Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
le anh duc
Xem chi tiết
Đường Quỳnh Giang
28 tháng 9 2018 lúc 11:35

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Hậu Vệ Thép
27 tháng 9 2018 lúc 19:59

Nên nên giá trị nghệ thuật của bài văn

Tả nhưng cảnh đệp mak Nguyễn Trãi nhìn thấy 

Nên cảm nghỉ của em về bài văn, cảm nghĩ của tác giả

Sao Băng
Xem chi tiết
Đức Toàn Vũ Duy
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Bảo Châu
Xem chi tiết
Doraemon
13 tháng 12 2018 lúc 11:08

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then

nguyễn hữu trường sơn
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Anh
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
25 tháng 10 2018 lúc 20:11

  Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.

Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:

Núi láng giềng, chim bầu bạn

 Mây khách khứa, nguyệt anh tam

(Thuật hứng - Bài 19)

Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

(Trích Côn Sơn ca).

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then

(Thuật hứng - Bài 24)

Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:

Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan

(Quốc Âm thi tập - Bài 160)

Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.


P/S :            Bài ca Côn Sơn hay bài Côn Sơn ca???

Xem chi tiết
Trà Ngô
3 tháng 1 2020 lúc 20:22

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
    Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
          Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
          Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
          Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
          Gió về từng trận, gió bay đi...

    Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
    Lúc này mới  thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
    Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
          Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
          Lúa thì con gái mượt như nhung.
          Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
          Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

    Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về  “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay”  hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
    Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
    Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
          Trên đường cát mịn, một đôi cô,
          Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
          Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
          Tay lần tràng hạt miệng nam mô

    Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
    Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
    Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
    Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”  

Khách vãng lai đã xóa
Trà Ngô
3 tháng 1 2020 lúc 20:27

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước. 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.

Khách vãng lai đã xóa
Dương Khánh Vy
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 10 2016 lúc 12:37

Côn Sơn là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước ta. Nhắc đến Côn Sơn chắc hẳn mọi người, đặc biệt là các bạn yêu thơ không thể nào quên bài thơ “Côn Sơn Ca” nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Trong đó có một đoạn mà em thấy rất thích:
“ Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi lên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”
Trước hết, em vô cùng ấn tượng về khung cảnh thơ mộng hữu tình của Côn Sơn qua ngòi bút giàu màu sắc hội họa của Nguyễn Trãi. Lần lượt khung cảnh của Côn Sơn với rừng thông, núi đá đã hiện ra trước mắt em khiến em say mê, thích thú:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Trong rừng có trúc bóng râm,”
Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã gợi không gian yên ắng, tĩnh lặng, chỉ nghe được tiếng suối chảy rì rầm, đều đều vọng lại từ xa. Nguyễn Trãi đã sử dụng gam màu xanh làm chủ đạo: màu xanh của rêu đá rồi màu xanh cả rừng thông, trúc. Tất cả gợi nên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Nghệ thuật gợi nhiều hơn tả đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, đẹp đẽ, nên thơ, có âm thanh tiếng suối, có bàn đá rêu phơi,có màu xanh bạt ngàn của rừng thông và trúc. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em lòng yêu mến, tự hào về cảnh đẹp Côn Sơn nói riêng và cảnh đẹp đất nước nói chung. Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn sáng tạo nên một loạt hình ảnh so sánh khiến em rất thích:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
(…)
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Hình ảnh so sánh mới lạ đã gợi khung cảnh khoáng đạt, tĩnh lặng. Trong đó, em thích nhất hình ảnh so sánh: “ tiếng suối như tiếng đàn cầm”. Hình ảnh so sánh thật hay và gợi cảm gợi tả âm thanh trầm bổng, du dương của tiếng suối chảy. Hình ảnh so sánh này làm em liên tưởng đến câu thơ của Hồ Chí Minh:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Cả hai bài đều lấy âm thanh do con người tạo ra để ví với âm thanh thiên nhiên. Cả hai bài đều là hình ảnh so sánh đẹp thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên của hai tác giả. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối như tiếng đàn cầm phù hợp với tâm trạng của tác giả khi rời xa chốn triều chính về ở ẩn ở Côn Sơn còn Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối như tiếng hát xa đã gửi gắm niềm lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ Cách mạng
Bên cạnh đó, em vô cùng yêu quý, trân trọng nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi gửi gắm qua đoạn trích. Nguyễn Trãi đã chủ động rời xa chốn quan trường đầy bon chen, danh lợi, lui về ở ẩn, vui thú cùng thiên nhiên:
“ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”
Chữ “nhàn” bộc lộ rõ tâm hồn trong sáng, không màng danh lợi thể hiện niềm vui được sống trong cảnh nhàn hạ. Nhưng ẩn sâu trong chữ “nhàn” ấy còn một nỗi niềm đau đáu, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước nhà. Tấm lòng tha thiết với đất nước và nhân cách trong sáng thanh cao của nhà thơ làm em cảm phục biết bao!Và em cũng rất thích tình cảm yêu mến, gắn bó chan hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi:
“ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”
Điệp ngữ “ta” được lặp lại năm lần, mỗi lần là một tư thế, một tâm thế khác nhau: Nghe, ngồi, nằm, ngâm. Em hình dung nhà thơ đang sống trong những giây phút thảnh thơi tận hưởng những món quà vô giá do thiên nhiên ban tặng. Đó cũng thể hiện rõ sự hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên. Với Nguyễn Trãi thiên nhiên không đơn thuần là thiên nhiên mà còn là bầu bạn của nhà thơ. Như vậy Nguyễn Trãi không chỉ có tình yêu thiên nhiên tha thiết mà còn là một con người có tâm hồn thi sĩ, nhân cách thanh cao. 
Càng yêu thích nội dung đoạn thơ em càng yêu mến nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ. Các điệp ngữ “ Côn Sơn, ta, trong”được sử dụng hiệu quả tạo nên giọng điệu nhẹ nhàng, êm tai của đoạn thơ. Một loạt phép so sánh mới lạ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế trong liên tưởng, tượng tượng và miêu tả của nhà thơ. 
Đoạn trích đã khép lại nhưng giai điệu ngân nga của bài thơ còn mãi trong em. Em càng tự hào về đại thi hào dân tộc. Em mong được một lần đến thăm Côn Sơn để khám phá vẻ đẹp thơ mộng của Côn Sơn và đồng điệu với nỗi niềm của Nguyễn Trãi. 

