Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Bích Khuê
Xem chi tiết
Your Nightmare
6 tháng 10 2017 lúc 12:28

-Vị trí: Nằm trong khoảng từ vòng cực về phía hai cực (Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc, từ vòng cực Nam đến cực Nam)

-Khí hậu: Khắc nghiệt, lạnh lẽo

-Nhiệt độ: Luôn dưới -10 độ C, có khi -50 độ C

-Lượng mưa: Rất thấp, chỉ dưới 200 mm

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 20:46

Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:
- Gió mùa đông (tháng 11- tháng 4 năm sau): lạnh, khô. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc. Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế.
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 - tháng 10): nóng, ẩm, chủ yếu có hướng tây nam.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 20:46

Tham khảo

* Nguyên nhân:

- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.

- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.

* Gió mùa mùa đông:

- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.

+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

* Gió mùa mùa hạ:

- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Hướng: Tây Nam.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.

+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.

Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:46

Tham khảo:

♦ Nguyên nhân:

- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.

- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.

♦ Gió mùa mùa đông:

- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.

+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

♦ Gió mùa mùa hạ:

- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.

 

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Hướng: Tây Nam.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.

+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Đại bộ phận lãnh thổ phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc.

- Phía bắc có khí hậu nhiệt đới.

- Phía nam khí hậu cận nhiệt đới.

- Phía đông nam khí hậu ôn đới.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:29

Tham khảo!

- Đặc điểm khí hậu:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến 4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi.

+ Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.

- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất:

+ Khí hậu đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

+ Tuy nhiên, vùng này có nhiều thiên tai như: lũ, rét đậm, rét hại, bão,... gây nhiều trở ngại cho đời sống và sản xuất.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:53

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.

+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.

+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa

- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Bắc Mỹ có 3 đới thiên nhiên là: cực và cận cực, ôn đới và cận nhiệt đới.

- Mô tả đặc điểm các đới thiên nhiên (em chỉ cần chọn 1 đới thiên nhiên để viết vào vở):

Cực và cận cực

+ Gồm phần lớn các đảo và quần đảo phía bắc, rìa phía bắc bán đảo A-lax-ca và Ca-na-đa. 

+ Khí hậu khắc nghiệt nên thực vật nghèo nàn, chủ yếu có rêu và địa y.

 

+ Động vật có các loài chịu được lạnh như: gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc, một số loài chim,...

Đới ôn hòa

+ Gồm phần lớn miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông.

+ Khí hậu ôn hòa với các mùa rõ rệt nên thiên nhiên khá đa dạng.

+ Thực vật có rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và thảo nguyên.

+ Động vật phong phú, bao gồm: thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú gặm nhấm, bò tót và các loài chim.

+ Cao nguyên Cô-lô-ra-đô có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc nên thực, động vật nghèo nàn.

Đới nóng

+ Gồm phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và rìa phía tây nam Hoa Kỳ.

+ Thực vật có rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải.

 

+ Động vật rất phong phú và đa dạng như: linh miêu, sư tử, chó sói, hươu, gầu, thỏ, sóc, báo, chuột,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:40

Thiên nhiên châu Âu phân hóa thành ba đới rõ rệt:

- Đới lạnh: 

+ Chiếm diện tích không đáng kể, phân bố ở Bắc Âu. 

+ Do nằm ở vùng vĩ độ cao nên khí hậu lạnh và ẩm quanh năm.

+ Thực vật chủ yếu có rêu và địa y.

+ Động vật rất nghèo về thành phần loài, thường gặp nhất là chuột Lem – mút, chó sói, chồn, cú bắc cực,...

- Đới ôn hòa:

+ Bao gồm phần lớn bán đảo Xcan-đi-na-vi, Tây Âu, Trung Âu và một phần ở Đông Âu.

+ Ven biển phía tây có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp, vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên.

+ Về phía đông nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng, lượng mưa giảm, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên và bán hoang mạc.

+ Động vật: nai sừng tấm, sóc, gấu nâu, linh miêu,..

- Đới nóng: 

+ Phân bố ở khu vực Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

+ Thực vật phổ biến là kiểu rừng thưa và cây bụi cứng như: sồi, nguyệt quế, ô liu, thông, tuyết tùng,..

+ Động vật chủ yếu là các loài bò sát như: thằn lằn, tắc kè, rùa, chim…

Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn:

- là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, diện tích 5,5 triệu km2 và trải rộng trên nhiều quốc gia.

- được gọi là “ lá phổi xanh” của thế giới.

- có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới với nhiều loài chim, thú, bò sát quý hiếm và hàng triệu côn trùng

Thư Minh
Xem chi tiết
Lý Nguyệt Viên
3 tháng 10 2016 lúc 20:33

Giới hạn của môi trường đới lạnh : Từ vòng cực B đến cực B , từ vòng cực N đến cực N

Đặc điểm khí hậu :+ Khí hậu vô cùng khắc nghiệt 

                              + Mùa đông dài , mùa hạ ngắn ( Đất đóng băng quanh năm )

Các khu vực đóng băng : Bắc cực , từng tảng băng kết hợp lại khiên băng dày hơn 10 m

Nam cực , đảo Grơn-len  băng có thể dày đến 1500 m

Biến đổi khí hậu ở Trái Đất nóng lên làm cho các tảng băng chảy  bớt , diện tích băng thu hẹp

Trấn Vinh Phúc
26 tháng 9 2016 lúc 21:13

ngu rứa minh thư 

 

Nguyễn Lê Bình An
18 tháng 9 2018 lúc 20:54

1. Giới hạng của môi trường đới lạnh: nằn trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 vòng cực.

2. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu đới lạnh:

+ Khí hậu vô cùng khắc nhiệt

+ Mùa đông dài, mùa hạ chi dài 2-3 tháng

+ Đất đóng băng quanh năm.

3. Các khu vực đóng băng:

+ Ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng 1 lớp băng dày đến 10m

+Ở châu Nam Cực và đảo Grơn - len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m.

4. Do biến đổi khí hậu, Trái Đất nóng lên, băng ở 2 vùng cực tang chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại.

Chúc bạn học tốt nha!