Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 5 2018 lúc 5:05

Nước Nga (Liên xô)

Thời gian Sự kiện Kết quả
T2. 1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7.11.1917 CMT10 Nga thắng lợi

- Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản.

- Thành lập nước cộng hoà xô viết và xoá bỏ chế độ người bóc lột người.

1918- 1920 Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết Xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921- 1941 Liên xô xây dựng CNXH Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá Nông nghiệp, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
     

Các nước khác

Thời gian Sự kiện Sự kiện
1918- 1923 Cao trào cách mạng châu Âu, châu Á. Các Đảng cộng sản ra đời, quốc tế cộng sản thành lập
1924- 1929 Thời kỳ ổn định, phát triển của CNTB Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng chính trị ổn định.
1929- 1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, bất ổn định.
1933- 1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

- Đức, Ý, Nhật: Phát xít hoá chế độ chính trị.

- Anh, Pháp, Mĩ: Cải cách kinh tế- xã hội.

1939- 1945 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

- 72 nước trong tình trạng chiến tranh.

- CNPX thất bại.

- Thắng lợi thuộc về Liên xô và nhân loại tiến bộ.

Bình luận (0)
Nguyên
Xem chi tiết
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
28 tháng 12 2017 lúc 21:48

1/

Thời gian Sự kiện Kết quả
Nước Nga-Liên Xô
Tháng 2-1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi. Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7-11-1917 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi + Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
+ Thành lập nước Cộng hòa Xô-viết và chính quyền Xô-viết.
+ Xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
1918-1920 Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô-viết. Xây dựng hệ thong chính trị, Nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921-1941 Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp.
Các nước khác
1918-1923 Cao trào cách mạng ở châu Âu, châu Á. Đảng Cộng sản thành lập, Quốc tế Cộng sản ra đời.
1924-1929 Thời kì ổn định và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng, chính trị ổn định.
1929-1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Mĩ và lan khắp các nước tư bản. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, chính trị khủng hoảng.
1933-1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. Khối Đức, I ta-li-a, Nhật, phát xít hóa chế độ chính trị, chuẩn bị chiến tranh.
+ Khối Anh, Pháp, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị, duy trì chế độ dân chủ tư sản.
1939-1945 Chiến tranh thế giới thứ hai. 72 nước trong tình trạng chiến tranh. Phe phát xít thất bại, thắng lợi thuộc về Liên Xô, các nước Đồng minh và nhân loại tiến bộ trên thế giới.
Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
28 tháng 12 2017 lúc 21:49

2/Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động to lớn đến tình hình thế giới.

Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ lên cao và có bước chuyển mới. Ở nhiều nước, các Đảng cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.

Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhất là ở châu Á.

Trải qua những năm phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế (1929-1933). Cuộc khủng hoảng này dẫn tới hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật.

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triền của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).

Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
28 tháng 12 2017 lúc 21:49

3/* Năm sự kiện tiêu biểu nhất:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917.

2. Cao trào cách mạng ở châu Âu 1918-1923.

3. Phong trào đòi độc lập dân tộc ở châu Á.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai.

* Lí do:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước => mở ra một thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2. Cao trào cách mạng 1918-1923 có bước chuyển biến mới: Giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời => Quốc tế Cộng sản thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.

3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công vào tư bản chủ nghĩa; trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói 1929-1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chua từng có, dẫn đến hậu quả chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 14:55

Những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000:


Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 6 2018 lúc 6:25
Niên biểu Sự kiện
1945-1991

- Trật tự hai cực Ianta ra đời

- Thắng lợi của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở nhiều nước.

- Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh.

- Tây Âu và Nhật Bản lần lượt trở thành những trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

- Cuộc cách mạng KH-KT mang lại những thành tựu quan trọng đối với nhân loại.

1991-2000

- Trật tự hai cực tan rã.

- Xu thế toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó.

