Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:10

Tham khảo!

Lễ hội Chùa Hương:

- Bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm

- Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,.. Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

Hội Lim:

- Được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, trong đó ngày 13 là ngày hội chính.

- Trong phần lễ, người ta thực hiện các nghi thức rước, tế lễ Thành hoàng các làng, các vị anh hùng của quê hương, dâng hương cúng Phật,... Sau phần lễ, hội Lim còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt vải,... Đặc sắc nhất là phần hát Quan họ với những tiết mục biểu diễn trên thuyền rồng.

Bình luận (0)
Thị thúy Đaò
Xem chi tiết
Thị thúy Đaò
19 tháng 9 2021 lúc 21:49

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Green sea lit named Wang...
19 tháng 9 2021 lúc 21:55

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
tùng hoàng mạnh
24 tháng 4 2022 lúc 18:59

bài khó thế

Bình luận (0)
Jeon Jungkook Bangtan
Xem chi tiết
qwerty
22 tháng 2 2017 lúc 8:37

The Songkran festival is the Thai New Year's festival. The Thai New Year's Day is 13 April every year, but the holiday period includes 14–15 April as well. The term was borrowed from Makar Sankranti, the name of a Hindu harvest festival celebrated in India in January to mark the arrival of spring. It coincides with the rising of Aries on the astrological chart, the New Year of many calendars of South and Southeast Asia. The festive occasion is in keeping with the Buddhist/Hindu solar calendar.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 1 2019 lúc 8:51

Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu. Để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Trong lễ hội tổ chức tế lễ, hoạt động vui chơi giả trí như đấu cờ người, thi nấu cơm, giã gạo, hát trao duyên,…

Bình luận (0)
Blackpink love
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
13 tháng 3 2022 lúc 20:51

Tham khảo:

Ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm:

+ Tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng; thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hướng về nguồn cội của dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)
Sơn Mai Thanh Hoàng
13 tháng 3 2022 lúc 20:51

REFER

Lễ hội diễn ra từ ngày 01đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất.

Bình luận (0)
Long Sơn
13 tháng 3 2022 lúc 20:51

Tham khảo:

Tổ chức vào 10/3 âm lịch

- Ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm:

+ Tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng; thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hướng về nguồn cội của dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc (về nguồn gốc con rồng cháu tiên) đồng thời nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên; lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông; từ đó hình thành được ở mỗi người ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị, thành quả tốt đẹp do thế hệ đi trước để lại.

+ Tổ chức Lễ Giỗ Tổ - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp quan trọng để quảng bá ra thế giới về một di sản văn hóa vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn và tình cảm của mỗi người dân Việt.

Bình luận (0)
Lê Hương
Xem chi tiết
ebe Ngân Hà
Xem chi tiết

-Bảo tồn được các lễ hội

-Đưa các lễ hội đến gần hơn với thế hệ trẻ

-Tôn vinh được các truyền thống quý báu của cha ông ta

-Giúp các lễ hội phát triển hơn, có ý nghĩa hơn trong mắt nhân dân

-Đưa các lễ hội đến được với bạn bè năm châu, du khách quốc tế

...............

Bình luận (0)
Dark_Hole
20 tháng 3 2022 lúc 15:42

Việc tổ chức các lễ hội tại địa phương mang ý nghĩa:

+Quảng bá lễ hội văn hóa truyền thống tới các du khách trong và ngoài nước

+Tuyên truyền, vận động giáo dục mọi người về các đạo lý trong cuộc sống

+Tôn vinh công lao của những vị anh hùng của dân tộc, những người có công xây dựng đất nước

+Quảng bá mọi người cùng tham gia lễ hội

...

Bình luận (0)
Gia tộc quỷ zữ (khát máu...
20 tháng 3 2022 lúc 15:48

-giúp lễ hội phát triển hơn, nhiều người biết đến hơn, thu được nhiều nguồn lợi từ các lễ hội,..

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:25

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

Bình luận (0)
Phạm Lê Ngân Khánh
30 tháng 1 lúc 9:16

*Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

Bình luận (0)
ѕђɩnɧP DUBAI
Xem chi tiết
qlamm
16 tháng 3 2022 lúc 8:32

ngày 1-3/4 âm lịch hàng năm

Bình luận (0)
Nguyễn Như Lan
16 tháng 3 2022 lúc 8:32

Lễ hội truyền thống Thái Bình diễn ra vào các ngày 1-3/4 âm lịch hàng năm

Bình luận (0)
Như Nguyệt
16 tháng 3 2022 lúc 8:32

=> Lễ hội truyền thống Thái Bình diễn ra vào các ngày 1-3/4 âm lịch hàng năm

Bình luận (0)