Tên của một số bài thơ 4 chữ . Có các tác giả nổi danh
1. Vì sao dòng văn học chữ Nôm và văn học dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII phát triển mạnh? Kể tên một số bài thơ bằng chữ Nôm của một số tác giả nổi tiếng đương thời mà em biết?
tham khảo
Văn học:
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.
- Văn học chữ Nôm rất phát triển với nhiều thể loại: thơ, truyện.
+ Nội dung sáng tác: viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát.
+ Nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn..
kể các bài thơ nổi tiếng lớp 4
hihi! vui lòng để tên tác giả cho mình nha
1. Ngưỡng cửa ( Vũ Quần Phương )
NGƯỠNG CỬA
Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui
Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi
(Vũ Quần Phương)
2.
2. Nói với em ( Vũ Quần Phương )
NÓI VỚI EM
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay,
Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Chim chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay
3.
3. Trăng ơi từ đâu đến? ( Trần Đăng Khoa )
TRĂNG ƠI... TỪ ĐÂU ĐẾN?
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh đồng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ một sàn chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi... từ đâu đến ?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em...
4.
4. Nàng tiên ốc (Phan Thị Thanh Nhàn)
NÀNG TIÊN ỐC
Xưa có bà già nghèo,
Chuyên mò cua bắt ốc.
Một hôm bà bắt được,
Một con ốc xinh xinh.
Vỏ nó biêng biếc xanh,
Không giống như ốc khác.
Bà thương không muốn bán,
Bèn thả vào trong chum.
Rồi bà lại đi làm,
Đến khi về thấy lạ.
Sân nhà sao sạch quá,
Đàn lợn đã được ăn.
Cơm nước nấu tinh tươm,
Vườn rau tươi sạch cỏ.
Bà già thất chuyện lạ,
Bèn có ý rình xem.
Thì thấy một nàng tiên,
Bước ra từ chum nước.
Bà già liền bí mật,
Đập vỡ vỏ ốc xanh.
Rồi ôm lấy nàng tiên,
Không cho chui vào nữa.
Hai mẹ con từ đó,
Rất là yêu thương nhau.
5.
5. Gió từ tay mẹ
Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả
6.
6. Ai dậy sớm ( Võ Quảng)
AI DẬY SỚM
Ai dậy sớm
Bước ra vườn
Hoa ngát hương
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
7. Gọi bạn ( Định Hải)
GỌI BẠN
Xa xưa tự thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê vàng và dê trắng
Một năm trời hạn hán
Suối cạn, cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ
Bê vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê trắng thương bạn quá !
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài : "Bê...Bê!!"
(Định Hải)
8. Ngày hôm qua đâu rồi ( Bế Kiến Quốc)
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
Emcầm tờ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em bố cười
Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong
Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn thêm mãi
Đợi đến ngày tỏa hương
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn
(Bế Kiến Quốc)
9. Cô giáo lớp em ( Nguyễn Xuân Sanh)
CÔ GIÁO LỚP EM
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời: Chào cô ạ!
Cô mỉm cười thật tươi.
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Nguyễn Xuân Sanh
10. Quà của bố
QUÀ CỦA BỐ
(Bài thơ do cháu Hoàng Khê, con trai y sĩ Hoàng Văn Đông gửi tặng bố)
Bố em là bộ đội
Ở tận vùng đảo xa
Chưa lần nào về phép
Mà luôn luôn có quà.
Bố gửi nghìn cái nhớ
Gửi cả nghìn cái thương
Bố gửi nghìn lời chúc
Gửi cả nghìn cái hôn?
Bố cho nhiều quà thế
Vì biết em rất ngoan
Vì em luôn giúp bố
Tay súng luôn vững vàng?
11. Trăng của mọi người
TRĂNG CỦA MỌI NGƯỜI
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: Trăng tựa con thuyền cong mui
Bố nhìn: Như hạt cau phơi
Cháu cười: Quả chín vàng tươi ngoài vườn
(Lê Hồng Thiện)
12. Trăng sáng sân nhà em
TRĂNG SÁNG SÂN NHÀ EM
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em di trăng theo buớc
Như muốn cùng đi chơi ....
Tất cả là những bài thơ nổi tiếng nha bạn
Tìm tên của một tác phẩm nổi tiếng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Điền số thích hợp vào các ô vuông dưới đây, sau đó viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô ở hàng dưới cùng của bài, em sẽ biết được tên một tác phẩm nổi tiếng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300), vị anh hùng của dân tộc ta đồng thời là danh nhân quân sự thế giới.
