Chứng Minh Câu "Học Thầy Không Tày Học Bạn"
Chứng minh câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn"
Help me
Tham khảo nha >>
Như chúng ta đã biết trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Nhưng xã hội ngày càng phát triển chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải biết học hỏi ở nhiều nơi nhiều chỗ trên mọi phương diện để có thể bồi đắp tu dưỡng thêm vốn kiến thức. Chính vì vậy tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên giải thích làm rõ vấn đề đó. Vậy tuổi trẻ ngày nay suy nghĩ và hành động như thế nào về vấn đề trên.
Câu tục ngữ trên đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta. Nói” học thầy không tày học bạn” là ý muốn khuyên nhủ con người nhiều khi phải biết học tập từ chính bạn bè của mình, từ những người đồng trang lứa với mình. Trong câu tục ngữ có sự so sánh giữa việc học thầy và học bạn. Tuy nhiên nó không hề có ý hạ bệ, phủ nhận việc “ học thầy” mà cần được hiểu theo một nghĩ linh hoạt và tích cực. Liệu rằng câu tục ngữ trên có đối lập với câu tục ngữ khác cũng được cha ông ta đúc kết:” Không thầy đố mày làm nên?” Xin thưa là không. Trong học tập, vai trò của người thầy là không gì có thể thay thế được. Phải có người thầy là người đi trước, truyền đạt tri thức cho học sinh thì kiến thức mới được lan truyền rộng rãi và chính xác. Học thầy không tày học bạn có thể áp dụng trong một số trường hợp như có những điều dù đã được thầy giảng giải nhưng ta vẫn không hiểu, không nhớ, nhưng học từ bạn của mình thì có thể khiến ta ghi nhớ và không bao giờ quên hoặc mắc những sai lầm tương tự. Người xưa từng có câu: “ hậu sinh khả uý”. Có những người bạn của ta thật sự là nguwofi có tư chất, ở bạn có những điều tiến bộ hơn, cải thiện hơn mà ở thây chưa có. Đó cũng là một trong những tình huống mà chúng ta phải biết học bạn.
Vậy tại sao học thầy lại không tày học bạn? Người xưa đã từng nói:” Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly”. Mỗi chúng ta ai cũng có tinh thần cạnh tranh và ý chí tiến thủ. Thầy là người đi trước, là người truyền đạt kiến thức cho chúng ta, thầy hơn ta là điều hiển nhiên mà ai cũng thừa nhận. Nhưng bạn là người đồng trang phải lứa với ta, nhất là cũng được học tập giống như ta, nhưng lại hơn ta, hiểu biết rộng hơn ta, điều đó khiến chúng ta phải tự nhìn nhận lại bản thân mình. Khi học từ bạn, ta sẽ có nhiều động lực hơn, khát khao phấn đấu để không thua kém bạn bè, để không bị bỏ lại… Vả lại học bạn cũng là một cách để cùng nhau học tập và tiến bộ, cùng nhau tìm ra cách giải một bài toán khó, hay cùng bàn về một câu chuyện, một bài thơ,… Đó là một cách tốt để mở rộng kiến thức, cùng nhau phát triển. Nó đem lại cho bản thân người học nhu cầu giao tiếp, sự cầu tiến và những kỹ năng hết sức quan trọng trong cuộc sống sau này.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, ngày càng tiến tiến, chúng ta không chỉ học ở thầy học ở bạn mà còn phải biết học từ mọi người xung quanh, học mọi lúc, mọi nơi. Tri thức là vô tận không thể cân đong đo đếm. Học bao nhiêu cũng vẫn là chưa đủ. Như Lê nin đã từng nói: “ Học, học nữa, học mãi.” Không có giới hạn cho người dạy học và cũng không có giới hạn cho người học. Biết tiếp thu học tập và lĩnh hội kiến thức trong mọi cơ hội là điều rất đáng quý nhưng mỗi con người cũng phải biết chọn lọc cái gì nên học và cái gì không nên học. Có những cách thức có thể chỉ áp dụng với người này mà không phù hợp với người khác, Vì vậy, mỗi người học trong hành trình học tập dài rộng của mình phải biết linh hoạt, bên cạnh việc học tập từ người khác cũng phải nâng cao năng lực phát hiện, tự duy và sáng tạo của bản thân. Tránh xa lối sống sao chép, dập khuôn theo người khác mà không biết tự mình tìm tòi, tổng hợp, tích lũy kiến thức cũng như vốn sống. Chỉ khi tự mình học tập. tự mình tìm tòi, sáng tạo và phát hiện ra tri thức thì đó mới thật sự là tri thức của ta, giúp ta khẳng định giá trị bản thân mình.
