Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 8 2019 lúc 12:01

- Các nước nay chiếm tỉ trọng cao cả về xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới.

- Hầu hết các nước đều có cán cân xuất, nhập khẩu dương.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 19:33

Tham khảo:

- Yêu cầu số 1: Ngành ngoại thương:
+ Ngoại thương của Hoa Kỳ phát triển, hàng hóa đa dạng, kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn (đạt 3 580 tỉ USD, năm 2020).
+ Các sản phẩm xuất khẩu chính là các sản phẩm của ngành lọc hóa dầu, sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, nông sản có giá trị cao như đậu tương, ngô, thịt lợn, thịt bò,... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Trung Quốc, Nhật Bản,...
+ Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới, với giá trị nhập khẩu đạt 2240 tỉ USD (năm 2020), một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là ô tô, máy tính, dầu thô,...
- Yêu cầu số 2: Ngành giao thông vận tải: Hoa Kỳ có hệ thống giao thông vận tải phát triển và hiện đại hàng đầu thế giới.
+ Đường ô tô: mạng lưới rộng khắp, chất lượng tốt, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển giữa các bang.
+ Đường hàng không: Hoa Kỳ có số lượng sân bay lớn, phân bố rộng khắp các bang, tiêu biểu như sân bay: Si-ca-gô, Giôn F. Ken-nơ-đi, Lốt An-giơ-lét,...
+ Đường biển: đây là ngành phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa. Các tuyến đường biển kết nối với hầu hết các khu vực, các quốc gia trên thế giới nhờ đội tàu lớn, hiện đại. Các cảng lớn ven Thái Bình Dương như: Lốt An-giơ-lét, cụm cảng Niu Oóc và Niu Giéc-xi, cảng Xa-va-nát,...
+ Đường sắt: Hoa Kỳ hiện có tuyến đường sắt cao tốc nối các thành phố trong khu vực Đông Bắc là Bôxtơn - Niu Oóc - Oasinhtơn.
+ Ngoài ra, Hoa Kỳ còn chú trọng khai thác vận tải đường sông; giao thông đường ống cũng phát triển mạnh.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương

 

Nội thương

Ngoại thương

Tình hình phát triển

- Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.

- Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội.

- Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ.

- Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế.

- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên.

- Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới.

- Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.

Phân bố

- Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

- Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

- Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 18:26

Yêu cầu số 1: Vẽ biểu đồ

- Bước 1: xử lí số liệu

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, cân thương mại của Nhật Bản, giai đoạn 2000 - 2020

Năm

2000

2005

2010

2015

2020

Xuất khẩu (%)

53,4

52,6

52,3

49,2

49,9

Nhập khẩu (%)

46,6

47,4

47,7

50,8

50,1

Cán cân thương mại (tỉ USD)

67,8

67,7

77,1

-24,7

-0,8

- Bước 2: Vẽ biểu đồ - Tham khảo:

loading...

Bình luận (0)
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 18:26

Yêu cầu số 2: Nhận xét

- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ và cán cân thương mại có sự thay đổi qua các năm:

+ Cơ cấu giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu giá trị nhập khẩu có xu hướng tăng.

+ Cán cân thương mại thay đổi từ dương sang âm.

- Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, cán cân thương mại có chênh lệch:

+ Cơ cấu giá trị xuất khẩu so với cơ cấu giá trị nhập khẩu

▪ Giai đoạn (2000-2010) xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu

▪ Giai đoạn (2015 - 2020) xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu

+ Cán cân thương mại giai đoạn 2000 - 2010 là xuất siêu và giai đoạn 2015 - 2020 là nhập siêu

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:10

Tham khảoloading...
 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 21:31

Tham khảo:
loading...
BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hoa Kỳ, giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ năm 1970 là 59,71 tỷ USD.
Trải qua khoảng thời gian 52 năm, đến năm 2021, giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt 2539,65 tỷ USD.
Số liệu nhập khẩu của Hoa Kỳ được ghi nhận vào năm 1970 là 55,76 tỷ USD, trải qua khoảng thời gian 52 năm, đến năm 2021, giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ đạt 3401,36 tỷ USD.
Năm 2020, Hoa Kỳ là nền kinh tế số 1 thế giới về GDP và số 2 về tổng xuất khẩu, số 1 về tổng nhập khẩu, nền kinh tế số 9 về GDP bình quân đầu người.
Những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ là: dầu mỏ tinh chế; dầu thô; xe ô tô; mạch tích hợp và Khí tự nhiên ($34,7 tỷ).Xuất khẩu chủ yếu sang Canada; Mexico; Trung Quốc; Nhật Bản; Cộng hòa Liên bang Đức,…
Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ là: máy vi tính; dược phẩm; thiết bị phát thanh….
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ là: Trung Quốc; Canada; Cộng hòa Liên bang Đức;…

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 5 2017 lúc 16:08

a) Tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004

- Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004

 c) Nhận xét

* Tình hình xuất nhập khẩu

Giai đoạn 1990 - 2004:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đều tăng, nhưng không ổn định.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 523 tỉ USD (năm 1990) lên 1020,2 tỉ USD (năm 2004), tăng 497,2 tỉ USD (tăng gấp 1,95 lần).

+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 287,6 tỉ USD (năm 1990) lên 565,7 tỉ USD (năm 2004), tăng 278,1 tỉ USD (tăng gấp 1,97 lần).

+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 235,4 tỉ USD (năm 1990) lên 454,5 tỉ USD (năm 2004), tăng 219,1 tỉ USD (tăng gấp 1,93 lần).

+ Sự không ổn định của tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng, từ năm 2000 đến năm 2001 giảm, từ năm 2001 đến năm 2004 tăng (dẫn chứng).

- Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân thương mại luôn luôn dương.

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn giá trị nhập khẩu.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

* Cơ cấu xuất nhập khấu

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm (dẫn chứng).

- Trong giai đoạn 1990 - 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 0,4%, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng, nhưng chưa có sự ổn định.

+ Từ năm 1990 đến năm 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,9%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

+ Từ năm 1995 đến năm 2001, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm (3,3%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng tương ứng.

+ Từ năm 2001 đến năm 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,8%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 6 2017 lúc 2:55

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy giai đoạn 1992-2015, Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng, tăng 6,9%; tỉ trọng hàng Nông-lâm-thủy sản giảm nhanh, giảm 12,5%

=> tỉ trọng hàng Nông-lâm-thủy sản giảm nhiều hơn số tăng của Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

=> nhận xét Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng nhanh hơn số giảm của hàng nông-lâm-thủy sản là không đúng => Chọn đáp án A

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tình hình phát triển

+ Vận tải hàng không là ngành giao thông vận tải ra đời muộn nhưng có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng sân bay, máy bay.

+ Năm 2018, ngành hàng không thế giới vận chuyển được hơn 4,4 tỉ lượt hành khách. Các máy bay ngày càng hiện đại hơn, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay được quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn.

+ Bảo vệ môi trường không khí cũng là vấn đề lớn của ngành vận tải đường hàng không.

- Sự phân bố

+ Các tuyến đường hàng không sôi động nhất là các tuyến xuyên Đại Tây Dương nối châu Âu với châu Mỹ và các tuyến nối Hoa Kỳ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Các nước có nhiều sân bay quốc tế vận chuyển lượng hành khách lớn của thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc,...

+ Các sân bay quốc tế vận chuyển hành khách lớn nhất năm 2019 là: Át-lan-ta (Hoa Kỳ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ), Dubai (Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất),...

Bình luận (0)