Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đức Quang
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
17 tháng 10 2016 lúc 22:18

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Lan
23 tháng 12 2020 lúc 21:03

* Anh:

- Kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp ở Anh đứng ở vị trí thứ 3 thế giới, sau Mĩ và Đức do:

~ Anh tiến hành Cách mạng công nghiệp sớm ➝ máy móc, trang thiết bị trở nên cũ kĩ, lạc hậu

 ~ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa chứ ko đổi mới công nghiệp trong nước

+ Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn có thế mạnh ở các lĩnh vực: xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa

+ Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước, có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh

- Chính trị: Anh theo chế độ quân chủ lập hiến với 2 đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

* Pháp

- Kinh tế:

+ Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp đứng thứ 2 thế giới

+ Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ 4 do:

~ Sản xuất công nghiệp Pháp phát triển tương đối sớm

~ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

+ Tuy nhiên, 1 số ngành công nghiệp phát triển như: luyện kim, đường sắt, thương mại... và 1 số ngành công nghiệp mới ra đời như: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô...

+ Đầu thế kỉ XX, các công ti đọc quyền ra đời trong lĩnh vực ngân hàng

- Chính trị: Sau cách mạng 4-9-1870, nền cộng hòa thứ 3 ở Pháp được thành lập

* Đức

- Kinh tế:

+ Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ 4

+ Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp vươn lên vị trí thứ 2, sau Mĩ do:

~ Thống nhất được thị trường dân tộc

~ Giành được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

~ Ứng dụng các thành tựu kinh tế vào sản xuất

+ Cuối thế kỉ XIX, Đức hình thành các công ti độc quyền về lĩnh vực: luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức

- Chính trị: Đức theo thể chế liên bang nhưng vai trò quan trọng của quý tộc, địa chủ và tư sản

* Mĩ

- Kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ vươn lên vị trí thứ 1 thế giới do:

~ Tài nguyên phong phú

~ Thị trường trong nước ko ngừng mở rộng

~ Nguồn nhân lực khá dồi dào

~ Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất

~ Thu hút nguồn đầu tư của châu Âu

+ Nông nghiệp rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn

+ Cuối thế kỉ XIX, ở Mĩ hình thành các công ti độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, các ông vua công nghiệp như '' vua dầu mỏ '', '' vua thép '', '' vua ô tô ''...

- Chính trị: Mĩ theo thể chế liên bang với 2 Đảng là: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, đề cao vai trò của Tổng thống

Ng Thi Hoa My
Xem chi tiết
lưu thị duyêm
Xem chi tiết
Lê Hoàng Huy Phan
Xem chi tiết
lương thanh tâm
6 tháng 11 2018 lúc 21:30

Trung Quốc dần biến thành thị trường béo bở và nơi tranh giành của các nước đế quốc.

Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên khoáng sản được ví như một “cái bánh ngọt khổng lồ”mà không một đế quốc nào có thể nuốt trôi được. Cái bánh bị cắt thành 6 phần, trên có ghi dòng chữ: Trung Quốc, Mãn Châu, Triều Tiên. Ngồi xung quanh là 6 người với chiếc dĩa nhọn hoắt trong tay. Kể từ trái qua phải đó là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và thủ tướng Anh đương thời.

Trung Quốc như một chiếc bánh ngọt ngon lành mà các nước đế quốc đều có tham vọng xâu xé.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:07

Tham khảo
loading...

Nguyễn Uyên minh
Xem chi tiết
YoonYoon Kim
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:05

Tham khảo

- Tình hình chính trị:

+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

+ Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.

+ Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

- Tình hình xã hội:

+ Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

+ Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.

+ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ trong thời kì này là: cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859); các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trong những năm 1875 - 1885; cuộc đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ ben-gan (năm 1905); cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay (năm 1908),…