Những câu hỏi liên quan
Vô danh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 22:20

Câu 1:
1. Ngành thủy sản:

- Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Sản lượng thủy sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.
- Ngành thủy sản góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, cung cấp công việc cho hàng triệu người dân và đóng góp vào xuất khẩu của Việt Nam.

2. Ngành lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam.
- Sản xuất gỗ và các sản phẩm liên quan từ ngành lâm nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên rừng cần được quản lý bền vững để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành này.

3. Ngành lúa:
- Là nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam, ngành lúa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
- Chính sách hỗ trợ của chính phủ cùng với sự phát triển công nghệ đã giúp tăng năng suất và chất lượng lúa.
- Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa hàng đầu thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 22:27

Câu 2:

Sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm cả các yếu tố Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển công nghiệp ở nước ta:

1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Với vị trí gần biển và nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển công nghiệp xuất khẩu.
- Tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện) góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

2. Kinh tế - Xã hội:
- Chính sách và Quy định: Chính sách hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là các chính sách thuế, đầu tư và thương mại, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển công nghiệp.
- Hạ tầng: Sự phát triển và cải thiện hạ tầng về giao thông, viễn thông, điện lực và nước sạch là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp.
- Lao động: Sự có mặt của lao động giỏi và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

3. Công nghệ và Đổi mới:
- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Sự đổi mới và sáng tạo trong các quy trình sản xuất và sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

4. Hội nhập và thị trường:
- Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định EVFTA (EU - Việt Nam Free Trade Agreement) đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 22:27

Câu 3 thì chịu ạ

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 20:22

* Tự nhiên:

- Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và phân bố cây trồng.

=> Ví dụ:

+ Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Đất phù sa phù hợp với việc trồng lúa nước, đất badan thích hợp trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su,…).

- Địa hình ảnh hưởng đến quy mô và cách thức canh tác.

=> Ví dụ:

+ Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

+ Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

- Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuất.

=> Ví dụ: Miền Bắc nước ta có 1 mùa đông lạnh thích hợp để đa dạng cơ cấu cây trồng, phát triển các loài cây nguồn gốc ôn đới.

- Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới cho sản xuất, là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất thủy sản.

- Sinh vật tự nhiên là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.

* Kinh tế - xã hội:

- Dân cư vừa là nguồn lao động, lực lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Quan hệ sở hữu ruộng đất, các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức sản xuất.

=> Ví dụ: Việt Nam có các chính sách ưu đãi về thuế đối với nông nghiệp nhằm khuyết khích đầu tư phát triển nông nghiệp.

- Tiến bộ khoa học – công nghệ làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản.

=> Ví dụ: Ở Hốc-cai-đô (hòn đảo lạnh nhất phía bắc Nhật Bản) lại có sản lượng nông nghiệp lớn nhất nhờ áp dụng nông nghiệp trong nhà kính.

- Công nghiệp chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 11 2023 lúc 10:51

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.

Ví dụ:

Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.

+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.

+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.

+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.

Bình luận (0)
Minh Hằng
Xem chi tiết
Cường Cristiano
25 tháng 10 2016 lúc 18:10

Mai Minh Hằng 9C LQĐ phải k ak. Nếu đúng thì mình gửi câu tl cho

 

Bình luận (0)
Minh Hằng
24 tháng 10 2016 lúc 22:19

làm ơn giúp mk với

Bình luận (0)
Minh Hằng
24 tháng 10 2016 lúc 22:19

huhuhu...............

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 23:52

Bình luận (0)
Nguyễn Như Ý
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 11 2023 lúc 9:05

- Vai trò: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng. Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; tạo mặt hàng xuất khẩu,…

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:53

Tham khảo!

+ Lúa mì: tập trung nhiều nhất ở vùng phía tây và tây nam, khu vực giáp với U-crai-na, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan.

+ Củ cải đường: chủ yếu ở vùng ven biển Ca-xpi, số ít ở biên giới với U-crai-na

+ Khoai tây: trồng nhiều ở vùng bên trong của vùng phía tây như: Ca-dan, Chê-li-a-bin, Nô-vô-xi-biếc

+ Hạt hướng dương: trồng chủ yếu ở vùng Xa-ma-na, chân dãy Cáp-ca

+ Đàn bò: khu vực Hồ Bai-can, Tu-la, Ca-dan

+ Đàn cừu: vùng phía nam và tây nam, giáp với Ca-dắc-xtan, Trung Quốc và Mông Cổ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:28

Tham khảo!

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Thị trường nội địa là động lực quan trọng cho nền kinh tế đất nước, tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

+ Doanh thu bán lẻ và doanh thu từ cung ứng các dịch vụ tăng nhanh (khoảng 5 400 tỉ USD, năm 2020).

+ Các trung tâm thương mại lớn là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Công, Thâm Quyến,...

- Ngoại thương:

+ Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc có mức tăng hằng năm cao. Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới, chiếm 11,5% toàn thế giới.

+ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những đối tác thương mại quan trọng là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Hàn Quốc....

+ Trung Quốc thường là nước xuất siêu.

b) Giao thông vận tải

- Xây dựng được một mạng lưới giao thông hiện đại, các loại hình giao thông đều rất phát triển.

+ Hệ thống đường sắt dài hơn 130 nghìn km trong đó hơn 40 nghìn km đường sắt cao tốc có tốc độ tàu chạy trên 200 km/h.

+ Đường ô tô có khoảng 5 triệu km, trong đó có 150 nghìn km đường cao tốc (đứng đầu thế giới).

+ Đường biển phát triển mạnh phục vụ việc xuất nhập khẩu với các cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba - Chu Sơn, Thâm Quyến,...

+ Đường hàng không cũng rất phát triển, các sân bay có lượng hành khách và hàng hóa luân chuyển lớn nhất là Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải),...

- Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để mở rộng quy mô và hoàn thiện mạng lưới giao thông.

c) Du lịch

- Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch, do có nền văn minh lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng; cùng với sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng du lịch,.

- Năm 2019, Trung Quốc đứng thứ 4 trong 10 quốc gia trên thế giới có nhiều lượt khách du lịch quốc tế đến nhất và đứng thứ 11 về doanh thu du lịch quốc tế.

- Các điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bến Thượng Hải,...

d) Tài chính ngân hàng

- Hoạt động của ngành tài chính ngân hàng ngày càng phát triển. Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục tăng qua các năm, đạt 1071 tỉ USD năm 2020.

- Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài để gia nhập thị trường vốn của Trung Quốc.

- Có nhiều trung tâm tài chính lớn như: Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến.

Bình luận (0)