Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 6 2019 lúc 9:14

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 8 2017 lúc 10:44

Chọn đáp án: A → Điệp cách quãng sao

Bình luận (0)
Ánh Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Trâm
7 tháng 12 2016 lúc 8:53

b. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

- Tác dụng của phép điệp : Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, khát khao dâng hiến, tình cảm đối với Bác Hồ…

 

Bình luận (0)
Phương Trâm
7 tháng 12 2016 lúc 8:52

a. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

=> Phép điệp góp phần nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của Thúy Kiều : nỗi xót xa, tủi nhục về thân phận,ý thức sâu sắc về nhân phẩm.

- Phép điệp còn có tác dụng tạo âm hưởng cho đoạn thơ.

 

Bình luận (0)
Phương Trâm
7 tháng 12 2016 lúc 8:53

c. Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

- Điệp ngữ tạo âm hưởng, nhịp điệu nhanh, khỏe khoắn, nhấn mạnh cảm xúc vui tươi ,hồ hởi của tác giả khi đất nước giành được độc lập, niềm vui của những con người sống trong chế độ mới

Bình luận (0)
Diệu Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
4 tháng 8 2021 lúc 16:40

Tham khảo:

Câu 1
- Biện pháp tu từ : Từ ngữ giàu sức gợi, điệp từ, câu hỏi tu từ, thành ngữ dân gian, điển cố, đặc biệt là phép đối xứng…
- Tác dụng : Nhấn mạnh, khắc hoạ, tô đậm nội dung cần miêu tả, tạo điều kiện nhìn nỗi niềm thương xót thân phận của nhân vật từ nhiều góc độ khác nhau, làm nổi bật cảm giác đau đớn nhục nhã của nhân vật, qua đó bộc lộ thái độ xót thương, nâng niu, trân trọng của nhà thơ đối với cảnh ngộ và phẩm chất nhân vật Thuý Kiều.

Câu 2: Cảm giác cô đơn, cô độc tuyệt đối của Thuý Kiều sau mỗi cuộc say ở lầu xanh. Hồi tưởng quá khứ êm đẹp, cảm nhận hết nỗi đau đớn, nhục nhã trong hiện tại.Tự đối lập mình với những cuộc vui ở lầu xanh, tách riêng ra khỏi môi trường nhuốc nhơ nàng đang phải nếm trải.

Câu 3: Đối với hai câu trên với nhịp thơ đầy nổi tủi nhục của Kiều thì những câu tiếp theo sau là những hồi ức dội về, hồi ức tươi sáng va đập thực tại tăm tối đọa đày:
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chương bấy thân”
Một cô gái khuê các, tài sắc vẹn toàn, hiền lành đoan trang hết mực. Một cô gái nho gia bây giờ trở thành một cành hoa tan tác. Sự biến chuyển nhanh chóng đế mức chính Kiều cũng phải bàng hoàng, sửng sốt. Phép đối lập như một biện pháp nghệ thuật chủ yếu toàn đoạn trích và nhất là trong hai câu này càng tăng thêm giá trị biểu cảm. Nó tạo nên sự so sánh đối lập giữa hai quãng đời, hai thời gian, hai tình cảm. Cặp từ đối lập chỉ thời điểm: “Khi sao / giờ sao” tạo nên cảm giác đột ngột của sự thay đổi trong một khoảng thời gian không mấy cách biệt. Chính vì điều này đã làm vết thương của Kiều nhức nhối, đau đớn như đào sâu thêm vào nỗi xót xa, tê tái của Kiều.
Quá khứ hiện về đối lập với thực tại một cách khốc liệt, Kiều hồi tưởng lại những tháng năm “êm đềm trướng rũ màn che” thì lập tức thực tại phủ phàng lại hiện lên rõ nét hơn gấp bội, từ “phong gấm” diễn tả một sự bình yên, êm đềm trong quá khứ đối lập gay gắt với từ “tan tác” trong câu thơ nói về hiện tại như cái thực trạng phũ phàng bao trùm vùi chôn quá khứ êm đẹp. Phép so sánh “như hoa giữa đường” càng làm nổi bật sự đối lập tuyệt đối giữa quá khứ và thực tại, giữa cá nhân và hoàn cảnh. Cụm từ “bướm chán ong chường” và “dày gió dạn sương” là nét sáng tạo về cách dùng từ của Nguyễn Du, nhấn mạnh có ý so sánh theo mức độ tăng tiến cho ta thấy sự vùi dập, chà đạp mà Kiều phải gánh chịu. Các câu hỏi tu từ ở đây đc ND sử dụng nhằm làm rõ hơn sự đau đớn, ê chề của Kiều trước thực tại phủ phàng, tàn nhẫn.

Bình luận (0)
Kênh Kiến Thức
Xem chi tiết
I don
18 tháng 4 2018 lúc 19:07

Hai câu thơ trên chỉ thành ngữ:

- Dày gió dạn sương

p/s

Bình luận (0)
nguyen van dat
18 tháng 4 2018 lúc 19:07

sorry mình k biết

Bình luận (0)

Dày gió dạn sương

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 1 2018 lúc 14:06

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Diễm
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
23 tháng 4 2019 lúc 14:18

1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

2. Phép đối được sử dụng:

- Tiểu đối: "Khi tỉnh rượu" đối với "lúc tàn canh". (đối trong một câu)

- Bình đối: "Khi sao phong gấm rủ là" đối với "Giờ sao tan tác như hoa giữa đường" (đối giữa hai câu)

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hương
23 tháng 4 2019 lúc 14:20

2. Tác dụng của phép đối: Thể hiện sự đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng của Thúy Kiều khi phải sống cuộc đời ở chốn bùn đen nhơ nhớp, bị đánh đồng cùng với cuộc sống "mây sớm đèn khuya kia".

3. Phép điệp: "khi...khi" => thời gian sống ở chốn lầu xanh là chốn tù đọng, bởi vậy Kiều luôn hướng về quá khứ. Hiện tại nghiệt ngã khiến nàng chỉ biết nương nhờ, bấu víu lấy quá khứ để sống.

Bình luận (0)
❤Firei_Star❤
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
18 tháng 4 2018 lúc 15:27

Thành ngữ được gợi ra từ câu thơ là:

a. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

b. Dày gió dạn sương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 6 2018 lúc 9:06

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)