Học thầy không tày học bạn hay là học thầy chẳng tày học bạn vậy???
LƯU Ý
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.
Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày
Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.
câu tục ngữ tương tự với câu học thầy không tày học bạn
Hai câu tục ngữ tương tự câu :"Học thầy không tày học bạn"
So sánh hai câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
So sánh:
- Giống: đều đề cao việc học tập, học hỏi, chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội
- Khác:
+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục
+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè
- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.
So sánh hai câu tục ngữ sau:
• Không thầy đố mày làm nên.
• Học thầy không tày học bạn.
Hai câu tục ngữ tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Giải thích câu tục ngữ học thầy không tày học bạn
Ở nhà trường phổ thông và kể cả các nhà trường khác thì người có quan hệ gắn bó với ta về phương diện học tập, sau thầy cô giáo, chính là bạn học của ta. Vì lẽ đó, bạn học có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh.
Xét về mặt quan hệ giao tiếp trong xã hội cũng như về mặt tâm lí, mọi học sinh đều có nhu cầu cao trong giao tiếp bạn bè. Khao khát được hoạt động chung với nhau, mong muốn được bạn bè tôn trọng, nhìn nhận và rất sợ bạn bè xa lánh, tẩy chay. Tục ngữ có câu: “chim bay có bầy”, “đi buôn có bạn”, “đi bán có phường”…thì nhu cầu về quan hệ bạn bè là nhu cầu chính đáng, đó là quyền hành động độc lập của học sinh. Nhà trường, các thầy cô giáo cần tạo điều kiện cho học sinh phát triển quan hệ giao tiếp, hợp tác trong tập thể, nhưng cần hướng dẫn, uốn nắn theo hướng phục vụ tốt cho mục tiêu giáo dục, trên tinh thần: “chọn bạn mà chơi”, tránh những trường hợp có ảnh hưởng xấu kiểu “gần mực thì đen”.
Xét về phương diện giáo dục – Bạn bè là người đồng hành thân cận với ta trên con đường học vấn, là chiến hữu cùng sát cánh với ta trên mặt trận chiếm lĩnh tri thức. Bạn và ta cũng phải luôn phấn đấu trong học tập, cùng phải vượt qua các thử thách trong việc rèn luyện bản thân, kiểm tra, thi cử… để cố gắng vươn lên trong học tập, cùng mong sao cho đi tới đích.
Xét về phương diện học tập. Bạn là người trợ thủ đắc lực, là người hợp tác chặt chẽ với ta trong công tác lao động trí óc, vận dụng kiến thức, khám phá tri thức mới, chia sẻ cùng ta những vướng mắc, ưu tư trong quá trình tìm kiếm đáp án, trong học tập.
Xét về phương diện tình cảm. Bạn học là người gần gũi với ta, dễ đồng cảm với ta vì có nhiều điểm tương tự: cùng trường lớp, cùng chương trình học tập, hỗ trợ nhau trong công việc hằng ngày tại lớp cũng như ở nhà. Vì thế, sự hợp tác không phải chỉ trong học tập, mà còn ảnh hưởng, còn tác động lên bản thân ta về tinh thần, về tình cảm, cùng ta chia sẻ quan điểm, niềm vui, nỗi buồn. Người học có thể tìm thấy ở bạn những điểm giống mình, một “cái ta” thứ hai, qua đó, quan hệ bạn bè ngày càng gắn bó. Bạn trở thành động lực kích thích ta, thúc đẩy ta, tạo niềm hứng khởi trong học tập, thi đua, học tập để cùng tiến bộ. Dù xét trên góc độ nào thì mối quan hệ bạn bè trong học tập, về cơ bản vẫn là mối quan hệ hợp tác.
