Vì sao Tây Nguyên lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
Vì sao tây nguyên là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước ta
-Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
-khí hậu có tính cận xích đạovới một mừa mưa và một mùa khô rõ rệt. Mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc thu hoạch phơi sấy, bảo quản cà phê. Do ảnh hưởng của độ cao nên khí hậu tây nguyên rất mát mẻ nên có thể trồng cây công nghiệp nhiệt đới và ôn đới(Cà phê, cao su, chè,...)
- tài nguyên nước khá là phong phú. Sông có giá trị về thủy lợi đặc biệt là sông Xrê Pốk. Nguồn nước ngầm có giá trị nước tới vào mùa khô
Vì có nhiều cao nguyên ,khí hậu mát mẻ,đất bazan
Vì sao nhật bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu á
Vì : Nhật Bản sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước Phương Tây, giải phóng đất nước khỏi mọi ràng buộc lỗi thời phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.
nêu khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp nước ta hiện nay và giải thích tại sao?
* Khó khăn lớn nhất để phát triển cây công nghiệp nước ta là hạn hán gây thiếu nước,đất trồng (đất mùn núi cao) bị giảm chất lượng.
*Nguyên nhân:
- Thời tiết bất thường.Hạn hán gây thiếu nước
- Mưa nhiều gây sói mòn đất->chất lượng giảm sút.
Cây công nghiệp luôn cần nước và đất mùn tốt để phát triển nên nếu chất lượng gảm sút thì cây không thể phát triển.
Vì sao Ấn Độ trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây?
phân tích khả năng, hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở tây nguyên? nêu các biện pháp để phát triển ổn định cây công nghiệp lâu năm của vùng?
a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).
b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
• Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:
Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
– Về kinh tế – xã hội:
Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
Người dân có kinh nghiệm.
Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.
• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.
------------------------
Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.
Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.
-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt
1) Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).
b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
2) Tại sao ở vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng?
– Rừng bị tàn phá, làm giảm nhanh độ che phủ, tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, môi trường…
– Việc khai thác rừng chưa hợp lí (xuất khẩu gỗ tròn, khôngngọn…).
Gợi ý đáp án môn Địa lý khối C do cô Nguyễn Thị Lành (Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn, TP.HCM) thực hiện
1.Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
• Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:
Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn. Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm. Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).– Về kinh tế – xã hội:
Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng. Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao. Người dân có kinh nghiệm. Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến. Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước. Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.2.Tại sao vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng ?
Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.
Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.
-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt .
Câu 1: Theo em, vì sao địa điểm Se-rapun-di lại có lượng mưa lớn nhất thế giới(11000mm/năm)? Có thể liên hệ với hiện tượng khí hậu gì ở miền trung nước ta?
Câu 2: Nêu những hiểu biết của em về đất nước nhật bản ? Theo em, vì sao nhật bản là một nước nghèo tài nguyên nhưng lại có thể vươn lên trở thành cường quốc thứ 2 thế giớí?
Câu 1 : Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ?
Câu 2 : Hiện nay các thành phố lớn ở nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân . Theo em ,chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng trên ?
Câu 3 : Em hãy nêu tác hại của nạn lũ lụt hàng năm ở Bắc Bộ và tác dụng của hệ thống đê trong sản suất nông nghiệp .
Câu 4 : Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho Tây Nguyên bị mất rừng và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên .
Vì sao Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở nước ta hiện nay?
A. Đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
B. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
C. Khí hậu thuận lợi, nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú.
D. Mùa khô kéo dài là điều kiện để phơi, sấy sản phẩm cây công nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích: Nhờ có diện ích đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn nên có thể hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở Tây Nguyên.
Vì sao Nhật bản từ một nước phong kiến có nền nông nghiệp lạc hậu lại trở thành nước tư bản công nghiệp?
Giúp mình với mai thi rồi