(Gợi ý: Sử dụng tính chất tỉ lệ thức để tìm số còn lại trong ô vuông)
Ô chữ N :
Ô chữ H :
Ô chữ C :
Ô chữ I :
Ô chữ Ư :
Ô chữ Ế :
Ô chữ Y :
Ô chữ Ợ :
Ô chữ B :
Ô chữ U :
Ô chữ L :
Ô chữ T :
Điền các chữ cái vào các ô trống có kết quả tương ứng ta được tên tác phẩm là : « BINH THƯ YẾU LƯỢC ».
Câu 1: Bài thơ được viết về đề tài nào?Nêu tên một bài thơ của các tác giả khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về đề tài này, ghi rõ tên tác giả của từng bài thơ đó.
Câu 2: Tìm các câu thơ có biện pháp tu từ so sánh và phân tích tác dụng của một phép so sánh trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ "Quê hương"
Câu 3: Tìm các câu thơ có biện pháp tu từ nhân hoá trong khổ thơ thứ 3 và nêu tác dụng
Cứuuu vsss sắp hết h rrrr, plsss
1. Bài thơ được viết theo đề tài quê hương đất nước. Bài thơ đã học cũng viết về đề tài này: Lòng yêu nước, Quê hương (Đỗ Trung Quân)...
2. Hình anh so sánh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Em tham khảo tác dụng:
+ Biện pháp so sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” gợi lên hình ảnh con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.
+ Biện pháp so sánh ở câu“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc (cánh buồm) với một hình ảnh trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm không chỉ trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng cho đời sống tâm linh, đầy ý nghĩa của người dân làng chài.
3. Khổ 3 em xem lại nha, ko có BPTT nhân hóa á.
Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự bài thơ “Bếp lửa”. Nói rõ tên tác giả của bài thơ đó.
Bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Hoặc "Quê hương" (Tế Hanh)
Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1, 3, 4 và 7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có điểm gì nổi bật?
Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm tráng lệ, sinh động
+ Sử dụng động từ mạnh lái gió, dàn đan, quẫy, kéo xoăn tay…
+ Hình ảnh vũ trụ lớn lao, kì vĩ mây cao, biển bằng, dặm xa, bụng biển, thế trận…
+ Sự giàu có của biển cả: cá thu, cá song, cá nhụ, cá đé
+ Những gam màu rực rỡ, lộng lẫy: buồm trăng, lấp lánh đuốc đen hồng, trăng vàng chóe, sao lùa, vẩy bạc…
- Hình ảnh biển đêm như một sinh vật biển giàu sức sống (Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long)
+ Vẻ đẹp của biển đêm hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh tráng lệ, rạo rực sức sống, rạng rỡ vẻ đẹp giàu say lòng người
+ Vẻ đẹp biển trời hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh lao động, làm say lòng người
→ Nhiều hình ảnh thực và lãng mạn kết hợp tạo ra khung cảnh hài hòa giữa con người với tự nhiên.
Hãy nêu tên một số bài hát nổi tiếng và tên ca sĩ của bài hát đó
VD : "tên bài" - "tên tác giả, ca sĩ"
Hồ Ngọc Hà: Gửi người yêu cũ, Em đi tìm anh, Xin hãy thứ tha, Destiny, Đừng đi,...
Mỹ Tâm: Họa mi tóc nâu, Cây đàn sinh viên, Chuyện như chưa bắt đầu, Dường như ta đã,..
Đông Nhi: Khóc, Bối rối, Bad boy, Ngọt ngào, Bí mật của hạnh phúc,...
Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự. Nói rõ tên tác giả của bài thơ đó
Tham khảo (Câu 2 chịu)
Hoàn cảnh sáng tác
- 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành luật tại nước Nga xa xôi.
- In trong tập "Hương cây - Bếp lửa” - tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ
Bài thơ "Bếp lửa" ra đời vào năm 1963, khi đó tác giả Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ). Bài thơ được đưa vào tập "Hương cây - Bếp lửa" (1968) - tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Địa danh nổi tiếng nào được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc?
A. Bến Nghé
B. Đồng Nai
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến:
+ Bến Nghé: Tên cũ của sông Sài Gòn; cũng là địa danh chỉ thành Gia Định, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
+ Đồng Nai: địa danh chỉ phần đất miền đông Nam Bộ, cũng là tên một con sông chảy vào Nhà Bè, gần Sài Gòn.
Đáp án cần chọn là: C