Sách Giáo Khoa
1.Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn. 2.Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4); cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3) a/ Hãy phân tích từng cảnh tượng b/ Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và 3 . Phân tích để làm rõ cái hay trong đoạn thơ này. c/ Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng nêu trên, tâm s...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 11 2019 lúc 11:54

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Bình luận (0)
HMinhTD
Xem chi tiết
isumi shinaharu
14 tháng 1 2023 lúc 16:05

Bạn tóm tắt lại nhé (Tham khảo):

Thế Lữ là một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam, ông có những sáng tác tiêu biểu, góp phần to lớn làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ, đó là bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ mượn lời của một con hổ sa cơ, bị giam giữ trong lồng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của cả một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ thể hiện được tâm trạng của cả thế hệ người, hơn nữa nó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do mạnh mẽ của toàn dân tộc.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già: 

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ 

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”

Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình. “Trong cũi sắt” lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể “nằm dài” trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ “trông ngày tháng dần qua.

Càng tù túng bao nhiêu, càng uất hận bao nhiêu thì sự khinh bỉ dành cho những con người ngoài kia càng nhiều bấy nhiêu “Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ”. “Lũ người” ở đây ta có thể hiểu là những người đã bắt giam, đẩy con hổ vào chốn tù đầy mất tự do này. Thế giới của con người và loài vật hoàn toàn khác nhau, nhưng vì sự tham lam, tham vọng không bờ bến của con người mà con hổ phải chịu cảnh giam hãm phi lí này, lũ người này trong cái nhìn của con hổ chỉ là lũ “ngạo mạn ngẩn ngơ”, cậy vào sức mạnh mà dương dương tự đắc, không biết xấu hổ. Đặt câu thơ vào trong mối quan hệ với con người ta có thể thấy Thế Lữ thể hiện niềm phẫn uất khi lũ quân cướp nước trắng trợn xâm phạm hòa bình, độc lập của dân tộc, đẩy nhân dân vào cuộc sống tù túng, mất tự do. Nhà thơ cũng thể hiện rõ thái độ của mình ở đây, đó là sự coi thường, chế giễu những hành động phi lí của chúng: “khinh”, “giễu”,“Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm” câu thơ là sự thể hiện cái tinh thần ngạo nghễ, kiêu hùng của con hổ về chốn “oai linh rừng thẳm”.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Đặng Ngân Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Lộ Mạn Mạn
4 tháng 1 2018 lúc 21:57

mai đúng vì:
Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch cảm xúc sôi nổi. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp thơ lãng mạn và cũng chính là yếu tố cốt lõi chi phôi những yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ.

+ Lãng mạn là một trạng thái tâm hồn con người với đặc điểm nổi bật là giàu mộng tưởng, khát vọng và giàu cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét sự tầm thường, khuôn khổ, gò bó. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, những nhà thơ, nhà văn Việt Nam chán ghét thực tại cuộc sống xã hội đương thời, muốn thoát khỏi thực tại ấy bằng đời sống tâm hồn tràn đầy cảm xúc.

+ Cảm xúc lãng mạn trong Nhớ rừng được nhà thơ thể hiện bằng cách mượn lời con hổ trong vườn bách thú. Bài thơ đã hướng về một thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường, tráng lệ bằng một cảm xúc mãnh liệt (cảnh đại ngàn hùng vĩ và hình ảnh chúa sơn lâm — khổ 2, 3 và 5). Thế giới này đối lập với thế giới thực tại (cảnh vườn bách thú: tầm thường và giả dối). Bài thơ diễn tả nỗi đau xót, uất ức của con hổ khi bị sa cơ, qua đó thể hiện nỗi chán ghét thực tại, sự khát khao tự do của chính tác giả.

- Bài thơ xây dựng thành công hình tượng con hổ bị nhôi trong vườn bách thú. Đây là hình tượng thể hiện thích hợp chủ đề bài thơ. Con hổ, chúa sơn lâm oai hùng bị giam trong cũi sắt là biểu tượng về người anh hùng khi sa cơ mang niềm u uất. Vườn bách thú là biểu tượng của thực tại tầm thường và giả dối. Cảnh núi rừng với vẻ đẹp tráng lệ của núi rừng, thiên nhiên rực rỡ huy hoàng là biểu tượng của thế giới tự do. Những hình ảnh biểu tượng trong bài thơ thích hợp cho việc thể hiện tâm sự của nhà thơ.

- Nghệ thuật đối lập, tương phản: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) và cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3). Với việc thể hiện thành công hai cảnh tượng đối lập, bài thơ thể hiện thành công tâm sự của con hổ: chán ghét thực tại, khao khát tự do.

- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình: những hình ảnh khắc họa vẻ đẹp vừa oai phong lẫm liệt vừa uy nghi, dũng mạnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của con hổ; những hình ảnh thể hiện cảnh sơn lâm hùng vĩ,... toát lên một vẻ đẹp tráng lệ, phi thường.

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú: tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gây ấn tượng mạnh: oai linh, dữ dội, mắt thần khi đã quắc, uống ảnh trăng tan, chiều lènh láng máu,... Bài thơ tràn đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt (ngắn, dài khác nhau). Giọng diệu khi hào hùng, sôi nổi mà đĩnh đạc: Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa... Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi; khi than thở, nuối tiếc, xót xa; khi uất ức, bực dọc, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng. Giọng điệu đó phù hợp với tâm trạng con hổ từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng quá khứ, sực tỉnh nhận thức về cảnh ngộ tù túng của hiện tại.

Bình luận (2)
Thành Hân Đoàn
1 tháng 1 2018 lúc 9:25

bổ sung câu hỏi nha bn : Em đồng ý vs ý kiến nào ? Hãy phân tích cách sử dụng từ ngữ , hình ả , giọng điệu trg các câu thơ để c/m cho quan điểm của mk .

Bình luận (0)
Hàn Thất Lục
25 tháng 12 2018 lúc 22:11

mai đúng vì:
Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch cảm xúc sôi nổi. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp thơ lãng mạn và cũng chính là yếu tố cốt lõi chi phôi những yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ.

+ Lãng mạn là một trạng thái tâm hồn con người với đặc điểm nổi bật là giàu mộng tưởng, khát vọng và giàu cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét sự tầm thường, khuôn khổ, gò bó. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, những nhà thơ, nhà văn Việt Nam chán ghét thực tại cuộc sống xã hội đương thời, muốn thoát khỏi thực tại ấy bằng đời sống tâm hồn tràn đầy cảm xúc.

+ Cảm xúc lãng mạn trong Nhớ rừng được nhà thơ thể hiện bằng cách mượn lời con hổ trong vườn bách thú. Bài thơ đã hướng về một thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường, tráng lệ bằng một cảm xúc mãnh liệt (cảnh đại ngàn hùng vĩ và hình ảnh chúa sơn lâm — khổ 2, 3 và 5). Thế giới này đối lập với thế giới thực tại (cảnh vườn bách thú: tầm thường và giả dối). Bài thơ diễn tả nỗi đau xót, uất ức của con hổ khi bị sa cơ, qua đó thể hiện nỗi chán ghét thực tại, sự khát khao tự do của chính tác giả.

- Bài thơ xây dựng thành công hình tượng con hổ bị nhôi trong vườn bách thú. Đây là hình tượng thể hiện thích hợp chủ đề bài thơ. Con hổ, chúa sơn lâm oai hùng bị giam trong cũi sắt là biểu tượng về người anh hùng khi sa cơ mang niềm u uất. Vườn bách thú là biểu tượng của thực tại tầm thường và giả dối. Cảnh núi rừng với vẻ đẹp tráng lệ của núi rừng, thiên nhiên rực rỡ huy hoàng là biểu tượng của thế giới tự do. Những hình ảnh biểu tượng trong bài thơ thích hợp cho việc thể hiện tâm sự của nhà thơ.

- Nghệ thuật đối lập, tương phản: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) và cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3). Với việc thể hiện thành công hai cảnh tượng đối lập, bài thơ thể hiện thành công tâm sự của con hổ: chán ghét thực tại, khao khát tự do.

- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình: những hình ảnh khắc họa vẻ đẹp vừa oai phong lẫm liệt vừa uy nghi, dũng mạnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của con hổ; những hình ảnh thể hiện cảnh sơn lâm hùng vĩ,... toát lên một vẻ đẹp tráng lệ, phi thường.

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú: tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gây ấn tượng mạnh: oai linh, dữ dội, mắt thần khi đã quắc, uống ảnh trăng tan, chiều lènh láng máu,... Bài thơ tràn đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt (ngắn, dài khác nhau). Giọng diệu khi hào hùng, sôi nổi mà đĩnh đạc: Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa... Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi; khi than thở, nuối tiếc, xót xa; khi uất ức, bực dọc, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng. Giọng điệu đó phù hợp với tâm trạng con hổ từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng quá khứ, sực tỉnh nhận thức về cảnh ngộ tù túng của hiện tại.

Bình luận (2)
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
TC.KenJo
21 tháng 1 2021 lúc 21:50

Biện pháp nghệ thuật là nhân hoá

Bình luận (0)
Vu Khanh
Xem chi tiết
nguyen thi vang
7 tháng 1 2018 lúc 16:00

Tham khảo bạn nhé !

