Hãy giới thiệu về phong tục gói bánh chưng trong ngày tết coortruyeenf của dân tộc Việt Nam?
Đề văn thuyết minh
a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).
b) Giới thiệu một tập truyện.
c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.
g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).
i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.
k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).
m) Giới thiệu về tết Trung thu.
n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.
- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên
- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
Qua đọc hiểu văn bản “Bánh chưng bánh giầy”, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Em hãy viết đoạn văn thuyết minh ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết.
( mọi người giúp em với ạ )
Tham Khảo (Phần in đậm phía dưới là cách thức làm bánh trưng , em có thể làm theo hoặc lược bỏ vài câu cho đỡ dài nhé bé !!)
Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.
Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.
Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.
Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.
Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.
Giới thiệu về chiếc bánh chưng của dân tộc
Tham khảo:
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
tham khảo
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Truyền thuyết kể rằng: khi xưa, để chọn một người con nối ngôi, vua ra chiếu ai làm được món ăn ngon nhất sẽ được tiếp quản ngai vị.
Trong khi các anh em đều dâng lên vua cha những món cao lương mĩ vị, duy chỉ có Lang Liêu nhà nghèo không có của cải gì nhiều trong nhà, nhờ thân linh mắc bảo, đã làm một cặp bánh mà bây giờ chúng ta vẫn thường gọi là bánh chưng, bánh dày.
Cặp bánh bình dị tương trưng cho đất và trời, mang hương vị quê hương đã giúp cho Lang Liêu chiến thắng và được trở thành vua. Từ đó, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết và tục lệ tốt đẹp này vẫn được con cháu gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.
Nếu bánh dày tròn trắng tượng trưng cho trời, thì bánh chưng vuông vắn, mang sắc xanh đồng nội lại thể hiện cho đất. Ngày nay, cũng có thêm một số loại bánh chưng được cải tiến, thay đổi theo khẩu vị khác nhau của con người, nhưng nhìn chung, chiếc bánh chưng truyền thống vẫn được ưa chuộng hơn cả trong các dịp lễ tết.
Bánh chưng thường phải có gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng để làm nên một chiếc bánh chưng dòi thì đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ trong từng khâu, từng bước. Lá dong phải to bản, xanh tươi, nếu là lá dong bánh tẻ thì càng tốt vì khi gói bánh sẽ đẹp hơn.
Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ, thịt lơn thái vừa rồi ướp muối, tiêu. Lá dong bày lên nong, qua đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các bà, những chiếc bánh chưng được gói gọn gàng, vuông vắn, buộc bằng những sợi lạt mềm và dẻo dai, đã được chẻ sẵn từ trước.
Nhiều nhà chuẩn bị sẵn một nồi nước to đã đun sôi lửa, thả bánh chưng vào đó, rồi người trong nhà ngồi quây quần xung quanh hoặc thay phiên nhau ngồi canh nước cho nồi bánh chưng. Cảm giác được nhìn chiếc bánh chưng từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng mới thực sự thích thú. Đó đã từng là kí ức thời ấu thơ của biết bao bạn trẻ.
Cuộc sống giờ đây đã trở nên đầy đủ, no ấm hơn trước nhiều. Cuộc sống tiện nghĩ cũng làm cho mâm cơm gia đình ngày Tết thay đổi. Nhưng chiếc bánh chưng xanh vẫn bình dị như thuở sơ khai của nó, và đó mới thực sự tạo nên không khí đầm ấm thiêng liêng trong ngày Tết.
viết đoạn văn cảm nghĩ của em về tục gói bánh chưng ngày Tết
Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.
Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.
Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.
Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.
Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi.
Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua.
Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.
Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.
Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.
Sự tích Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giày phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?
(5 Điểm)
Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.
Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.
Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.
Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.
Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.
Câu chuyện “Sự tích trầu cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang? *
A. Ăn trầu; gói bánh chưng, bánh giầy trong ngày lễ hội.
B. Nhảy múa, ca hát, đua thuyền trong ngày lễ hội.
C. Nghề nông trồng lúa nước phát triển.
D. Lễ hội được tổ chức quanh năm trên đất nước ta.
1 ) Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng , bánh giầy
2 ) Đọc truyện bánh chưng , bánh giầy em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ?
Bánh chưng,bánh giầy gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt.
Mình trả lời câu thôi nhá, ko đc hay đâu
Em thích câu: "Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết"
Vì bánh chưng, bánh giầy là một món truyền thống không thể thiếu được. Qua đó thể hiện được sự tôn kính của ông cha ta.
Qua dịch tết cổ truyền của dân tộc: Hãy cho biết Việt Nam có những phong tục nào? Tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà bạn biết?