Những câu hỏi liên quan
ichimomo
Xem chi tiết
Lê Ngọc Ánh
30 tháng 10 2018 lúc 17:55

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.

Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Bình luận (0)
Đàon Châu Kiệt
Xem chi tiết
Hello mấy cưng , lô con...
23 tháng 11 2021 lúc 16:36

TRẢ LỜI:

Giải bởi Vietjack

Chủ điểmThành ngữ hoặc tục ngữĐặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng
Thương người như thể thương thân

Ở hiền gặp lành

Lá lành đùm lá rách

- Ông bà từ xưa đã dạy rằng ở hiền thì gặp lành.

- Dân tộc ta từ xưa đã có truyền thống lá lành đùm lá rách.

Măng mọc thẳng

Thẳng như ruột ngựa

Đói cho sạch, rách cho thơm

- Tính tình bạn Phương thẳng như ruột ngựa.

- Mẹ em thường dạy đói cho sạch rách cho thơm.

Trên đôi cánh ước mơCầu được ước thấy- Em vẫn ao ước có được chú gấu Mi-sa bằng bông. Sinh nhật vừa rồi mẹ đã tặng em, thật đúng là cầu được ước thấy.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
huong vu
Xem chi tiết
Barbie Vietnam
4 tháng 5 2018 lúc 13:28

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

Bình luận (0)
phambaoanh
Xem chi tiết
Lan Anh
15 tháng 3 2016 lúc 15:30

?

Bình luận (0)
Hà Như Thuỷ
15 tháng 3 2016 lúc 17:12

oho

Bình luận (0)
Trần Thị Cẩm ly
17 tháng 3 2016 lúc 11:39

nhắn nhủ mỗi con nguwoif phải yêu thương ng khác vì nhưu vậy lm cho ng gần ng hơn

Và lm z sẽ mag đến niềm vui cho chúng ta

khi chúng ta giú đỡ một ng nào đó thj sẽ có 1 ngày sẽ có 1 ng nào đó giúp đỡ lại bn

Bình luận (0)
Bui Phuong Thao
Xem chi tiết
ATNL
14 tháng 12 2015 lúc 10:19

Cấu tạo ngoài của thân gồm có:

- Thân chính

- Cành

- Chồi ngọn

- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)

Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.

Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.

Bình luận (0)
Tiểu thư kayama haru
13 tháng 1 2016 lúc 21:52

Cấu tạo ngoài của thân gồm có:

- Thân chính

- Cành

- Chồi ngọn

- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)

Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.

Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.

Bình luận (0)
hoang thi truong giang
Xem chi tiết
Linh Phương
6 tháng 3 2017 lúc 16:02

a, Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay......

b,“Học ăn, học nói,học gói, học mở” Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức th& igrave; giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc....

c, Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.

Bình luận (0)
trần thị yến nhi
Xem chi tiết
๖ۣۜRᶤℵ﹏❖(๖ۣۜBảo)
27 tháng 12 2019 lúc 17:27

câu 1: Hải Thượng Lãn Ông (chữ Hán: 海上懒翁)  tên hiệu của Lê Hữu Trác (chữ Hán: 黎有晫, 1720 – 1791) nghĩa là ông lười Hải Thượng. Tuy là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lang y.

câu 2: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bên cạnh là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm còn là một người giàu y đức, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp - coi thường tiền bạc, vinh hoa, yêu thích cuộc sống tự do, thanh đạm. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập, noi theo.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vanthingocanh
27 tháng 12 2019 lúc 17:27

câu 1:em thấy ông là 1 người thầy thuốc có 1 tấm lòng vô cùng đẹp ,ông không ham muốn quyền lợi và địa vị,1 người yêu dân nước mình  , và từ lúc còn sống ông  chỉ  có 1 điều mà ông yêu quý nhất là chữa bệnh cho mọi người

câu 2 :

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y tài năng, giàu y đức, sống vào cuối thế kỉ XVIII, thời vua Lê – chúa Trịnh. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ đáng kính. Trong cuốn "Thượng kinh kí sự (viết năm 1782), với ngòi bút kí sự chân thực và sắc sảo, ông đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh, về quyền uy, thế lực của nhà chúa, miêu tả kinh đô Thăng Long lúc bấy giờ nhân dịp ông được triệu vào kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một trong những đoạn thể hiện tập trung giá trị của tác phẩm kí sự này. Cũng qua đoạn trích, ta thấy được đôi nét về tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông.

Đoạn trích Vào phủ của chúa Trịnh cũng như trong  tập Thượng kinh kí sự khắc họa chân thực những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp Hải Thượng  Lãn Ông được vua triệu vào kinh đô chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán. Qua đoạn này , ta còn thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của ông: đó là sự coi thường danh lợi, giữ  cho nhân cách luôn luôn được trong sạch.

Lê Hữu Trác ngỡ ngàng trước quang cảnh kinh đô. Đó là bởi "cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường". Cảnh giàu sang ở đây khác quá. Lê Hữu Trác, vốn con quan, sinh trường ở chôn phồn hoa cũng phải thốt lên rằng: "Cả trời Nam sang nhất là đây!" Bao nhiêu giàu sang phú quý đều tập trung ở phủ chúa. Những người dân bình thường có bao giờ được biết đến cái cảnh sang giàu này. Nhưng đó cũng mới chỉ là cái biểu hiện ban đầu. Bài thơ mà cụ Lê Hữu Trác ngâm đọc đường đi được kết thúc bằng câu:

"Quê mùa, cung cấm chưa quen
Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào!"

