Những câu hỏi liên quan
Thơ Kenny
Xem chi tiết
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
4 tháng 11 2018 lúc 17:49

đề 1

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Bình luận (0)
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
4 tháng 11 2018 lúc 17:50

đề 2

Câu chuyện của Linh bắt đầu khi bố Linh đi làm xa, 2 tháng mới về thăm nhà một lần, còn mẹ Linh phải một mình chăm sóc hai chị em và lo toan việc nhà. 

“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…

Nu sinh lop 12 ke ve me khien ca truong rot nuoc mat hinh anh 1
Hà Thị Phương Linh, học sinh lớp 12A1 trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú, TP HCM đã kể câu chuyện của chính bản thân em và mẹ khiến nhiều người bật khóc.

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…

Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.

Nu sinh lop 12 ke ve me khien ca truong rot nuoc mat hinh anh 2
Nhiều học sinh khi nghe câu chuyện không cầm được nước mắt.

Ngày khai giảng không trọn vẹn của hai chị em Huyền, Thoại

Hai bé Huyền và Thoại còn nhỏ tuổi, phải sống vỉa hè cùng cha ngày nào, nay đã được dự khai giảng vào lớp 1 và mẫu giáo. Tuy nhiên, em bị sốt phải ở nhà, chỉ mình chị đến trường.

Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…

Nu sinh lop 12 ke ve me khien ca truong rot nuoc mat hinh anh 3
Nhiều phụ huynh học sinh cũng nghẹn ngào, xúc động

Chú lính chì Thiện Nhân chạy một chân dự khai giảng

Bé Thiện Nhân được nhiều người quan tâm ngày nào giờ đã vào lớp 4. Em có thể bỏ nạng chạy nhanh, khiến cô giáo cũng không theo kịp.

Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh. 

Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài,nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường. 

Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.

Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.

Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi.

Nu sinh lop 12 ke ve me khien ca truong rot nuoc mat hinh anh 4
Hai mẹ con em Hà Thị Phương Linh ôm nhau khóc.

Ngày khai giảng gian nan trên đỉnh sương mù

Với những thầy cô giáo trường nội trú Chiềng Muôn (Sơn La), năm học mới bắt đầu bằng việc leo dốc chở hàng tạ sách giáo khoa và lặn lội vào bản gọi các em đến lớp.

Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường. 

Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…

Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”

Bình luận (0)
We are friends
4 tháng 11 2018 lúc 17:50

Mik làm đề 1 nhé !

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

- Có chuyện chi đó cháu?
- Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
- Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Bình luận (0)
Sailor Moon
Xem chi tiết
Việt Hoàng
23 tháng 10 2018 lúc 21:51

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Bình luận (0)
๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
23 tháng 10 2018 lúc 22:36

Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội.

Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà.

Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trưa trời nắng nóng như lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ hẹn.

Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn.

Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thường như mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này, Thắng - thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:

- Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.

- Trò gì vậy?

Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.

- Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.

Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:

- Bây giờ sẽ thi lần lượt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ.

Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.

Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:

- Một. Hai. Ba. Bắt đầu!

Ùm!... Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chưa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi.

Thế mà đến giờ vẫn chưa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần như lả đi. Phải mười phút sau Thắng mới lên tiếng:

- Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.

- Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.

- Ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.

Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi.

Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.

P/s tham khảo nha

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Anh Thư
24 tháng 10 2018 lúc 5:45

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Hà
Xem chi tiết
Le Vu Hoang Mai
24 tháng 10 2018 lúc 20:29

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 6
Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy...

Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con. Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.

Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:

- Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?

Bé Nhi nói:

-Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.

- Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh!

Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi sông.

Tôi cọn lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói:

- Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!

Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vướt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền không nát. Bé

Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:

- Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoả thích trên sông.

Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về.

Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều.

Ngay hôm bố mẹ nó hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả.

Nhưng chiếc thuyền đã không không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông.

Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ!

Bình luận (0)
Nhok Kami Lập Dị
24 tháng 10 2018 lúc 20:05

Tham khảo:

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Bình luận (0)
Le Vu Hoang Mai
24 tháng 10 2018 lúc 20:27

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.

Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.

Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.

Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Bình luận (0)
oOo_Cô Bé Ngốc_oOo
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Huyền
8 tháng 11 2016 lúc 21:33

Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được việc tốt nên trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.

Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trải khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghỉ ngơi thư giãn sau một tuần học tập và làm việc vất vả của mọi người. "Một ngày rảnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian", chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát "Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón...là...la...lá...lá...la.." thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi "Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?" "À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à" ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào "Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con". Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rảnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.

Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào "Linh ơi! Đi thôi!", một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi "Đi đâu?" "Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?" Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp "Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy" Tôi chợt nhớ ra và nói "Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha". Tôi mời các bạn vào nhà và nói "Chờ tao một chút, đi thay quần áo". Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng "Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi". Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vả. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây...? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gửi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.

Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn, rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.

Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen "Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều". Tôi bẽn lẽn "Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ". Mẹ nói "Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này" vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi "Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm". Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày "làm việc".

Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân "Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình". Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vả. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỉ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thanh Huyền
8 tháng 11 2016 lúc 21:33

Đề 1 ha !!!

Bình luận (4)
Thảo Phương
8 tháng 11 2016 lúc 22:03

Đề 4:

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

 

Bình luận (3)
maya phạm
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
23 tháng 9 2016 lúc 7:24

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. tui vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tui thường được bố mẹ cho về quê. tui rất thích về quê bởi ở đó tui có một người anh họ. Anh hơn tui một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tui đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tui lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tui mỏi chân, anh thường cõng tui trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tui thích chí cười khanh khách. Quê tui có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tui khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tui những cánh hoa khiến tui tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tui rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tui không bao giờ chán. Anh chiều tui là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tui đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tui đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tui bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. tui dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. tui muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". tui nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tui cũng không chịu. Anh càng dỗ, tui càng bướng và tui đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. tui biết, anh nhất định sẽ hái cho tui khi thấy tui khóc. Và quả thật, tui đã thắng. Anh kéo tui đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó". Anh dắt tui đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tui thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tui phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tui thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. tui thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tui nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tui có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tui lại thấy cay cay nơi sống mũi.


Hoặc là:

 

Trong cuộc sống, ai cũng có những kỉ niệm không thể quên. tui cũng vậy. Một kỉ niệm buồn đối với tôi, nó luôn khiến tui nhớ mãi.

