
Liên hệ với bản thân từ đó tự rút kinh nghiệm cho mình. Coi đây là 1 bài học quý giá