Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 9 2017 lúc 12:56

Kế sách giữ nước qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua:

    + Tùy thời thế có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định

    + Điều kiện quan trọng là toàn dân đoàn kết trên dưới một lòng sẽ thắng giặc

    + Giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo dân có đời sống sung túc

→ Nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà thương dân, trọng dân, biết lo cho dân

Bình luận (0)
Linh Thuy
Xem chi tiết
Linh “Phải sống thật hạn...
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 3 2020 lúc 18:54

2)-Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước:

-Sách lược chống giặc phải linh hoạt, uyển chuyển, tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.

-Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng, cho nên phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc,... đó chính là "thượng sách giữ nước".

→ Qua nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và biết lo cho dân.

3)

Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn, nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng. Ý nghĩa của chi tiết:

Thể hiện lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình. Là người thận trọng, quyết đoán trong hành động và suy nghĩ. Ông là người có tình cảm chân thành, thẳng thắn, nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 11 2017 lúc 17:15

Lời giải:

Lời căn dặn của Trần Quốc Tuấn với vua Trần Anh Tông trước khi qua đời muốn nhắc nhở nhà vua về bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc từ trong nội bộ hoàng tộc đến toàn dân tộc để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược. Muốn đoàn kết được toàn dân thì phải biết "khoan thư sức dân", lấy đó làm kế sâu rễ bền gốc

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
Trần Hương Thoan
Xem chi tiết
Hoan Nguyen
20 tháng 12 2016 lúc 14:48

Nếu đọc lại Chiếu dời đô, ta thấy Lý Công Uẩn đã trình bày trước đại chúng về đạo quản lý đất nước của nhà cầm quyền. Đó là việc triều đình luôn nhằm mục đích vì nước vì dân, vì lợi ích lâu dài của đất nước, của dân tộc. Di chúc Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh "khoan thư sức dân". Nhà cầm quyền thời bình, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải lo cho đời sống của dân, cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực, có như vậy thì vào thời chiến mới đủ người, đủ của, đủ ý chí để bảo vệ biên cương. Cho nên, khi chiến thắng rồi các triều Lý - Trần không bắt dân lên núi xẻ đá, vào rừng đẵn gỗ, xuống biển mò ngọc để xây dựng cung điện, đền đài, lăng tẩm... Bởi Việt Nam không có cái kiểu văn minh dùng xương máu của dân để xây lên những cung điện, đền đài nguy nga vĩ đại. Điều này được minh chứng rất rõ khi vua Lý Nhân Tông lúc sắp lâm chung vẫn không thôi lo lắng cho quốc gia, dân tộc, cảm thông với dân. Di chiếu Người để lại: "Trẫm nhắm mắt, việc tang chế trong ba ngày phải bỏ áo chở, thôi hẳn xót thương, việc chôn cất cứ theo lối tằn tiện, không nên xây lăng mộ riêng".

Một chế độ vững mạnh với những chiến công lẫy lừng và bước đến tột đỉnh vinh quang, như triều Lý - Trần, thế tất cũng có thể xây được nền văn minh tinh thần, vật chất tương xứng với tầm vóc của mình. Nhưng vì thương dân nên không chú ý đến di sản vật chất. Bộc lộ rõ nhất là Thượng hoàng Trần Nghệ Tông khi còn ở ngôi báu, sử ghi: "Vua xuống chiếu rằng việc xây dựng cung thất cốt sao giản dị, mộc mạc, chỉ lấy các tản quan trong tôn thất phục dịch, không được phiền đến dân" (Đại việt sử ký toàn thư).

Bình luận (0)
Hoàng Thanh Ngân
20 tháng 12 2016 lúc 20:46

Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này

Bình luận (0)
Trần Tiến Đạt
28 tháng 12 2017 lúc 19:43

Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này.

Bình luận (0)
Tiến Đạt Lê
Xem chi tiết
Châu Lai
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết
༺天༒恩༻
7 tháng 3 2019 lúc 11:19

Bạn tham khảo bài văn này nhoa! Chúc bạn một buổi trưa vui vẻ ~! ❤‿❤

Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thế hiện qua hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột, thể hiện qua thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Bao nhiêu tâm huyết, bút lục của Trần Quốc Tuấn dồn vào đoạn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Mỗi chữ, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy. Câu văn chính luận mà đã khắc họa thật sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước, đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù đến bầm gan tím ruột mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. Khi tự bày tỏ gan ruột, chính Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.

 

Bình luận (0)

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Bình luận (0)
Cường Đậu
Xem chi tiết