- Ở nhiều nơi trên thế giới vẫn diễn ra các cuộc xung đột.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
11 tháng 4 2017 lúc 21:18
Hội nghị thành lập Đảng thông qua Điều lệ vắn tắt ngày 3/2/1930, gồm 9 điều Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 29/3/1935 thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương gồm 59 điều 8 chương. Điều lệ sửa đổi bổ sung tôn chỉ hành động của Đảng từ "tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa" thành "làm cách mạng phản đế và điền địa". Bổ sung độ tuổi vào Đảng từ 23 tuổi trở lên; bổ sung quy định tước đảng tịch. Bổ sung sửa đổi tổ chức Đảng các cấp, quy định nhiệm vụ Thanh niên Cộng sản Đoàn với Đảng. Đại hội lần thứ 2 Đảng Lao động Việt Nam, gồm 71 điều 13 chương. Sửa đổi tôn chỉ và mục đích của Đảng thành "đánh đuổi đế quốc xâm lược, xoá bỏ các di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, phát triển kinh tế, chính trị, vǎn hoá dân chủ nhân dân". Đưa chủ nghĩa Mác-Engels-Lênin-Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam hành động. Sửa đổi độ tuổi vào Đảng là từ 18 tuổi trở lên; Bổ sung nguyên tắc dân chủ tập trung trong Đảng; sửa đổi bổ sung tổ chức của Đảng gồm Đại hội Đảng toàn quốc-Trung ương Đảng, xứ ủy-khu ủy-liên khu ủy, tỉnh ủy-thành ủy, huyện uỷ-quận uỷ-thị uỷ, chi ủy. Quy định về nhiệm vụ của các cơ quan của Đảng. Bỏ quy định đoàn thanh niên cộng sản ra khỏi điều lệ. Đại hội lần thứ 3 Đảng Lao động Việt Nam, gồm 62 điều 12 chương. Sửa đổi mục đích của Đảng thành "hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam". Sửa đổi chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Đảng. Bổ sung nhiệm vụ đảng viên "thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống lãng phí, tham ô". Bổ sung quy định chi tiết nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Sửa đổi tổ chức của Đảng, quy định nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương là 4 năm. Đưa Đoàn thanh niên vào điều lệ.

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 5 2018 lúc 8:46

- Sự phát triển có tính chất bước ngoặt của Cách mạng thế giới với thắng lợi mở đầu của Cách mạng tháng Mười Nga.

- Sự phát triển thăng trầm, đầy kịch tính của chủ nghĩa tư bản.

- Cuộc chiến tranh dân tộc và giai cấp rộng lớn, quyết liệt trong phạm vi từng nước và trên thế giới nhằm giành hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bình luận (0)
Tú Nguyễn Thủ
16 tháng 5 2023 lúc 10:40

Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1566 đến 1945

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Quang Nhân
4 tháng 6 2021 lúc 17:10

Tham Khảo !

Lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) bao gồm những nội dung chính sau:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Bình luận (0)

Tham Khảo !

Lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) bao gồm những nội dung chính sau:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Liên
5 tháng 6 2021 lúc 6:03

Tham khảo :

 

Lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) bao gồm những nội dung chính sau:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Trung
23 tháng 2 2016 lúc 13:57

- Như một sự tiếp nối của cuộc cách mạng công nghiệp, trong thời kì này nhiều tiến bộ khoa học và kĩ thuật đã đạt được. Nhờ đó, đã diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất, thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị - xã hội  của các quốc gia và thế giới.

- Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Nhà nước Xô viết, chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên đã được xác lập ở một nước trên thế giới. Vượt qua mọi khó khăn gian khổ, Nhà nước Xô viết đã đứng vững và vươn lên mạnh mẽ, trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

- Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới đã bước sang một thời kì phát triển mới. Đó là cao trào cách mạng ở châu Âu trong những năm 1918 – 1923, sự lan rộng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, sự ra đời của các đảng cộng sản ở nhiều nước, sự thành lập và hoạt động của Quốc tế Cộng sản.

- Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. Trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939), chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn: biến động cách mạng (1918 - 1923), ổn định và tăng trưởng kinh tế (1924 - 1929), khủng hoảng kinh tế và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới (1929 -1939).

- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.  Dù theo các chế độ chính trị khác nhau, các quốc gia - dân tộc đã liên minh cùng nhau trong khối Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít tàn bạo, cứu loài người thoát khỏi những thảm hoạ man rợ của chúng. Ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ và Anh là lực lượng trụ cột, đi đầu trong cuộc chiến đấu cao cả ấy. Sau chiến tranh, lịch sử thế giới bước sang một chương mới

Bình luận (0)