Linh Phương
13 tháng 10 2016 lúc 12:47

  Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.

Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đượcsống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:

Núi láng giềng, chim bầu bạn

 Mây khách khứa, nguyệt anh tam

(Thuật hứng - Bài 19)

Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

(Trích Côn Sơn ca).

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then

(Thuật hứng - Bài 24)

Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:

Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan

(Quốc Âm thi tập - Bài 160)

Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.

Bạn tham khảo nhé!

Đào Tuyết Nhi
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
2 tháng 12 2021 lúc 19:20

Tham khảo

Tác giả Hon-đa hồi nhỏ được miêu tả trong văn bản là một cậu bé khá hiếu động và thông minh. Tuy lớn lên trong một gia đình nghèo, phải giúp cha mẹ làm việc nhưng không hề than vãn, oán trách hay tỏ ra lười biếng, nản chí mà luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để theo đuổi niềm đam mê của mình. Điều đó cho thấy ông là một cậu bé chăm chỉ, hiếu thảo và có nghị lực, biết vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đó không phải là suy nghĩ mà bất cứ cậu bé nào cũng có thể ngộ ra và hiểu được, cũng có thể thấy hoàn cảnh éo le đã giúp Hon-đa biết suy nghĩ và trưởng thành hơn các  bạn cùng trang lứa. Vì nhà nghèo, không có tiền đi xem biểu diễn máy bay mà cậu bé mười tuổi đã trốn học đạp xe hai mươi cây số để tới nơi biểu diễn, khi không đủ tiền mua vé vào cửa đã nghĩ ra cách leo lên cây để xem. Cách làm tuy có lạ lùng, táo tợn nhưng đã thể hiện sự nhanh trí và ứng xử, quyết không chịu thua của chú bé mười tuổi trên hành trình theo đuổi đam mê. Hon-đa ngay từ khi còn nhỏ đã rất thông minh, vượt lên hoàn cảnh và cương quyết, thích thứ gì là sẽ theo đuổi đến cùng. Ở cậu bé mười tuổi ấy, ta nhận thấy sự chịu thương chịu khó, nghị lực và cả sự quyết tâm, cố gắng trong nghịch cảnh.

 

Kudo Shinichi AKIRA^_^
2 tháng 12 2021 lúc 19:21

TK

Tác giả Hon-đa hồi nhỏ được miêu tả trong văn bản là một cậu bé khá hiếu động và thông minh. Tuy lớn lên trong một gia đình nghèo, phải giúp cha mẹ làm việc nhưng không hề than vãn, oán trách hay tỏ ra lười biếng, nản chí mà luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để theo đuổi niềm đam mê của mình. Điều đó cho thấy ông là một cậu bé chăm chỉ, hiếu thảo và có nghị lực, biết vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đó không phải là suy nghĩ mà bất cứ cậu bé nào cũng có thể ngộ ra và hiểu được, cũng có thể thấy hoàn cảnh éo le đã giúp Hon-đa biết suy nghĩ và trưởng thành hơn các  bạn cùng trang lứa. Vì nhà nghèo, không có tiền đi xem biểu diễn máy bay mà cậu bé mười tuổi đã trốn học đạp xe hai mươi cây số để tới nơi biểu diễn, khi không đủ tiền mua vé vào cửa đã nghĩ ra cách leo lên cây để xem. Cách làm tuy có lạ lùng, táo tợn nhưng đã thể hiện sự nhanh trí và ứng xử, quyết không chịu thua của chú bé mười tuổi trên hành trình theo đuổi đam mê. Hon-đa ngay từ khi còn nhỏ đã rất thông minh, vượt lên hoàn cảnh và cương quyết, thích thứ gì là sẽ theo đuổi đến cùng. Ở cậu bé mười tuổi ấy, ta nhận thấy sự chịu thương chịu khó, nghị lực và cả sự quyết tâm, cố gắng trong nghịch cảnh.