Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mon TV
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
2 tháng 12 2021 lúc 20:12

Them khẻo(Tham khảo)

 

A/ Dàn ý chi tiết 

I. Mở bài

- Giới thiệu chung về các loài cây.

- Giới thiệu về loài cây em yêu thích nhất.

II. Thân bài

- Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của cây:

+ Rễ

+ Thân

+ Cành

+ Lá

+ Hoa

+ Quả

- Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây: 

+ Đối với mọi người

+ Đối với trường học của em

+ Đối với gia đình em

+ Đối với bản thân em

- Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại.

- Sự gần gũi của em với loài cây mà em yêu thích nhất.

III. Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm của em dành cho loài cây em yêu thích.

B/ Sơ đồ tư duy 

Cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích nhất năm 2021

C/ Bài vănCảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích nhất – mẫu 

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quý, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây “Hoa học trò.”

Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi, chúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẻ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng, vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường thầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè. Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa. Nhưng rồi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường, thầy cô, bạn bè. Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đoá phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.

  

Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Vân
10 tháng 12 2021 lúc 23:10

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Khách vãng lai đã xóa
kimlien
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Trung Dũng
Xem chi tiết
Re
23 tháng 11 2021 lúc 21:40

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Bà ngoại của em.

- Hoàn cảnh sống của bà...

2. Thân bài:

* Tả bà:

+ Ngoại hình:

- Tuổi tác, hình dáng, gương mặt...

+ Tính nết:

- Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu.

(Thể hiện qua lời nói và hành động).

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu quý, kính phục bà.

- Mong có dịp được ở lâu bên bà.

Bài tham khảo 2

1. Phần Mở bài

- Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: Ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em.

- Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà.

- Em yêu quý và kính trọng bà nội em vô cùng.

2. Phần Thân bài

a) Miêu tả ngoại hình

- Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghĩ hưu được 4 năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học.

- Tuy lớn tuổi nhưng trông bà nội em vẫn rất trẻ. Ai cũng nói nội em chỉ khoảng 50 tuổi là cùng. Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sống mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên.

- Nội em ăn mặc giản dị nhưng rất niềm nở. Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh dương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn.

- Khi còn đi dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép nhựa màu đen.

b) Miêu tả hoạt động

- Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cùng luôn tay.

- Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ…

- Đi học về, hôm nào em cũng có cơm ngon, canh ngọt.

- Khi làm hết mọi việc trong gia đình, Nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày chủ nhật liền đó thế nào cả nhà củng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra.

- Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,…

Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.

- Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi buồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được với mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.

3. Phần Kết bài

- Em rất yêu quý và kính trọng bà nội của mình.

- Em sẽ rất hiểu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuổi.

Bài tham khảo 3

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…

- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b) Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích của bà: Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Khánh Linh
Xem chi tiết
phuc le
7 tháng 12 2016 lúc 20:29

Mở bài:

– Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
– Bài thơ Bánh trôi nước là loại thơ vịnh vật, kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữa.
Thân bài:
* Câu 1 & 2: Hình ảnh bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó:
– Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, lụôc trong nước sôi, chìm nổi vài ba lần là chín.
– Mượn những đặc điểm đó, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ. Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm chủ bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
* Câu 3 & 4: Phảm giá trong sách, cao quý của người phụ nữ:
– Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có nghĩa ẩn dụ: Rắn nạt mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
– Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách,… người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý (tấm lòng son) của mình.
– Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm người phụ nữ.
Kết bài:
– Bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh
– Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của Hồ Xuân Hương đậm tính nhân văn do đó mà bài thơ sống mãi với thời gian

Minh Thư
7 tháng 12 2016 lúc 20:29

DÀN BÀI

I.Mở bài:

-Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.

-Bài thơ Bánh trôi nướclà loại thơ vịnh vật, kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữ.

II.Thân bài:

-Câu 1 và 2: Hình ảnh chiếc bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó:

-Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín.

-Mượn những đặc điểm trên, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non.Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm chủ của bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

-Câu 3 và 4: Phẩm giá trong sạch, cao quý của người phụ nữ:

-Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

-Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách... nhưng người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý, (tấm lòng son) của mình.

-Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi, như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm phụ nữ.

III.Kết bài

-Bài thơ tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh.

-Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của Hồ Xuân Hương đậm tính nhân văn, do đó mà thơ bà sống mãi với thời gian.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

phuc le
7 tháng 12 2016 lúc 20:23

I. Mở bài:

- Giới thiệu một vài nét về tác giả:

+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.

+Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.

+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.

+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.

- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.

+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):

‘Thân em... tấm lòng son’

+Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.

II. Thân bài:

‘Bánh trôi nước’là một bài thơ bình dịvề đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.

1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.

2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:

‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’

‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.

- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.

3.Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:

‘Bảy nổi ba chìm với nước non,

Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’

- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.

- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...

- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.

4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.

- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:

‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son’

III. Kết bài:

- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Yến Nhi
5 tháng 11 2021 lúc 13:27

Bạn tham khảo nhé!

Mùa hè là mùa chia tay mái trường thân yêu. Và mỗi độ hè về, hàng phượng vĩ trên sân trường lại rực rỡ. Hoa phượng - loài hoa của tuổi học trò.