Hôm đó, là ngày buồn nhất trong đời tui Người bà, người mà tui yêu quý và trân trọng nhất đã xa tui mãi mãi chuyện là thế: Bà tui ốm suốt mấy tuần nay. Bố tui rất e sợ nên đã gọi bác sĩ đến tiêm thuốc cho bà. Sau khi tiêm xong bác sĩ ra về và dặn bố tui nấu cháo cho bà ăn. Nửa tiếng sau, bố nấu xong cháo và bảo chị tui mang lên cho bà. Chị tui gọi rồi lại lay bà nhưng bà không trả lời. Chị tui sợ chạy đi tìm bố tôi. Bố tui lên lay, sờ người bà thấy lạnh buốt. Bố tui ngồi yên không động đậy hồi lâu. Một lúc sau, bố nói được vài câu ngập ngừng: “Bà…à…à…mất…rồi…ồi…” tui sững lại sau lời nói của bố rồi òa khóc. Giây phút bà vĩnh biệt tui thật đau đớn. tui co ro một góc mà rơi lệ. tui nhớ lại chiều nay; đó là khoảnh khắc cuối cùng tui được bà âu yếm, vuốt ve. Bố tui tuy buồn nhưng vẫn phải bình tĩnh để lo đám tang bà. Bố gọi điện các bạn về và cả mẹ tui nữa. các bạn về ai cũng chạy ngay vào phòng của bà, có bác khóc nhiều suýt ngất. Mẹ tui về chưa kịp bỏ dép đã chạy ngay vào nhà khóc nức nở. đó là đêm khiến tui buồn nhất. Chỉ một lát, trong sân nhà tui đã đông nghịt người. Chị tui cũng khóc rất nhiều nhưng rồi chị tui dỗ tui và rủ tui đi lên phòng. Khoảng nửa tiếng sau, bàn ghế được chuyển đến đầy sân, kèn đám ma cũng đến. Kèn đám ma dạo lên những bản nhạc buồn làm lòng tui thắt lại. Trong thời gian đám ma bà diễn ra, tui chẳng ăn uống gì, cũng không cười nó. Việc học thì chẳng nghĩ đến tui chỉ ngồi thần người ra ở xó nhà. Đám ma bà tui trôi qua trong hai ngày mà sao đối với tui nó lại lâu đến thế. Sau đám tang bà mọi việc trở lại bình thường như trước nhưng tui cảm giác thật trống trải. tui sẽ không được nhìn thấy bà vào mỗi sớm mai, không còn được nghe những chuyện cổ tích của bà, không còn được bà âu yếm, chở che. Cái cảm giác đó đối với tui sao mà khó chịu đến thế.

Cho đến giờ, tui vẫn còn nhớ như in hình dáng, cử chỉ của bà, giọng điệu mỗi khi bà kể chuyện cho tui nghe. Dù bà đã xa tui mãi mãi nhưng tui luôn luôn nhớ đến bà, luôn có cảm giác ấm áp như đang được sống trong tình yêu thương của bà ngày nào và tui sẽ không ngừng phấn đấu để không phụ lòng mong mỏi của bà trước đây. tui cũng tin chắc rằng bà sẽ luôn dõi theo từng bước chân của tui trên con đường đời đầy khó khăn, gian khổ

Bình luận (1)
Trần Hải Yến
30 tháng 9 2016 lúc 18:37
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra .Nó sẽ là kỉ niệm mà chắc có lẽ tôi chăng bao giờ quên.

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. 

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử\Trao con ấm áp tựa nắng chiều".   
Bình luận (0)
Trần Hải Yến
30 tháng 9 2016 lúc 18:39

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này. 

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Bình luận (0)
Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Như
25 tháng 8 2016 lúc 12:29

Nếu có ai, hay có bài văn nào đó hỏi tôi: mùa hè năm nào là đáng nhớ nhất đối với bạn, thì tôi quả quyết, mùa hè năm nay, năm 2016, là mùa hè đáng nhớ nhất; không chỉ đối với tôi mà còn cả gia đình tôi.

Mùa hè nóng bức bắt đầu bằng một sự vụ quan trọng: mẹ tôi đi đại phẫu mổ mở u xơ tử cung. Mẹ đã biết từ năm ngoái, nhưng do còn lo sợ cảnh mổ máu me nên mẹ từ chối phẫu thuật. Chính vì sự do dự ấy mà cục u đã phát triển bằng một thai nhi… bảy tháng. Bố và tôi động viên mẹ nên đi mổ ngay để tránh hậu quả sau này. Sau hôm bế giảng, tôi cùng gia đình xuống bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Mẹ tôi hồi hộp lắm. Chắc cảm giác của mẹ cũng giống như sắp đi thi, giống như tôi, nhưng có vẻ trầm trọng hơn. Nghĩ lại cũng phải, bởi mẹ đã mổ đẻ ba đứa rồi. Và cái “đứa” này là lần thứ tư. Có lần tôi nhìn thấy mẹ khóc. Vì sao mẹ khóc? Tôi thầm nghĩ. Mẹ quá lo lắng cho sự an nguy của mình? Chắc không phải. Tôi lại có một chiều suy nghĩ khác; phải chăng mẹ đang suy nghĩ cho tương lai các con mình? Chắc là thế. Mẹ khóc đỏ sưng cả mắt lên. Tôi thương mẹ lắm, nhưng chỉ biết nói mỗi câu cụt lủn : “Thôi, không sao đâu mẹ ạ, kiểu gì mẹ cũng vượt cạn thành công mà…” Nói thế có lẽ mẹ cũng vững lòng hơn đôi chút. Mẹ chỉ nhìn tôi, rồi nhìn bố tôi. Mà bố tôi cũng đâu có khỏe mạnh gì cho cam. Trong lúc nguy cấp thế này, cái chân đau do thống phong của bố cứ liên tục tái phát, dẫu từ thuốc tây này, đến thuốc nam nọ, vẫn chưa thuyên giảm. Nhưng may quá được ông trời phù hộ, chân bố không bị sưng đau quá mức vào thời gian hậu phẫu chăm sóc mẹ ở bệnh viện. Và những khoảnh khắc ở bệnh viện Phụ Sản là khoảng thời gian tôi không bao giờ quên.

Đúng ngày 28 tháng 5, mẹ tôi và gia đình đi bệnh viện. Đầu tiên, mẹ phải thay đồ bệnh viện và lấy chăn nội trú. Vừa vào phòng với các bệnh nhân khác trong phòng chờ, mẹ đã kết thân được ngay với các cô khác. Mẹ tôi là vậy, rất hòa đồng và dễ kết bạn. Nhưng tôi trông mẹ tôi trong cái bộ đồ hoa của bệnh viện mà thấy vừa buồn cười, vừa thương mẹ. Buồn cười vì mẹ mặc bộ này nhìn cứ ngộ ngộ, thương mẹ vì mẹ sắp lên bàn mổ như bao người khác đã khoác trên mình cái áo mác bệnh viện. Dẫu thế, mẹ vẫn cười thật tươi và lạc quan: “Hai bố con đợi mẹ làm xong đâu vào đấy thì vào thăm mẹ nhé!”. Mẹ tôi cười đẹp lắm, nụ cười làm xua tan cái mệt mỏi, căng thẳng của bất kì ai khi bắt gặp được nụ cười ấy. Lần đầu tiên tôi vào bệnh viện dành cho bệnh nhân nữ, tôi có cảm giác không quen, hơi ngai ngái trong người. Đi qua mình là “hằng hà sa số” những bệnh nhân nữ, cao tuổi có, trung niên có, thanh niên có, mà còn có cả thiếu niên bằng tuổi tôi… cũng có. Chung phòng bệnh mẹ tôi sau này là một bạn nữ mới mười bốn tuổi mà phải đi cắt u xơ tử cung, trẻ vậy mà… Mặc dù ở đây có nhiều bồn cây xanh chắc nhằm giải tỏa sự ngột ngạt của bệnh viện, nhưng không được hiệu quả. Tôi toàn thấy bệnh nhân lấy cái bồn cây đó để làm chỗ…nôn. Tuy đã trải nghiệm cái cảnh này nhiều trong phim kinh dị, ra ngoài đời thật vẫn thấy ghê ghê. Đến khoảng 8-9h, y tá và điều dưỡng viên yêu cầu người nhà bệnh nhân xuống tầng một chờ. Hai bố con tôi đành xuống, đợi đến giờ thăm bệnh nhân thì vào thăm mẹ, mua đồ ăn cho mẹ luôn thể.

