Những câu hỏi liên quan
Mùa Gia Long
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh Thư
19 tháng 10 2023 lúc 19:52

Cần đáp ứng:

+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

+ Thể hiện đc cảm xúc chung về bài thơ.

+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả có trong bài thơ.

+ Chỉ ra đc nét độc đáo trong cáchtự sự và miêu tả của nhà thơ.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 11 2018 lúc 3:00

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
Trịnh Ngọc Minh Thư
Xem chi tiết
Cao Cát Hoàng Minh
9 tháng 11 2021 lúc 16:02

Bài thơ của Trần Đăng Khoa khiến em có một cảm giác lâng lâng khó tả. Bài thơ nói lên cả cuộc đời mẹ vất vả vì con. Những nắng mai cháy sạm làn da của mẹ. Rồi những lúc bệnh tật chỉ trông chờ vào con. Những trò hề những lúc mẹ ốm của con thật cảm động. Nó mang nhiều màu sắc về tình mẫu tử của người con đối với mẹ và người mẹ đối với con.

nhớ tíck

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Ngọc Minh Thư
9 tháng 11 2021 lúc 16:03

CỦA  TRẦN ĐĂNG KHOA NHA

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Ngọc Minh Thư
9 tháng 11 2021 lúc 16:04

cảm ơn cậu nhui lần sau cậu cưa thấy tớ đăng thí cậu làm nha tớ k cho

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
kimcherry
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
21 tháng 2 2022 lúc 20:59

TK

Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ được kết hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố tự sự và miêu tả. Cả bài thơ là một câu chuyện thú vị và hấp dẫn về sự ra đời của loài người. Nhà thơ Xuân Quỳnh đưa ra một đầu đề thật là mới mẻ: trẻ con là thứ đầu tiên xuất hiện trên thế giới này, trước cả thiên nhiên. Sau đó, bởi trẻ con cần, bởi trẻ con muốn, nên mới có mặt trời, có hoa cỏ, có chim muông, có đường đi, có sông biển… Và hơn hết, trẻ con không chỉ cần những điều như thế. Các em còn cần được yêu thương, được quan tâm, được dạy dỗ, vì vậy mới có mẹ, có bố, có bà, có thầy cô, mái trường. Những hình ảnh ấy, được miêu tả một cách đáng yêu, ngộ nghĩnh, bởi chúng hiện ra dưới con mắt ngây thơ của một đứa trẻ. Cách kể chuyện vừa thú vị, vừa lạ lẫm ấy của nhà thơ Xuân Quỳnh, đã nói với người đọc rằng hãy thêm quan tâm đến trẻ con. Hãy yêu thương, quan tâm, đặt các em lên đầu trái tim của mình. Qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, chúng ta cảm nhận được một tình yêu trẻ con tha thiết và nồng ấm của tác giả.

Bình luận (0)
 minh nguyet đã xóa
Long Sơn
21 tháng 2 2022 lúc 20:59

Tham khảo

Trong những bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả đã từng được đọc, em thích nhất là bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ là lời của một chú chiến sĩ kể về cậu bé liên lạc Lượm dũng cảm, hoạt bát. Hình ảnh một cậu bé nhỏ tuổi, với đôi má đỏ bồ quân, đội chiếc mũ lệch, tung tăng nhảy nhót trên đồng ruộng, cứ in sâu mãi vào tâm trí em. Tuy còn nhỏ, nhưng việc cậu ấy làm chẳng nhỏ chút nào. Sự dũng cảm, hết mình vì nhiệm vụ của Lượm khiến em vô cùng nể phục. Giây phút đọc được Lượm đã ra đi vì độc lập dân tộc, em đau xót vô cùng. Cũng như người chiến sĩ trong bài thơ, em đau xót, bàng hoàng đến không thể tin vào điều đó. Thật đắng cay, xót xa thay. Tuy nhiên, em chắc chắn rằng, Lượm tuy hi sinh, nhưng em sẽ vẫn sống mãi trong lòng những người dân Việt, cùng với đất nước ta. Những cảm xúc ấy, chính là từ bài thơ Lượm đã mang đến cho em.