Những cây phượng trên sân trường được trồng từ rất lâu rồi. Thân cây to lớn phải mấy người ôm mới hết. Gốc phượng to lớn, xù xì là dấu vết của thời gian. Những cành cây giống như những cánh tay sải dài đến hàng mét. Rễ phượng to lớn, nổi cả lên mặt đất. Thân cây lớn là vậy nhưng lá phượng lại rất nhỏ bé, mong manh. Lá phượng chỉ to bằng nửa đầu ngón tay, đan lại với nhau thành nhiều tầng. Lá phượng trở nên xanh tươi để nâng đỡ những chùm hoa.

Cứ vào khoảng tháng năm, hoa phượng đã nở đỏ rực cả một vùng trời. Hoa phượng thường có năm cánh. Hoa không mọc riêng rẽ mà thành từng chùm. Khi nở, hoa phượng xòe ra như bướm, bốn cánh màu đỏ, cánh kia trắng ngà điểm nhiều chấm đỏ dày và cứng hơn. Nhị hoa thì vươn dài, đầu to, mang túi phấn hơi cong . Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bỗng nhưng rất đều. Màu hoa phượng rực rỡ khiến cho lũ học trò lưu luyến mái trường thân thương.

Có thể nói, cây phượng đã gắn bó với học trò chúng em từ rất lâu. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Trên những hàng phượng vĩ, những chú ve kêu râm ran. Tiếng ve như gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe sắc. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này. Không chỉ vậy, cứ mỗi khi hoa phượng nở là những cô cậu học trò như chúng em lại cảm thấy háo hức vô cùng. Bởi một mùa hè sôi động với nhiều hoạt động đã đến. Nhưng với các anh chị học sinh cuối cấp, hoa phượng lại gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Em yêu biết bao loài cây của tuổi học trò.

Hoa phượng đã trở thành một biểu tượng của mùa hè. Hoa phượng nở có nghĩa là hè đã về. Em cảm thấy yêu biết bao loài cây của tuổi học trò.

Koten
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
10 tháng 11 2021 lúc 7:57

Tham khảo!

https://mobitool.net/top-10-bai-van-bieu-cam-ve-loai-cay-em-yeu.html

 

Bạn bôi đen dòng chữ ở trên rồi mở nhé!

Koten
10 tháng 11 2021 lúc 8:13

Ko lấy trên gg

Jeon Jungkook Bangtan
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 11 2016 lúc 17:24

a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

Nguyệt Trâm Anh
28 tháng 11 2016 lúc 19:37
1.Mở bài:-Giới thiệu khái quát về đối tượng cần biểu cảm.-Giới thiệu những cảm xúc, tình cảm của bản thân về đối tượng biểu cảm.2.Thân bài:-Miêu tả về đối tượng, tùy thuộc vào cảm xúc chủ đạo của bản thân về đối tượng mà chú ý làm nổi bật những đặc điểm riêng của đối tượng, cần đặc biệt chú ý đến vai trò của thao tác lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.-Từ những đặc điểm riêng của đối tượng, nêu lên những nhận xét, đánh giá, thể hiện những suy nghĩ cảm xúc của bản thân đối với đối tượng.3. Kết bài:- Đưa ra nhận định, đánh giá tổng quát về nội dung biểu cảm.-Những tác động, ảnh hưởng của đối tượng đối với bản thân (nếu có)
Trần Hoa Tham
Xem chi tiết
Phương Thảo
16 tháng 11 2016 lúc 5:56

DÀN BÀI

I. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.

II. Thân bài

-Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ởxóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.

-Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà thân thương.

-Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ hôm nay."

-Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

-Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị cua con người hiện tại.

-Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

III. Kết bài

Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiêt. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

Đo Đức Thắng
16 tháng 10 2023 lúc 20:01

Hay quá bạn

 

Nguyễn Quang Trung Dũng
Xem chi tiết
Re
23 tháng 11 2021 lúc 21:42

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Bà ngoại của em.

- Hoàn cảnh sống của bà...

2. Thân bài:

* Tả bà:

+ Ngoại hình:

- Tuổi tác, hình dáng, gương mặt...

+ Tính nết:

- Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu.

(Thể hiện qua lời nói và hành động).

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu quý, kính phục bà.

- Mong có dịp được ở lâu bên bà.

Bài tham khảo 2

1. Phần Mở bài

- Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: Ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em.

- Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà.

- Em yêu quý và kính trọng bà nội em vô cùng.

2. Phần Thân bài

a) Miêu tả ngoại hình

- Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghĩ hưu được 4 năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học.

- Tuy lớn tuổi nhưng trông bà nội em vẫn rất trẻ. Ai cũng nói nội em chỉ khoảng 50 tuổi là cùng. Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sống mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên.

- Nội em ăn mặc giản dị nhưng rất niềm nở. Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh dương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn.

- Khi còn đi dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép nhựa màu đen.

b) Miêu tả hoạt động

- Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cùng luôn tay.

- Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ…

- Đi học về, hôm nào em cũng có cơm ngon, canh ngọt.

- Khi làm hết mọi việc trong gia đình, Nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày chủ nhật liền đó thế nào cả nhà củng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra.

- Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,…

Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.

- Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi buồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được với mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.

3. Phần Kết bài

- Em rất yêu quý và kính trọng bà nội của mình.

- Em sẽ rất hiểu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuổi.

Bài tham khảo 3

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…

- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b) Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích của bà: Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

Khách vãng lai đã xóa