Ca mổ bắt đầu từ lúc 10h30. Lúc ấy, tất cả người nhà bệnh nhân đều ngồi chờ ở sảnh chờ và khu siêu thị thu nhỏ ở bệnh viện. Dù đông, nhưng không quá chật chội như ở bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Ngồi chờ mẹ mà tôi và bố như đang ngồi trên lửa. Không quá nóng mà tôi cứ đổ mồ hôi hột. Ngay cả những người luôn giữ bình tĩnh như bố tôi cũng có cảm giác giống tôi. Hai bố con gọi một li nước mía, một li trà sữa uống giải khát chờ mẹ. Tôi nghe nói, người nhà phải đợi sáu tiếng sau khi thành công ca mổ mới được vào thăm bệnh nhân. Thế là tôi có dư dả thời gian, mà loanh quanh trong cái bệnh viện – vốn chẳng khác gì cái nhà tù này, quả thực rất chán. Đề phòng trường hợp này, tôi đã chuẩn bị 5 cuốn sách, 3 quyển tiểu thuyết, 2 cuốn truyện tranh chưa đọc. Ngồi chờ mẹ trong ngày thôi mà tôi đã ngốn xong 2 quyển truyện tranh. Vào buổi chiều, tôi chuyển sang đọc cuốn tiểu thuyết kinh dị Another của Nhật Bản, nhưng tay vẫn cầm cuốnBúp sen xanh. Hai cuốn sách nội dung không hề liên quan tới nhau, thậm chí trái ngược nhau này chắc hẳn đã gây sự chú ý của mọi người giữa phòng chờ bệnh nhân ở tầng 5. Đọc truyện kinh dị giữa bệnh viện là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng để thử!

Nhờ những cuốn sách “dị biệt” ấy mà tôi cũng kết bạn được với khá nhiều người, mọi lứa tuổi. Chiều hôm ấy, tôi kết bạn được với một chị tên là Phương. Đầu tiên, chị nhìn thấy tôi liền hỏi giúp: “BẠN ơi, BẠN có thể giữ đồ hộ mình một chút có được không, mình xuống mua chai nước”. Nghe hai chữ BẠN mà tôi sốc. Tôi già đến thế rồi sao? Tôi miễn cưỡng trả lời “Dạ vâng”, chị ấy cười cảm ơn thật dễ mến rồi chạy xuống tầng 1. Vừa canh giữ đồ đạc cho chị ấy, vừa đọc sách, nhìn thật dị, nhưng vẫn thấy vui vì đã giúp đỡ người khác. Khi quay trở lại, hai chị em làm quen với nhau. Chị Phương giờ đang học đại học Quốc Gia Hà Nội, khoa ngoại ngữ thì phải. Nhà chị ở Đông Anh. Mặt chị tròn nhỏ nhắn trông rất là trẻ con, thanh thoát với mái tóc ngắn ngang vai đen mượt. Tôi nhớ chị ấy nhiều nhất, vì chị rất hay cười. Chị đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái ảnh đại diện của chị. Mặt chị nhìn như một con nhóc lên 10 tuổi. Tôi hỏi lại, “Chị chụp bức này từ khi nào?”, chị trả lời : “Tuần trước em à!” Chị ấy sinh năm 1994, và lúc đầu gặp nhau, Phương cũng tưởng tôi sinh năm 1994. Sinh năm 1994 mà nhìn trẻ (con) thế! Sau đó, hai chị em nói chuyện, tâm sự với nhau đủ điều trên trời dưới đất. Phương cũng có khá nhiều điểm chung với tôi. Chị ấy cũng thích đọc sách (nhưng mà là truyện ngôn tình), và thích xem phim kinh dị. Tôi chỉ bất đồng khi Phương nói rằng chị ủng hộ sách lậu. Tôi lập tức phản bác với một bài phát biểu vì sao không nên ủng hộ sách lậu. Phương phán một câu: “Em nói chuyện như ông già!” Ôi thần linh ơi. Mình đã già (đến thế) rồi sao? , tôi lại tự hỏi bản thân. Tám chuyện một hồi, tôi mới hỏi lí do chị đến đây. Phương bảo:

-        Chị đưa mẹ đến đây đi mổ u xơ tử cung.

-        A, mẹ em cũng đi mổ u xơ tử cung này!

-        Thế mẹ em mổ gì?

-        Mẹ em mổ phanh (mổ mở) ạ.

-        Thế thì nặng đấy. Mẹ chị mổ nội soi.

-        May quá, thế thì cô có thể xuất viện sớm.

-        Ừ…

-        Thế chị có mấy anh chị em?

-        Chị là con một.

-        Bố chị đâu rồi?

-        Bố chị mất rồi em.

Lại thêm một bất ngờ nữa, nhưng là một bất ngờ buồn. Hóa ra Phương là con một, bố qua đời không lâu. Hai mẹ con tần tảo nuôi sống nhau. Đôi vai của người mẹ phải gánh vác cả việc nhà, lẫn công việc riêng để kiếm tiền nuôi con gái rượu ăn học. Bỗng tôi cảm thấy nhớ mẹ, trong lòng man mác buồn. Hai chị em yên lặng một chút. Tôi quay sang nhìn chị. Phương vẫn cố tỏ ra cứng rắn, bình tĩnh, nhưng tôi biết chị cũng đang nóng lòng chờ mẹ đi ra khỏi phòng mổ, và trên hết là lo lắng, thương mẹ. Lúc ấy, mẹ tôi đã được đưa vào phòng hậu phẫu, có điều hòa mát mẻ. Trời này không có điều hòa làm sao chịu được, kể cả người bình thường chứ huống hồ gì bệnh nhân. Lần này, Phương bắt chuyện trước. Phương kể chuyện về mẹ và gia đình:

-        Quân à, gia đình nho nhỏ của chị trông thế thôi nhưng cũng vui lắm. Nhất là mẹ chị. Mẹ chị gần tứ tuần rồi nhưng mà còn “teen” lắm. Nhiều khi chị hát rống lên, mẹ toàn bảo chị hát như “Lệ Rơi” í…

Nhắc đến hiện tượng mạng Lệ Rơi là tôi phì cười. Hai chị em lại nhìn nhau cười. Bỗng bố tôi từ phòng hậu phẫu trở ra. Tôi cất tiếng hỏi:
    - Bố ơi mẹ thế nào rồi?

    - Vẫn còn đau lắm….

Tôi để ý hai vết móng tay trên tay bố. Tôi gặng hỏi:

-        Mẹ có ổn không ạ?

-        Ôi giời. Mổ đau quá không chịu nổi đây mà. Cứ kêu đau suốt…

Mẹ đau quá không chịu được nên níu vào tay bố những vết hằn móng tay đau điếng. Bố nheo mắt nặng nhọc, từng giọt mồ hôi lăn trên má, chảy ròng ròng từ cái đầu cua của bố. Tiện đây tôi lại đề cập một vấn đề nóng ở bệnh viện: cách chữa bệnh của nhân viên bệnh viện. Cho họ nhiều tiền thì họ đồng ý cho ở phòng lạnh, chữa trị giảm đau. Không có tiền thì ngược lại. Mà cá nhân tôi thấy nhân viên ở bệnh viện khá là cục cằn, chắc bởi họ có quá nhiều gánh nặng trên vai: nào thì bệnh nhân, gia đình, chi tiêu, và cả bạn thân nữa. Sau này mẹ tôi phải ở nội trú bệnh viện suốt một tuần, mấy ngày cuối còn bị đuổi ra phòng lạnh, mà tôi không vừa lòng ở chỗ, ca của mẹ tôi là khó khăn nhất. Thế là với cái bụng đau, mẹ phải chuyển tới một phòng trọ có điều hòa tạm trú qua ngày. Tôi còn có ấn tượng, mà cũng không phải là một ấn tượng đẹp lắm, với một bác y tá ở bệnh viện, người mà đã giúp đỡ gia đình tôi (nhưng phải đưa tiền chứ đâu phải lấy không). Bác trông có vẻ ở tuổi trung niên, nhưng khuôn mặt hằn sâu nhiều dấu vết thời gian. Bác ấy khá cục cằn và, phải nói là gì nhỉ, hách dịch và trịnh thượng. Giọng bác ta trầm, sang sảng, có vẻ rất có uy lực. Hôm ấy, vào buổi trưa, tôi vào thăm mẹ, tiện thể trông mẹ luôn. Giường bệnh bên cạnh mẹ để trống, tôi thấy vậy nên ngồi ở trên đó. Cửa phòng mở ra, bác y tá bước vào, trừng trừng nhìn rồi hỏi tôi:

-        A, cậu giỏi nhỉ? Cậu có muốn tôi đưa mẹ cậu ra khỏi phòng lạnh không?

