Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
27 tháng 9 2018 lúc 17:13

- Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối khoáng. Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.

   - Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi được thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận O2 từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

   - Quá trình bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại qua mồ hôi, nước tiểu.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
1 tháng 10 2017 lúc 10:33

- Sự trao đổi chất giữa cở thể và môi trường ngoài biểu hiện ở chỗ:

+ Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối khoáng) từ môi trường ngoài.

   + Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .

- Hệ tiêu hóa có vai trò: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài môi trường.

- Hệ hô hấp có vai trò: lấy O2 và thải CO2.

- Hệ tuần hoàn có vai trò: dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể và dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.

- Hệ bài tiết có vai trò: lọc máu và thải nước tiểu ra ngoài, duy trì tính ổn định của môi trường trong.

Võ Minh Khôi
31 tháng 12 2021 lúc 13:24

bạn tìm ở đâu mà hay vậy

 

Đặng Aí Nhi
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
5 tháng 9 2016 lúc 10:40

Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối
Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.
Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

 

Lê Nguyên Hạo
5 tháng 9 2016 lúc 10:40

ôi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối
Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.
Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

Hồ Ngọc Hà
5 tháng 9 2016 lúc 10:42

Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối
Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.
Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.
 

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
8 tháng 4 2017 lúc 22:11

Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối
Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.
Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 22:11

Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối
Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.
Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

Phan Thùy Linh
8 tháng 4 2017 lúc 22:12

Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể. Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

Vy Vy
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
9 tháng 5 2017 lúc 12:44

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

Võ Hà Kiều My
9 tháng 5 2017 lúc 12:46

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


Võ Hà Kiều My
9 tháng 5 2017 lúc 12:49

2a/

Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau: phần trước ( khoang miệng, thực quản, dạ dày) có nguồn gốc nội bì, chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn. Phần giữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chức năng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn. Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) có nguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả.

he tieu hoa nguoi

Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :

1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa

Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau . Ở miệng , thượng mô có nhiều tầng . Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng . Hình thái của các tế bào thượng mô cũng khác nhau . Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ để thích ứng với các chức năng tương ứng .

2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .

Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) . Khi co rút , cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp .

Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết . Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành nhiều ống tuyến .

Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ . Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )

3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng . Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt . Từ dạ dày đến ruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục . Ở ruột già , các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể . Ngoài ra , trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo .

4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):

Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.

5. Lớp thanh mạc (tunica serosa):

Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.

My Hoa Pham
Xem chi tiết
Chanh Xanh
8 tháng 12 2021 lúc 14:12

C. Hệ tuần hoàn. 

๖ۣۜHả๖ۣۜI
8 tháng 12 2021 lúc 14:12

D

D

C

 

lạc lạc
8 tháng 12 2021 lúc 14:14

Hệ cơ quan nào dưới đây tham gia vào quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài?

A. Hệ tiêu hóa.                                              B. Hệ bài tiết.

C. Hệ tuần hoàn.                                           D. Hệ hô hấp.

Hệ cơ quan nào dưới có nhiệm vụ lấy thức ăn và nước uống từ môi trường bên ngoài rồi biến đổi thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể?

A. Hệ bài tiết.                                                B. Hệ hô hấp.

C. Hệ tiêu hóa.                                              D. Hệ tuần hoàn.

Hệ cơ quan nào dưới có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể?

A. Hệ bài tiết.                                                B. Hệ hô hấp.

C. Hệ tiêu hóa.              d ; hệ tuần hoàn

Thư Trần
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
10 tháng 1 2023 lúc 19:40

Hệ vận động

- Cấu tạo gồm: bộ xương và hệ cơ.

- Chức năng: giúp cơ thể có cấu trúc ổn định và có thể vận động, bộc lộ cảm xúc trong đời sống.

Hệ tiêu hóa

- Cấu tạo gồm các cơ quan: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già), hậu môn.

- Chức năng: tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn và thải phân.

Hệ tuần hoàn

- Cấu tạo: tim, hệ thống mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu và dịch mô).

- Chức năng:

+ Vận chuyển lưu thông các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác duy trì hoạt động sống của cơ thể.

+ Duy trì thân nhiệt.

Hệ hô hấp - Lý thuyết bài 20 sinh 8 của hoc24.vn

ひまわり(In my personal...
10 tháng 1 2023 lúc 19:49

Hệ bài tiết - Lý thuyết bài 38 sinh 8 của hoc24.vn

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định \(\rightarrow\)​hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Hệ thần kinh

- Cấu tạo gồm:

+ Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy, hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.

+  Bộ phận ngoại biên nằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

- Vai trò, chức năng:

+ Điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài. 

Nhiễn Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
19 tháng 8 2016 lúc 9:50

 Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau. 
Phân tích bằng ví dụ: 
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh - hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch - hệ nội tiết ).

Nguyễn Hoàng Duy Hùng
19 tháng 8 2016 lúc 9:53

-Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

-Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động-Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.-Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn -Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.-Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn
Lê Nguyên Hạo
19 tháng 8 2016 lúc 9:54

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
Phân tích bằng ví dụ:
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh – hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch – hệ nội tiết ).