Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm ở hình 6.3
Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm ở hình 6.3.
Lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm hình 6.3 có phương dọc theo trục của thanh nam châm, có chiều hướng từ quả nặng về phía nam châm.
Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt (H.6.3).
Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì
A. Chiều của dòng điện trong ống dây
B. Chiều của đường sức từ tác dụng lên nam châm thử
C. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây
D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt trong lòng ống dây
Chọn D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt trong lòng ống dây
a) Cho mạch điện như hình vẽ: Khi đóng khóa K kim nam châm bị hút vào ống dây. Xác định từ cực của ống dây và kim nam châm .
b) Xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện, hoặc xác định cực của nam châm cho bởi các hình vẽ sau:
a) Cho mạch điện như hình vẽ: Khi đóng khóa K kim nam châm bị hút vào ống dây. Xác định từ cực của ống dây và kim nam châm .
b) Xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện, hoặc xác định cực của nam châm cho bởi các hình vẽ sau:
a) từ cực ống dây: bên trái là nam, bên phải là bắc.
từ cực kim nam châm: bên trái là bắc, bên phải là nam.
b) h1: dòng điện từ phải qua trái .
h2: nếu mũi tên là dòng dòng điện thì bên trái là bắc, bên phải là nam.
nếu mũi tên là lực từ thì bên trái là nam, bên phải là bắc.
bạn nên kí hiệu thêm dấu cộng, mũi tên là lực từ(F) hay chiều dòng điện(I) nha)
Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt (H.6.3).
Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
Khi ta đưa một cực của nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt, thì nam châm sẽ hút quả nặng về phía nam châm. Ta nói nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
Khi đưa một cực của nam châm lại gần quả nặng thì nam châm sẽ tác dụng một lực hút vào quả nặng.
Một quả nặng có khối lượng 400g treo vào đầu lò xo
CÓ những lực nào tác dụng lên quả nặng.Nêu phương và chiều của lực đó
Biết lực do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn bằng trọng lượng quả nặng.Biểu diễn lực đó
1. Tại sao nói: Dòng điện có tác dụng từ? Để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chay qua ta dùng quy tắc nào? Em hãy phát biểu quy tắc đó.
2. Em hãy nêu các cách để nhận biết 1 thanh kim loại có phải là nam châm không?
3. Em hãy nêu các cách để nhận biết cực của 1 nam châm?
4. Từ trường tồn tại ở đâu? Nêu cách nhận biết từ trường.
5. Lực tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện gọi là lực gì? Để xác định chiều của lực đó ta dùng quy tắc nào?
1: Vì dòng điện có khả năng tác dụng lực lên kim nam châm, làm kim nam châm lệch khỏi hướng bắc nam.Để xác định chiều của đường sức từ trng lòng ống dây có dòng điện chạy qua ta dùng quy tắc nắm tay phải. Quy tắc nắm tay phải: nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
2: Lấy một thanh sắt. Từ từ đưa thanh kim loại cần nhận biết đó vào gần thanh sắt. Nếu thanh kim loại đó hút thanh sắt thì thanh kim loại đó là nam châm.
3: Lấy thêm 1 nam châm khác có chỉ rõ cực bắc nam(nam châm 2). Đưa lần lượt 2 cực của thanh nam châm 2 vào 1 cực của thanh nam châm cần xác định(nam châm 1). Nếu cực bắc của thanh nam châm 2 hút 1 cực của thanh nam châm 1, thì cực của thanh nam câm 1 ấy là cực nam. Cực còn lại là cực bắc.
4: Từ trường tồn tại ở không gian xung quanh thanh nam châm, xung quanh dòng điện. Cách nhận biết từ trường: đưa từ từ 1 kim nam châm vào không gian cần xác định. Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng nam bắc thì chứng tỏ không gian ấy có từ trường và ngược lại.
5: Lực đó được gọi là lực điện từ. Để xác định chiều của lực đó, ta dùng quy tắc bàn tay trái.
Chúc bạn học tốt.
Thí nghiệm 1 : Treo 1 vật nặng và 1 lò xo , ta thấy lò xo bị dãn ra .
Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không ? Lực đó có phương và chiều như thế nào ? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên ?
Thí nghiệm 2 : Cầm 1 viên phấn trên cao , rồi đột nhiên buông tay ra .
Điều gì chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên viên phấn ? Lực đó có phương và chiều như thế nào ?
Thí nghiệm 1:
- Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng. Lực có phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
- Quả nặng vẫn đứng yên do lực lò xo tác dụng lên vật cân bằng với trọng lực của vật.
Thí nghiệm 2:
- Khi buông tay ra, viên phấn chuyển động xuống mặt đất, chứng tỏ có lực tác dụng lên viên phấn. Lực này có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.
lực hút
phương thẳng đứng và chiều hướng về phía trái đất