Nói thế cứ như là bác ấy là chủ nhân của bệnh viện này vậy. Nghe những lời như thế tôi cảm thấy hơi khó chịu, không lọt được tai. Tôi toan nói lại, nhưng nhìn mẹ nằm liệt như thế, tôi lại thôi.

Cảm thấy lo lắng hơn bao giờ hết, tôi toan vào phòng hậu phẫu. Nhưng trước cửa đã có các y tá, hạ lệnh “người nhà không được vào phòng thăm bệnh nhân cho khi đến giờ”. 6h tối. Bụng tôi đã bắt đầu cảm thấy đói. Bố tôi đã bắt đầu những tiếng ngáp dài mỏi mệt. Thế là hai bố con đi ăn. Ăn xong, bố tôi còn thuê phòng trọ cho hai bố con ngủ đêm nay. Đó là một phòng trọ nhỏ, nhưng lại thoáng mát và sạch sẽ. Bố tôi thuê cho một phòng ở tầng hai, có trang bị điều hòa bật suốt ngày và một nhà vệ sinh chung khá rộng. Lúc đầu tôi bước vào nhà trọ, tôi có linh cảm đêm nay sẽ không ngủ được ngon (vì lạ nơi), thế mà tôi nướng đến hơn bảy giờ hôm sau mới dậy. Thế là tôi tự rút ra định luật: chỉ cần có điều hòa là ngủ đâu cũng ngủ ngon. Tôi cũng để ý rằng, những người thuê trọ ở Hà Nội rất có kỉ luật, nhất là vào ban đêm. Đến đúng giờ là họ tắt đèn đi ngủ, nói chuyện cũng rất khẽ, mà nếu có ai thức thì cũng giảm độ sáng đèn phòng riêng của mình. Một người vì mọi người mà.

Quay trở về thời điểm mẹ tôi vừa phẫu thuật xong, sau khi tìm xong phòng trọ, tôi và bố mới được vào thăm mẹ. Mẹ mặc bộ áo bệnh viện in hoa xuề xòa dài như bất tận của bệnh viện, nằm không cử động trên giường bệnh. Mắt mẹ nhắm nghiền. Nghe thấy tiếng tôi bước lại gần, mẹ mới từ từ mở mắt. Mắt mẹ hằn sâu nỗi nhọc nhằn mệt mỏi. Mẹ còn được trang bị một ống thông tiểu với một túi nước tiểu cùng một túi máu dưới gầm giường và chai truyền nước ở đầu giường. Lần đầu tiên tôi thấy mẹ ốm nặng đến thế. Vết mổ rât sâu, có thể tới hơn mười xăng ti mét. Mổ như thế mất nhiều máu lắm. Nhưng mẹ vẫn cố cười, để cho tôi an tâm. Một lúc sau, bố từ siêu thị tầng dưới mua cháo về cho mẹ ăn. Bố quả là người đàn ông của năm. Bố vừa phải trông mẹ, vừa phải trông tôi, mà tôi nghĩ tôi cũng đã đủ lớn nhưng bố vẫn quyết giữ gìn tôi cẩn thận. Bố bón từng thìa cháo trắng nhẹ nhàng cho mẹ ăn. Hơi cháo nóng phá tan cái hơi lạnh phả ra liên tục từ điều hòa. Mẹ cũng cố ăn để lại sức. Hộp cháo trắng với thịt nạc băm xay không có gì đáng kể, nhưng đã góp phần hồi sức cho mẹ. Mấy cô ngồi cùng phòng mẹ cứ nhìn gia đình tôi, cười. Tôi nắm chặt tay mẹ, thì thầm: “Mẹ ơi, mọi thứ giờ đã qua rồi. Mẹ chỉ cần hồi sức lại nữa thôi là xong.” Mẹ nhìn tôi với ánh mắt tin tưởng, trả lời dứt khoát:

    -  Chắc chắn là thế rồi.

Bây giờ tôi và bố thay ca nhau: buổi đêm tôi ngủ ở trọ, bố đi trông mẹ. Sáng thì bố về phòng trọ ngủ, tôi đến trông mẹ.

Nói thế thôi chứ bố vẫn đảm đương mọi việc. Buổi đêm bố thức để trông mẹ. Nhờ trời phù hộ mà không có bất cứ biến cố nào xảy ra từ lúc đó cho đến lúc mẹ tôi ra viện. Đến cái “ca” sáng của tôi thì tất cả người nhà bị đuổi ra ngoài, ngồi ở phòng chờ. Tôi cũng ngoan ngoãn ngồi ở phòng chờ, không dám đi đâu ngộ nhỡ mẹ cần gì thì làm sao đáp ứng được.

Sáng hôm sau là ngày thứ hai ở trong nhà tù, à chết bệnh viện. Ngồi ở phòng chờ tôi cứ suy nghĩ mông lung. Tôi so sánh bệnh viện chẳng khác gì nhà tù. Phòng bệnh là song sắt, người nhà bệnh nhân là thân nhân, bệnh nhân là tù nhân, và y tá, điều dưỡng viên… là quản ngục. Nhớ đến cuốnAnother trong tay, tôi lại giở đến trang mà mình đã đánh dấu, đọc tiếp. Và hôm ấy tôi đã quen một dân nghiền nghệ thuật hiện đại Nhật Bản đích thực ngay giữa lòng bệnh viện Phụ Sản. Tên anh là Dũng. Thấy trên tay tôi là cuốn truyện Nhật, anh đến làm quen. Anh cũng đến đây để mổ u cho vợ. Anh kể nhiều chuyện rất hay về tuổi thơ dữ dội của mình. Anh Dũng kể, ngày xưa anh rất thích đọc truyện tranh và chơi trò chơi điện tử, nên mắt anh mới cận thế này, và anh quả quyết sau này nhất định không cho con mình đọc truyện tranh quá nhiều khi còn bé. Ngày xưa có người khuyên tôi không nên đọc truyện tranh khi còn nhỏ, bây giờ được nghe lại, tôi cũng cảm thấy tò mò. Anh Dũng nói, đọc truyện tranh thì phần lời nhỏ, phần tranh lại to, nên mắt không ngừng điều tiết, từ đó mắt sẽ sinh cận. Tôi ngã ngửa trước sự thật này. Thực sự bây giờ tôi mới hiểu lí do đọc truyện tranh thì bị cận.