Câu kết thúc ấy đã phần nào phản ánh tâm tư của cụ. Cuộc sống bên ngoài và bên trong phủ chúa thật là khác nhau. Giống như người ngư phủ năm xưa lạc vào chốn thần tiên, huyền ảo, thơ mộng. Có một cảm giác xót xa lần quất ở đâu đây. Một sự phân vân, trăn trở trong tâm hồn người làm nghề y. Không phải ngẫu nhiên cụ Trác có hứng ngâm thơ chơi, mà đó là để ghi nhớ cái sự giàu sang khác thường trong phủ chúa. "Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương." Được ngồi trên cáng để vào phủ mà "khổ không nói hết". Chỉ với chi tiết ấy đã cho thấy tâm hồn Lê Hữu Trác không hợp với chốn này. Ông sinh ra không phải để dành cho những chốn "rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào".

Sự ngỡ ngàng ngạc nhiên cũng được tăng dần qua từng nơi cụ đặt chân đến. "Những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ" chưa bao giờ thấy được đặt trong cái điểm ven hồ. Rồi những đồ dùng trong phủ chúa đều được sơn son thếp vàng, từ cái kiệu để vua chúa đi, đến các đồ nghi tượng, từ cái sập đến những cây cột... Bàn ghế thì toàn những đồ đạc "nhân gian chưa từng thấy". Tác giả chỉ dám "ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi". Cái cử chỉ cúi đầu đi ấy chứng tỏ rằng Lê Hữu Trác không phải là người đam mê vinh hoa phú quý, ham tiền bạc hay lợi lộc. Đó là một nét đẹp trong nhân cách con người ông. Ông cảm thấy lạ lẫm và lạc lõng giữa cuộc sống xa hoa trong phủ chúa. Tất cả những điều đó đều bộc lộ qua ngòi bút kí sự đặc sắc, chân thực.

Nhân cách và tâm hồn danh y họ Lê còn được bộc lộ ngay trong suy nghĩ của ông khi kê đơn thuốc cho thế tử Trịnh Cán. Một đấu tranh quyết liệt trước tòa án lương tâm. Một bên là sự trói buộc của công danh, một bên là cái tâm của người thầy thuốc, cái đạo làm người, cái phận làm bề tôi. "Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, không làm sao về núi được (...)". Nhưng rồi lại nghĩ: "Cha ông mình đời đời yêu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được". Có thể thấy Lê Hữu Trác là người không màng công danh, không ham bổng lộc. Ngược lại ông còn đấu tranh với chính mình để thoát khỏi sự ràng buộc ấy, để được sống tự do cùng núi non để tâm hồn thanh thản. Mặt khác ông cũng là người thầy thuốc có tâm huyết và giàu đức độ. Vì thế mà ông đã kê cho thế tử "phương thuốc hòa hoãn nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu", vì lương tâm không cho phép. Nếu làm sai thì sẽ phải phỉ báng cái nghề y của mình, sẽ có lỗi với lòng mình; nếu làm đúng và tốt thì sẽ bị danh lợi ràng buộc. Dù thế nào cũng phải giữ được cho tâm hồn trong sạch, giữ cho nhân cách được trọn vẹn. Cách lí giải về bệnh tình của Trịnh Cán cũng như diễn biến suy nghĩ, tâm trạng của ông khi kê đơn cho thấy Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có lương tâm.

Như vậy, từ cách nhìn của Lê Hữu Trác đối với đời sống nơi phủ chúa, đến sự suy nghĩ cân nhắc khi kê đơn cho thế tử đều cho thấy ông là người có tâm huyết với nghề và có nhân cách, giàu đức dộ, coi thường công danh, bình thường danh lợi và một chút đau xót trước cảnh sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh.

Tài năng ấy, tâm hồn ấy, nhân cách ấy của Lê Hữu Trác đã giúp cho ông sống mãi trong lòng người thầy thuốc nói riêng, người dân đất Việt nói chung. Ông xứng đáng được phong tặng danh hiệu ông tổ của nghề thuốc và được người đời sau nhắc đến với lòng thành kính nhất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chau Pek Socuii
Xem chi tiết
Minh Thư
14 tháng 12 2016 lúc 12:50

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ...trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.Đó là phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc mà nhà văn đã phát hiên để trân trọng, nâng niu, gìn giữ. Đó cũng là sự am hiểu và lòng yêu mến của tác giả đối với quê hương đất nước qua tình yêu sâu sắc 1 đặc sản của Hà Nội.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Thy Pham
Xem chi tiết
ミ★ήɠọς τɾίếτ★彡
29 tháng 1 2021 lúc 19:45

ý của bn là "Khi đóng nắp các chai chất lỏng thường để vơi một khoảng

 Hãy lý giải tại sao người ta phải làm như thế"

-Khi nắng nóng nước (chất lỏng) sẽ nở ra . Nếu chúng ta để dầy bình thì khi trời nóng chai nước sẽ nổ. Vì vậy các nhà Sản Xuất thường để vơi một khoảng trong các chai nước

 

Bình luận (0)
Thy Pham
29 tháng 1 2021 lúc 19:35

ai bt

 

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
29 tháng 1 2021 lúc 19:38

Khi nắng nóng nước (chất lỏng) sẽ nở ra . Nếu chúng ta để dầy bình thì khi trời nóng chai nước sẽ nổ. Vì vậy các nhà SX thường để vơi một khoảng trong các chai nước

Bình luận (0)