Soạn văn lớp 8

Bình luận (1)
Sakura Sakura
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
27 tháng 12 2018 lúc 18:37

THAM KHẢO

Mai đúng vì:

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch cảm xúc sôi nổi. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp thơ lãng mạn và cũng chính là yếu tố cốt lõi chi phôi những yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ.

+ Lãng mạn là một trạng thái tâm hồn con người với đặc điểm nổi bật là giàu mộng tưởng, khát vọng và giàu cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét sự tầm thường, khuôn khổ, gò bó. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, những nhà thơ, nhà văn Việt Nam chán ghét thực tại cuộc sống xã hội đương thời, muốn thoát khỏi thực tại ấy bằng đời sống tâm hồn tràn đầy cảm xúc.

+ Cảm xúc lãng mạn trong Nhớ rừng được nhà thơ thể hiện bằng cách mượn lời con hổ trong vườn bách thú. Bài thơ đã hướng về một thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường, tráng lệ bằng một cảm xúc mãnh liệt (cảnh đại ngàn hùng vĩ và hình ảnh chúa sơn lâm — khổ 2, 3 và 5). Thế giới này đối lập với thế giới thực tại (cảnh vườn bách thú: tầm thường và giả dối). Bài thơ diễn tả nỗi đau xót, uất ức của con hổ khi bị sa cơ, qua đó thể hiện nỗi chán ghét thực tại, sự khát khao tự do của chính tác giả.

- Bài thơ xây dựng thành công hình tượng con hổ bị nhôi trong vườn bách thú. Đây là hình tượng thể hiện thích hợp chủ đề bài thơ. Con hổ, chúa sơn lâm oai hùng bị giam trong cũi sắt là biểu tượng về người anh hùng khi sa cơ mang niềm u uất. Vườn bách thú là biểu tượng của thực tại tầm thường và giả dối. Cảnh núi rừng với vẻ đẹp tráng lệ của núi rừng, thiên nhiên rực rỡ huy hoàng là biểu tượng của thế giới tự do. Những hình ảnh biểu tượng trong bài thơ thích hợp cho việc thể hiện tâm sự của nhà thơ.

- Nghệ thuật đối lập, tương phản: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) và cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3). Với việc thể hiện thành công hai cảnh tượng đối lập, bài thơ thể hiện thành công tâm sự của con hổ: chán ghét thực tại, khao khát tự do.

- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình: những hình ảnh khắc họa vẻ đẹp vừa oai phong lẫm liệt vừa uy nghi, dũng mạnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của con hổ; những hình ảnh thể hiện cảnh sơn lâm hùng vĩ,... toát lên một vẻ đẹp tráng lệ, phi thường.

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú: tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gây ấn tượng mạnh: oai linh, dữ dội, mắt thần khi đã quắc, uống ảnh trăng tan, chiều lènh láng máu,... Bài thơ tràn đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt (ngắn, dài khác nhau). Giọng diệu khi hào hùng, sôi nổi mà đĩnh đạc: Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa... Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi; khi than thở, nuối tiếc, xót xa; khi uất ức, bực dọc, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng. Giọng điệu đó phù hợp với tâm trạng con hổ từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng quá khứ, sực tỉnh nhận thức về cảnh ngộ tù túng của hiện tại.

Bình luận (0)
Thời Sênh
1 tháng 1 2019 lúc 21:10

Sống trong canh giam cẩm chật chội, ngột ngạt, con hổ nhớ tiếc thời sống hiẽn ngang, oanh liệt, làm chúa tê muôn loài ở chốn rừng xanh. Con hổ đau buồn, phẫn uất, căm giận vì bị giam hãm trong cũi sắt, xung quanh toàn là những sự giả tạo, chán ngát. Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ bất hòa sâu sắc với thực tại cuộc sống, một xã hội tù túng, ngột ngạt, xấu xa và niềm khát khao mãnh liệt muốn được sống tự do; nhưng vì bát lực, chỉ biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng những mộng tưởng, đắm chìm vào đời sống nội tâm. Đây cũng chính là tâm trạng chung của người dân Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 6 2017 lúc 7:33

 - Đoạn 1: Niềm uất hận của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt làm thú mua vui.

    - Đoạn 2 và 3: Hồi tưởng lại những ngày làm chúa tể oai hùng.

    - Đoạn 4: Con hổ khinh thường sự giả dối, tầm thường của hoàn cảnh.

    - Đoạn 5: Nỗi nhớ rừng và khát vọng tự do của con hổ.

Bình luận (0)
Mạnh Hùng Nguyễn
Xem chi tiết