Trưa. Gia đình chị Linh đến. Linh là chị gái ruột của tôi, cùng với anh Hưng – chồng, đến thăm mẹ. Hai vợ chồng sốt sắng hỏi thăm tình hình sức khỏe mẹ và bố. Chị Linh hơn tôi 9 tuổi, là chị hai trong gia đình, có ngoại hình khả ái và tươi tắn. Chị “tình nguyện” vào chăm nom mẹ đêm nay để hai bố con về Xuân Hòa lại sức. Hai ngày đi khỏi Xuân Hòa mà cứ như hai tháng. Không khí của Xuân Hòa mát mẻ trong lành hơn hẳn cái không khí ngột ngạt trong bệnh viện Phụ Sản kia. Về nhà mà tôi với bố cũng không ngừng lo cho mẹ, không biết chị Linh có chăm sóc mẹ nổi không? Ngày xưa, tôi nghe mẹ kể, lúc mẹ vừa đẻ tôi, chị Linh còn bé, được bố giao cho trông mẹ. Đi đứng loạng choạng thế nào mà vung tay trúng bụng mẹ. Nhớ đến chuyện đó, tôi vừa buồn cười, vừa lo cho mẹ hơn. Đúng là con khỉ nghịch ngợm! (Chị tôi sinh tháng khỉ)

.

 

.

Ôn lại những kỉ niệm đã qua, tôi nhận ra rằng, nơi nào có dấu chân tôi là nơi đó “loạn”, đơn cử chính là cái bệnh viện Phụ Sản mẹ chữa bệnh. Hình như mọi người thấy cái việc con trai phụ giúp mẹ ở bệnh viện là hiếm thì phải, hai mẹ con tôi đi đến đâu là có người nhìn đến đó. Tôi nói chuyện với mẹ trong phòng, đùa với mẹ, đùa với tất cả mọi người ai cũng cười, nhưng không ai dám cười to vì đau bụng (vừa phẫu thuật xong). Các bác y tá cũng khen tôi và chúc mừng mẹ có đứa con trai như tôi. Lúc ấy tôi có cảm giác tự hào, và tôi tin mẹ cũng nở mũi giống tôi. Đây cũng là lần đầu tiên tôi chăm sóc mẹ tận tay, làm những việc như lau người cho mẹ, đưa mẹ đi vệ sinh, vắt nước cam, mua đồ đạc, pha sữa cho mẹ. Cuối cùng tôi cũng được làm những việc mà tôi mong muốn được làm từ lâu. Lúc ở nhà, hôm nào tôi bày tỏ mong muốn làm việc a, việc b, thì bố mẹ luôn miệng bảo: “Con cứ chú tâm học đi. Mấy việc này để bố mẹ làm cho.” Ngày tết thiếu nhi năm con Dê kết thúc bằng câu nói của bác điều dưỡng viên với mẹ tôi:

-        Cô có thằng con trai như thế này là đáng quý lắm đấy.

Tôi cũng nhớ đến những người bạn tù, à chết, những người cùng phòng bệnh với mẹ. Mỗi người có một cá tính khác nhau. Có người hướng ngoại, thích làm quen với người mới như tôi và mẹ, có người lại "cháo đa", có người lại hướng nội, cả ngày chỉ cắm mặt vào điện thoại. Thế mới biết, xã hội có rất nhiều loại người khác nhau, như mẹ tôi đã kể. Bệnh viện chỉ là một xã hội thu nhỏ, mà đã phân hóa như vậy rồi.

Ấn tượng nhất là cô người Lạng Sơn đến đây chữa bệnh. Cô có dáng mảnh mai, tóc ngang vai hửng màu nắng, khuôn mặt tươi tắn luôn nở nụ cười. Cô là người mà tôi lẫn mẹ đều yêu quý và có thiện cảm. Cô người Lạng Sơn ấy rất hay giúp đỡ người khác, mà đặc biệt là mẹ. Có hôm, cô cho mẹ tôi củ khoai nhuận tràng, có hôm cô đến hỏi thăm trò chuyện cùng mẹ, có hôm cô tặng mẹ con tôi quả cam, quả thanh mai. Những món quà dù đơn giản, nhưng cũng rất ý nghĩa đối với tôi. Hơn cả, cô là người có thiện chí. Cô được chuyển phòng khác sau khi đã bình phục hơn, và tiện thể mời mẹ tôi sang chung phòng khi nghe tin mẹ tôi sắp bị đuổi khỏi phòng hậu phẫu kia. Cô cũng rất là xì tin luôn. Tôi hay chào cô theo kiểu giơ hai ngón tay hình chữ V rồi vẫy vẫy, cô cũng bắt chước theo. Nhìn cô làm vậy, tôi không khỏi bật cười, và cũng vui nữa, lúc mà có người lại làm theo những điều mình làm (tuy rằng điều đó khá ngớ ngẩn và trẻ con). Cháu xin hẹn gặp lại cô vào lần sau!

Có những người như cô Lạng Sơn, mà cũng có những người không tốt. Ở chung phòng bệnh của mẹ tôi còn có một nữ doanh nhân. Dù nằm viện, cô ấy vẫn rất chăm chỉ - không ngừng làm việc, giao tiếp với khách hàng ngoại quốc của công ti mình. Cô ấy nói tiếng Trung rất giỏi. Nhưng giao tiếp với khách hàng giữa nơi công cộng và cần giữ trật tự như bệnh viện là không nên, vì thế, vô hình chung đã gây ác cảm với nhiều người, ngay cả bác mẹ chồng của chị gái đến thăm mẹ tôi cũng phải phàn nàn: "Cô kia là ai mà mất trật tự ghê thế!". Mẹ tôi cũng không có cảm tình lắm với người này, và cho rằng cô này "cháo đa". Mẹ kể một hôm, khi mẹ vào nhà vệ sinh, mẹ gặp cô này và hỏi chuyện để xem đã có ai vào phòng bệnh mà mẹ tôi đã chuyển ra chưa. "Phòng bệnh chật kín rồi chị ạ!" cô đáp, rồi sau đó mẹ tôi đi qua, lại chẳng thấy ai vừa vào cả. Từ đó, mẹ tôi ghét bà cô ấy hoàn toàn. 

Ngày 5 tháng 6, mẹ tôi ra viện. Mẹ tôi lại được trở về với vòng tay quen thuộc của đất mẹ Xuân Hòa. Giải thoát khỏi chốn bệnh viện ngột ngạt, mẹ thở phào nhẹ nhõm. Tất cả đã kết thúc. Điều mẹ phải làm cuối cùng là hạn chế hoạt động trong vòng một tháng tới, và kiêng nhiều thứ, như thịt đỏ, tôm cua, trứng, thịt gia cầm,... Nhưng với nghị lực kiên cường của người phụ nữ ngoài tứ tuần đã vượt cạn bốn lần của mẹ, tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự hồi phục nhanh chóng của mẹ. Ra viện rồi, mẹ cũng "bồi hồi" nhớ lại những kỉ niệm chốn bệnh viện, và cũng tường thuật lại cho tôi tâm trạng của mẹ khi lên bàn mổ. Mẹ bảo lúc đó mẹ chỉ nghĩ đến các con thôi, nhưng mẹ nghĩ về tôi nhiều nhất; bởi tôi là đứa nhỏ tuổi nhất trong số 3 chị em. Chị cả - chị Ngân - là người đã lo hết mọi viện phí cho mẹ. Chị Ngân sinh năm 1989, đã lấy chồng là anh Vũ Anh và có một mụn con trai đầu lòng. Chị rất thông minh, ngày xưa chị học giỏi lắm. Đến bây giờ, chị vẫn vậy, vẫn tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm học tập cho tôi mà không quên bậc cha mẹ sinh thành cho mình. Mẹ còn kể, trước lúc lên bàn mổ, chị còn nhắn tin: Mẹ ơi cố lên, chúng con yêu mẹ!. Lúc nói, mẹ xúc động nhìn tôi mà cười trong giọt lệ ấm nồng của sự hạnh phúc. Còn chị hai, chị Linh, thì mẹ kể là chăm sóc mẹ mát tay lắm, không vụng như ngày xưa. Chị làm gì cho mẹ cũng chuẩn, cũng làm vừa lòng mẹ. Số mình là con trai vốn vụng về nên không thể đảm được như các chị, nhưng mẹ vẫn khen là tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều trong khoảng thời gian này. Khỏi phải nói tôi mừng như thế nào.