Bình luận (3)
trần quỳnh anh
21 tháng 2 2022 lúc 20:59

tham khảo :

Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ được kết hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố tự sự và miêu tả. Cả bài thơ là một câu chuyện thú vị và hấp dẫn về sự ra đời của loài người. Nhà thơ Xuân Quỳnh đưa ra một đầu đề thật là mới mẻ: trẻ con là thứ đầu tiên xuất hiện trên thế giới này, trước cả thiên nhiên. Sau đó, bởi trẻ con cần, bởi trẻ con muốn, nên mới có mặt trời, có hoa cỏ, có chim muông, có đường đi, có sông biển… Và hơn hết, trẻ con không chỉ cần những điều như thế. Các em còn cần được yêu thương, được quan tâm, được dạy dỗ, vì vậy mới có mẹ, có bố, có bà, có thầy cô, mái trường. Những hình ảnh ấy, được miêu tả một cách đáng yêu, ngộ nghĩnh, bởi chúng hiện ra dưới con mắt ngây thơ của một đứa trẻ. Cách kể chuyện vừa thú vị, vừa lạ lẫm ấy của nhà thơ Xuân Quỳnh, đã nói với người đọc rằng hãy thêm quan tâm đến trẻ con. Hãy yêu thương, quan tâm, đặt các em lên đầu trái tim của mình. Qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, chúng ta cảm nhận được một tình yêu trẻ con tha thiết và nồng ấm của tác giả.

Bình luận (0)
Đức Thắng
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
11 tháng 1 2022 lúc 21:51

TK:

46 . 
Em cần chú ý bài thơ em chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện ( xuất hiện câu chuyện , nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung ) , có các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian , thời gian , con người , ...

48 . 
Yêu cầu đối với phần mở đoạn là :
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

Bình luận (3)
Lâm Kim Ngọc
Xem chi tiết
Nhi Nguyen
7 tháng 11 2016 lúc 19:03

a) Cảnh khuya

-Tự sự : kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc bác chưa ngủ

-Miêu tả : miêu tả tiếng suối, trăng , cây ở rừng Việt Bắc

_Ý nghĩa : làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước ( t/cảm , cảm xúc tác giả muốn gửi gắm)

b)Tuổi thơ im lặng ( Duy khán)

_tự sự : kể về việc bố ngâm chân , đi làm từ sáng => khuya

Miêu tả : MT bàn chân bố , công việc của bố

Cảm nghĩ : về đôi bàn chân

_ Không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tác giả sẽ không bộc lộ được tình cảm của mình , vì không có đối tượng để tác giả gửi gắm cảm xúc

c) Mục đích

_ Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc

_ Tự sự , miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ ko nhằm mục đích kể , tả lại sự việc , phong cảnh

Chúc bạn học tập vui vẻ!

 

Bình luận (0)
Phương Thảo
7 tháng 11 2016 lúc 10:30

đoạn trích nào bn ơi

Bình luận (0)
nguyễn hồng quân
7 tháng 11 2016 lúc 17:48

?? ko có đoạn trích

 

Bình luận (4)
Đỗ Đăng Trường
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Giang
1 tháng 3 2022 lúc 19:58

Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh một em bé thiếu nhi hi sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ thuật, Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh,… góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại hình với đôi má ửng đỏ bồ quẩn, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, miệng huýt sáo vang,… đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưng giữa cánh đồng lúa chín, em nằm đó, máu chảy đỏ như hoàng hôn. Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thể hiện thành công lớp người thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Đăng Trường
6 tháng 3 2022 lúc 17:57

tra mạng hay tự làm đấy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bùi Thị Hà Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 11 2021 lúc 20:01

Em tham khảo:

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bình luận (1)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
2 tháng 11 2021 lúc 20:02

Trả lời:

Tham khảo:

“Lượm” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm - một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình ảnh Lượm hiện lên với vài nét khắc họa những để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là một cậu bé chừng mười bốn, mười lăm tuổi. Dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn thể hiện qua đôi chân lúc nào cũng thoăn thoắt. Vì tuổi còn nhỏ nên cậu vẫn còn rất hồn nhiên, chiếc mũ ca-lô đội lệch sang một bên thật nhí nhảnh. Cậu vừa chạy nhảy, vừa huýt sáo làm vang cả cánh đồng. Cách so sánh “như con chim chích” khiến cho người đọc cảm nhận rõ hơn về tâm hồn ngây thơ của cậu. Không chỉ là hình ảnh của Lượm, Tố Hữu còn kể lại hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm. Với lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Trong lòng cậu không hề sợ hãi nguy hiểm xung quanh mình mà chỉ nghĩ đến nhiệm vụ cấp bách cần phải hoàn thành lúc này. Lượm đã hy sinh trên cánh đồng lúa của quê hương. Cậu bé là một người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ. Khi đọc xong bài thơ này, tôi như cảm phục thêm về một thế hệ Việt Nam anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân, tính mạng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Bình luận (0)
Thiên Chấn
2 tháng 11 2021 lúc 20:02

Bạn Tham khảo nha:

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bình luận (0)
yến hải
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 11 2017 lúc 20:00

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

Bình luận (0)
Tâm Trà
9 tháng 11 2018 lúc 9:07

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

Bình luận (0)