Mặc dù đã xác định được việc học tập phải lấy tự học là chính nghĩa là cần tăng cường mạnh mẽ việc các thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và năng lực của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong học tập, không phải luôn luôn mọi tri thức, kĩ năng, phương pháp, thái độ đều được hình thành bằng việc hoạt động thuần túy cá nhân. Việc hợp tác học tập trong tập thể có những ưu điểm, những mặt tích cực của nó mà ta cần vận dụng trong quá trình học tập cụ thể là học với bạn.
Lớp học là môi trường giao tiếp giữa “thầy với trò”, “giữa trò với trò”, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa cá nhân trên con đường đi tới chân lý, đi tìm tri thức. Trong lớp học, thông qua các câu hỏi, các vấn đề mà thầy nêu ra, thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được điều chỉnh, khẳng định hay bị bác bỏ, vấn đề được làm sáng tỏ dần lên, qua đó, người học được nâng lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể lớp. Mỗi người trong lớp sẽ học được từ các bạn khác trong cả lớp. Đó chính là điều mà cố nhân đã nêu ra: “Học thầy không tày học bạn”.
Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của kinh nghiệm, sự cố gắng của bản thân với tri thức lãnh hội được từ thầy, từ bạn, từ sách và từ cuộc sống. Ngày nay, chúng ta đang sống trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng thông tin, tri thức lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Con người đã biết sắp xếp, lưu trữ, tổ chức kiến thức và trí tuệ của loài người, và đưa lên mạng truyền thông và làm cho chúng có thể được khai thác sẵn sàng với bất cứ ai trên Trái đất này.
Việc học và rèn luyện trí tuệ, không phải là nhồi nhét cho đầy óc các kiến thức. Mong rèn luyện trí tuệ thì phải tự suy nghĩ: suy nghĩ trên tri thức của nhân loại,trên kinh nghiệm của người khác và trên thực nghiệm của bản thân, những tri thức, nguồn thông tin vô tận, người học cần thường xuyên khai thác để tiếp thu, tiêu hóa, vận dụng rồi xử lí để tổng hợp lại thành tài năng của chính mình.
Hãy nắm bắt lấy trí thức, đó là vũ khí sắc bén, vô cùng quý giá và hữu hiệu, sẽ giúp ta thành đạt trên con đường học vấn cũng như trên đường đời trong kỉ nguyên tri thức này.
Đặt 5 câu hỏi phản biện lại câu " học thầy không tày học bạn "
- Thầy cô là những người có kinh nghiệm, bằng cấp hơn cả bạn bè trang lứa, tại sao học hỏi từ thầy cô lại không bằng bạn bè.
- Tại sao không học từ người có hiểu biết hơn
- Bạn bè có chắc phương pháp học tập cũng như quan điểm đúng đắn
- Vai trò của giáo viên là gì?
- Nếu không có thầy cô thì liệu rằng học từ bạn có hiệu quả?
Rút ra bài học của câu " Học thầy không tày học bạn "
* “Học thầy không tày học hạn": Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.
Câu tục ngữ khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học khuyên nhủ về việc kết bạn và tình bạn.
Câu tục ngữ có nghĩa là Học thầy không bằng học bạn. Câu tục ngữ này không muốn hạ thấp vai trò của người thầy mà muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học ở bạn bè. Ngoài thầy cô thì bạn bè và những người xung quanh cũng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều bài học.
ý nghĩa của câu"Học thầy không tày học bạn".
Câu tục ngữ đề cao quá trình học hỏi từ bạn bè, không chỉ học những bài học trên trường lớp của thầy cô
Học thầy không tày học bạn: Câu tục ngữ đề cao quá trình học hỏi từ bạn bè, không chỉ học những bài học trên trường lớp của thầy cô.
# Aeri #
Là sự đề cao tinh thần học tập từ chính bạn bè của chúng ta. Học trên trường lớp chưa đủ, cần phải học những kiến thức hay từ bạn bè.
Chúc bạn học tốt