Khoảng thời gian một tháng này, bố tôi thực hiện hết mọi việc – từ nấu ăn, chăm sóc con cái đến dọn dẹp nhà cửa, mặc cho cái chân đau luôn hành hạ bố cứ mười ngày một lần. Tôi thấy đâu đâu cũng nhắc đến và đề cao người mẹ, nhưng có mấy ai viết về ông bố. Phật đã có câu: “Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.”Quả vậy, qua hình ảnh người bố của tôi, tôi đã thấm nhuần những gian truân bố gặp phải trong suốt đường đời. Lâu rồi tôi mới có dịp nói về bố như thế này. Bố Ba tôi đẹp trai phong độ lắm. Ông bố này thì lầm lì ít nói, nhưng khi vui vẻ thì rất vui và hài hước. Bố tôi rất đa tài nữa nhé. Bố tôi không chỉ có tài lãnh đạo gia đình, mà còn có khả năng bếp núc tài ba. Những món ăn của bố đều khiến tôi và mẹ tôi mê mẩn; từ những món đơn giản nhất như trứng rán hay chả lá lốt rán, đến những món phức tạp như canh cua, canh ngao, sườn sào chua ngọt, cá thu,… Bố tôi thuộc cung Xử Nữ, bởi vậy nên bố có tính cầu toàn, cẩn thận. Bố luôn làm việc đúng giờ, theo kỉ luật như nhà lính, ai cũng phải tuân theo bố răm rắp… Tôi rất hâm mộ bố tôi, nhưng tôi ấn tượng nhất với cái đầu cắt cua và bàn tay chai sạn của bố. Cái đầu cua thông minh ấy là dấu hiệu cho tôi thấy đây chính là ông bố thương yêu của mình. Cái đầu cua ấy không chỉ thông minh, mà còn hài hước,uyên thâm, ẩn chứa bên trong nhiều bài học đường đời quí giá bố đã trải qua. Bàn tay chai sạn gân guốc của bố đảm đương mọi việc. Có khi những ngón tay ấy nhẹ nhàng, khéo léo như đang chơi bản sonate về món ăn, có khi những ngón tay ấy lại cuộn chặt vào nhau rừng rực lửa quyết tâm. Bàn tay ấy đã dẫn đường chỉ lối cho tôi suốt năm tháng bé thơ, và là kim chỉ nam dẫn lối cho tôi trong tương lai và mãi mãi về sau. Nhiều khi tôi thiết nghĩ, không có bố tôi sẽ sống ra sao. Bố tôi đã hi sinh rất nhiều, vậy mà tôi vẫn chưa có một lần trả ơn bố. Lời cuối, con xin gửi tới bố năm chữ giản đơn, Con Yêu Bố Rất Nhiều…

Không những thế,tôi đã thử, và thành công nhiều việc trong hè này, như việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, trông và quán xuyến cửa hàng. Chưa có hè nào như hè năm nay, tôi thực hiện nhiều việc đến thế và có nhiều niềm tin cho tương lai như vậy. Tôi tin chắc, qua phút cực khổ đến ngày bồng lai, gia đình tôi sau những sóng gió ngày hè năm con KHỈ  này, tất cả thành viên trong tổ ấm nhỏ nhắn sẽ luôn an toàn, sức sống tràn trề và công việc tiến triển thuận lợi. Tôi yêu mùa hè năm nay quá!

 BẠN LẤY BÀI NÀY THAM KHẢO NHAleuleu

 

Bình luận (0)
Thủy Thủ Mặt Trăng
8 tháng 12 2016 lúc 21:01
Ve đã gọi trên những vòm phượng xanh biếc. Một mùa hè lại đến. Sau buổi tan trường, tôi cùng lũ bạn rảo xe trên con đường rợp bóng phượng đỏ. Con đường hoa đỏ cứ tiếp nối những dự định vào hè của chúng tôi. Tuy có ba đứa nhưng câu chuyện rất sôi nổi. Đến ngã tư chúng tôi mới chia tay nhau. Buổi tối cả nhà quây quần đông đủ bên mâm cơm. Mọi người bàn luận sôi nổi bao vấn đề. Còn tôi, điều quan tâm duy nhất là ba định cho chúng tôi đi đâu. Lúc câu chuyện lắng xuống, tôi hỏi nhỏ ba: - Hè này nhà mình có đi nghỉ mát không ba? - Thế mấy đứa muốn đi đâu? - Ba tôi hỏi Anh tôi nhanh nhảu: - Mình về quê đi ba! Lâu lắm rồi nhà mình chưa về quê mà! Tôi lắc đầu quầy quậy, cố gắng thuyết phục: - Đi động Phong Nha đi ba! Nghe nói cảnh ở đó đẹp lắm! Con nghe mấy bạn lớp con cũng đi ở đó, nhiều lắm. Mẹ tôi bàn ra: - Thôi, không đi đâu hết, về quê thăm ông bà. Chúng mày còn khối dịp để đi chơi. Về quê là hay nhất. Sau một hồi bàn luận sôi nổi, ba tôi quyết định cả nhà sẽ về quê chơi ba tuần. Tôi buồn như trấu cắn bởi xưa nay tôi rất ghét về quê. Quê buồn lắm! Không máy vi tính không trò chơi, không có những buổi hẹn nhau đi nhong nhong trên phố... mà sao nhiều người lại thích về quê? Ngay cả hai đứa bạn thân của tôi cũng một mực khẳng định “Về quê rất thú vị”. Chả biết thú vị chỗ nào. Nhưng tôi đành phải theo ý kiến của cả nhà. Tôi phải về quê vậy! Bạn có biết hành lí về quê của tôi là gì không? Một máy game bỏ túi, đống truyện, một đống tem thư và vân vân... toàn là những thứ để giết thì giờ nhàm chán lúc ở quê. Tôi về đúng mùa gặt. Mọi người bận rộn với công việc đồng áng. Không khí ngày mùa rộn ràng chẳng làm tôi hứng thú gì. Về quê. Anh tôi suốt ngày rong chơi với các anh các chị ở quê mãi đến tối mịt mới trở về, miệng lúc nào cũng hát vang điệp khúc “Hè về...” để trêu tôi. Cõ lẽ anh thấy tôi suốt ngày cứ ru rú ở nhà quanh đống truyện bên bà. Nhưng tôi mặc kệ. Bà thương tôi lắm, lúc nào cũng kể chuyện cho tôi nghe. Cũng toàn chuyện ở quê thôi. Lúc đầu tôi chẳng thích mấy. Nhưng về sau tôi thấy cũng hay hay. Hóa ra ở cái làng quê nhỏ bé, hẻo lánh này cũng có biết bao nhiêu là chuyện, bao nhiêu niềm vui nỗi buồn, và tâm hồn con người ở đây sao mà chân chất giản đơn đến vậy? Qua những câu chuyện của bà tôi thấy đất quê như đang thấm dần vào trong tôi mỗi lúc một sâu, mỗi lúc một nhiều đến mức như tôi đã từng lớn lên nơi đây, cùng nếm trải những ngọt ngào cay đắng như con người ở đây từ lâu lắm. Những câu chuyện bà kể hòa cùng hương bưởu dịu êm đưa tôi vào giấc ngủ. Trong mơ, tôi thấy quê hương như chốn thần tiên thơ mộng vô ngần. Không biết từ bao giờ tôi đã chạy ra bãi đất bồi ở làng bên, nơi bọn trẻ trong làng vẫn tụ tập chơi đùa khi chiều đã tắt nắng. Vừa thấy tôi xuất hiện, một con bé, trạc tuổi tôi đã chạy ngay lại nắm lấy tay tôi, rồi hô to: “Chúng mày ơi ! Thêm một đồng minh mới. Chơi thôi!” Tôi chẳng cần biết chúng chơi gì cũng nhập bọn chơi luôn. Chúng tôi chơi đến tận trưa lúc bà ra gọi mới về. Tôi tíu tít khoe với bà những trò chơi sáng nay của tôi, những niềm vui tôi có được từ những người bạn mới quen ấy. Bà tôi chỉ nghe, cười hiền hậu nhìn tôi tung tăng chạy nhảy. Đến chiều, con bé hồi sáng cùng chơi với tôi sang và mang theo một trái bưởi thật to. Lúc này tôi mới biết con nhỏ là hàng xóm kế sát nhà tôi. Ngày nào nó cũng lấp ló ngoài cửa, thấy tôi mà không dám gọi. Tôi thấy tiếc cho mình bấy lâu nay lạnh nhạt với làng quê, lạnh nhạt với một nơi có bà tôi đang dang tay đón nhận tôi, nơi có những người bạn nhỏ đáng yêu và chơn chất. Hôm sau, tôi theo cả nhà về thành phố, mang theo một tâm trạng khác hẳn lúc về. Tôi thấy nhớ nhung, luyến tiếc cảnh vật nơi đây, những trò chơi, và những điều kì diệu mà tôi chưa thấy nơi đâu có được.hihioaoaokhiuhahaundefined
Bình luận (0)
Xem chi tiết
Bạch Dương Dễ Thương
26 tháng 10 2018 lúc 19:59

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực

Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.

Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.

Bình luận (0)
Shiragami Yamato
26 tháng 10 2018 lúc 20:02

Cô Minh Nguyệt là người luôn chỉ bảo, giảng dạy cho chúng tôi từng li từng tí. Cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi, người đã mở ra cho tôi kho tàng tri thức của tuổi học trò.

Năm nay, cô Nguyệt đã ngoài ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà, đen nhánh xõa ngang vai. Bàn tay thon thon như búp măng của cô viết nên những dòng chữ thật đẹp. Khuôn mặt của cô hình trái xoan. Trên đôi môi của cô lúc nào cũng nở một nụ cười tươi rói với học sinh. Đôi mắt của cô luôn nhìn chúng tôi với vẻ hiền từ, trìu mến. Đôi mắt ấy biết cười đùa, biết xoa dịu, biết vỗ về an ủi. Cô là người đã dạy cho tôi bao điều để giờ đây, khi cầm tấm giấy khen trên tay, tôi đã rất xúc động và thầm cảm ơn cô rất nhiều.

Cô là một người rất bao dung, độ lượng và rất mực thương yêu học trò. Khi chúng tôi mắc lỗi, cô không la mắng mà chỉ ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo để chúng tôi hiểu chỗ sai của mình và sửa lỗi. Những hôm tôi bị ốm, cô và các bạn thường đến thăm tôi và động viên tôi.

Người ta thường nói: “Nghề giáo như nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyến đò đưa khách qua sông”. Quả đúng như vậy. Cô đã dạy bảo biết bao nhiêu thế hệ học sinh như chúng tôi. Tôi sẽ nhớ mãi về cô, người mẹ thứ hai đã chắp cho tôi đôi cánh để bay cao, bay xa hơn tới tương lai. Sau đó, tôi sẽ phải xa cô, xa các bạn. Cứ nghĩ đến lúc đó, bất chợt, trong tâm trí tôi lại hiện lên những vần thơ của tuổi học trò.

Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn

Xa cổng trường khép kín với thời gian

Sợ phượng rơi là nỗi nhớ với thời gian

Sẽ phải sống trong muôn vàn nuối tiếc

Rồi mai đây bé làm người lớn

Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng

Còn ai làm con thuyền giấy trắng

Mùa hạ về lấp lánh bên sông

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non ríu rít sân trừng

Tôi sẽ mãi giữ những vần thơ ấy như là một kỉ niệm về cô – cô giáo của tuổi thơ tôi.

Bài làm 2

Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.

Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.

Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.

Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.

Bình luận (0)
Song Tử
Xem chi tiết
New Star
20 tháng 10 2016 lúc 21:54

Đề 3:

Dàn bài

a. Mở bài.

Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.Bài làm

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Bình luận (0)
Phương Trần
20 tháng 10 2016 lúc 22:48

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Bình luận (5)
New Star
20 tháng 10 2016 lúc 21:50

Đề 1:Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu việc tốt mà em đã làm. Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

– Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

– Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

– Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

– Có người khác chứng kiến hay không?

– Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

– Em có vui khi làm công việc đó?

– Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Bài làm

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

 

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

 

Bình luận (0)
Hermione Granger
Xem chi tiết
Tường Vi Alice
2 tháng 8 2021 lúc 7:17

Tuổi thơ là gì nhỉ? Mà khiến ai cũng khắc khoải nhớ nhung. Nó là những ngày tháng của vô ưu và điềm mật. Những đứa trẻ bước qua khung trời màu hồng ấy trước khi đến với thế giới trưởng thành. Và em thật may mắn khi được tận hưởng trọn vẹn những ngày tháng tuổi thơ với những kỉ niệm đẹp đẽ.

Tuổi thơ của em đúng nghĩa nhất chính là những năm tháng còn sống ở quê với bà. Khi đó, không có nỗi lo về bài vở, về tương lai, chỉ có những buổi rong chơi tưởng như dài bất tận. Những ngày tháng ấy trong em giống như một cuốn phim cũ, mờ mờ ảo ảo, niềm vui thì rõ mà hình ảnh thì mịt mờ. Duy chỉ có những kỉ niệm cùng bà ra vườn là rõ nét vô cùng. Nhà bà em phía sau có một khu vườn nhỏ, ở đó bà trồng đủ các loại rau xanh mướt, mà em ấn tượng nhất là giàn mồng tơi. Khi quả mồng tơi chín, nó sẽ chuyển thành màu tím. Những khi theo bà ra vườn, bà thì cần mẫn hái rau bó thành từng bó nhỏ đem ra chợ bán. Còn em thì ngồi hái từng hạt mồng tơi, bóp nát, hứng nước vào một gáo dừa khô. Từng giọt, từng giọt, tích thành một vũng nước nhỏ màu tím. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm em vui sướng lắm rồi. Em dùng nó làm nước màu để vẽ lên sân, lên tàu lá chuối, lên cả bức tường lổ đổ phía trước nhà. Chỉ một lát sau, nước khô đi, em lại vẽ thêm lớp mới. Đến khi bà xong việc, lại hiền từ dẫn em ra cạnh giếng rửa sạch tay rồi lại vào nhà. Chỉ mỗi trò chơi ấy thôi, mà em chơi suốt cả tuổi thơ không thấy chán.

Giờ đây bà đã đi xa rồi, em cũng đã khôn lớn. Đôi lúc về quê giỗ bà, em lại ra vườn, tìm gốc mồng tơi cũ để chơi lại trò chơi ấy. Nhưng chẳng hiểu sao em không thể nào cười vui được như khi xưa nữa. Có lẽ vì cảnh vẫn còn nguyên nhưng con người thì đã thay đổi. Chính điều đó khiến kí ức tuổi thơ trở nên trân quý vô cùng. Bởi nó là thứ chỉ có thể hồi tưởng lại chứ không thể trải qua một lần nữa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức Kiên
2 tháng 8 2021 lúc 7:24
Tuổi thơ tôi là những con chữ ê a khi đến trường, là những bức tranh vẽ làng quê, con gà, con trâu, là những bài thể dục buổi sáng mà cô giáo dạy... Tuổi thơ của tôi là một cánh đồng bát ngát hoa, là những cánh diều dập dìu cùng mây và gió. Có thể mỗi chúng ta, ở những khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó trong quỹ thời gian không vô hạn của cuộc đời, cũng từng cảm thấy mệt mỏi và chán nản với cuộc sống hiện tại. Những lần thất bại, không thực hiện được điều mình mong muốn ít nhiều sẽ lấy dần đi niềm tin của chúng ta. Lúc ấy, sự căng thẳng sẽ khiến ta chơi vơi và hụt hẫng, khiến ta chỉ muốn thời gian quay ngược trở lại thời điểm ban đầu, để ta không còn lo âu với sự bon chen, xô bồ của cuộc sống. Tuổi thơ của tôi là như thế, không lo nghĩ, cũng như chẳng để tâm gì nhiều đến những biến cố của cuộc sống. Tôi đã từng sống vô tư trong sự bảo bọc của gia đình, sự quan tâm của bạn bè và chưa bao giờ phải tự mình gánh vác những công việc nặng nề. Mỗi khi mệt mỏi, tôi thường vu vơ nhớ lại ngày tháng trước đây để tâm hồn mình thanh thản và cũng như để mình tỉnh táo hơn. Sự bon chen của cuộc sống nhấn chìm tôi trong nỗi cô đơn hoang hoải. Và điều mà tôi muốn, ngay bây giờ, là được trở về với tuổi thơ, dù chỉ một lần. Tuổi thơ của tôi là một cánh đồng bát ngát hoa, là những cánh diều dập dìu cùng mây và gió. Chợt nhớ lại mỗi buổi chiều mùa hè, lũ trẻ trong xóm tôi đều tự tay làm nên những cánh diều đầy màu sắc, cùng nhau thả nó lên bầu trời xanh ngát. Chúng được ví như cánh chim tự do bay tít lên bầu trời cao, thả những ước mơ của chúng tôi vào các đám mây bồng bềnh theo gió. Rồi đám mây sẽ đưa ước mơ của chúng tôi đi xa, xa mãi, đến một ngày nào đó, những ước mơ từ nhỏ nhoi đến lớn lao đều sẽ thực hiện được. Ngày ấy, ước mơ duy nhất của tôi là mãi mãi được sống với những tháng ngày vô tư lự như thế. Tuổi thơ của tôi gắn liền với những câu chuyện cổ tích, gắn liền với ông già Noel và với những phép màu kì diệu của cuộc sống. Ngày bé tôi vẫn thường tin răm rắp vào ông Bụt như trong câu chuyện Tấm Cám, tin ông già Noel sẽ đến tặng quà cho tôi mỗi mùa Noel khi tôi đang ngủ, tin tưởng vào phép màu, người tốt sẽ gặp lành còn người ác sẽ bị quả báo. Tuổi thơ tôi gắn liền với những lần ở truồng tắm mưa, chẳng lo người ta sẽ nghĩ gì về mình, cũng như chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ như khi lớn lên. Tôi cùng lũ trẻ trong xóm vô âu vô lo bay nhảy trong màn mưa, lạnh cơ thể nhưng rất ấm lòng. Tuổi thơ tôi là những con chữ ê a khi đến trường, là những bức tranh vẽ làng quê, con gà, con trâu, là những bài thể dục buổi sáng mà cô giáo dạy... Lũ học sinh mang trên mình niềm hi vọng và sự tin tưởng của gia đình về một tương lai tươi sáng hơn, một tương lai không còn “khát” chữ như ông bà của chúng. Tuổi thơ của tôi còn là những buổi trưa trốn đi chơi, giấu cha mẹ đào trộm khoai lang nhà hàng xóm, cùng nhau chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, trò kéo co... Có khi bị người ta phát hiện được, rồi bị đánh, bị mắng, rồi đổ lỗi cho những đứa khác, nhưng chúng tôi vẫn thấy vui và hạnh phúc lắm. Bây giờ, điều mà tôi muốn chỉ là được cùng tụi trong xóm quây quần chơi ô ăn quan như trước kia thôi, nhưng sao khó quá! Tuổi thơ của tôi đắm mình trong những tiếng rao. “Ai bánh giò không?”, “Kẹo kéo đây!”, “Cà rem nào?” là những tiếng rao thân thương thay cho các hàng quán với những món ăn đắt tiền như bây giờ. Chợt nhớ, chỉ cần 500 đồng thôi cũng đủ để tôi mua được hai que kem, một cho tôi và một cho em gái. Nhưng bây giờ, 500 đồng còn không đủ giá trị để mua được tuổi thơ nữa. Tuổi thơ tôi đi cùng với sự ghen tị và tự ái. Ghen tị khi nhìn thấy những đứa khác xúng xính với quần áo, cặp tóc mới đầu năm học. Tự ái khi chúng đều có cặp sách, tập vở đẹp còn mình thì không. Bây giờ nghĩ lại, tôi thèm lắm cái cảm giác được ghen tị đó, tự ái nhưng chỉ là giấu trong lòng. Chứ không như sự ghen tị của cuộc sống hiện tại, nó khiến cho tâm hồn chúng ta mục ruỗng và cằn cỗi khi suốt ngày chỉ nghĩ mọi cách, mọi thủ đoạn để hơn người khác. Tuổi thơ tôi là những lần bị mẹ đánh khi điểm kém, là những lần bố mắng khi lười không chịu chăm em, không lo dọn dẹp nhà cửa. Còn nhớ, có một lần bà nhờ tôi nhổ tóc bạc cho bà, tôi lười nhác đến nỗi nằm ì một chỗ, đợi đến khi bố vụt roi vào mông mới lồm cồm bò dậy giúp bà. Giờ đây, điều mà tôi muốn chỉ là được nhổ tóc bạc cho bà, nhưng bà đã đi rồi. Tuổi thơ tôi là những lần đánh nhau với lũ bạn trong lớp, là những lần cãi nhau tranh giành “lãnh địa”, tranh giành những gói bánh, gói kẹo. Là con gái, nhưng dường như tôi toàn chơi với lũ con trai, thế nên đã bị lây nhiễm cái tính nóng nảy và cộc cằn của chúng. Những lần đánh nhau với đứa con gái khác, tôi đều thua chúng vì vốn dĩ thân hình mình nhỏ con, không đánh lại nổi. Khi ấy, tôi bị bố mẹ dần cho một trận nên thân vì “con gái mà lì như trâu”. Tuổi thơ tôi còn là những lần vác cần đi câu cá. Câu không được con nào, thế là cả lũ ùa nhau nhảy “ùm” xuống sông để tắm. Kết quả khi về vẫn là bị bố quật thêm một trận vì cả người đầy đỉa. Nghĩ lại thấy xót xa nhưng cũng nuối tiếc lắm. Ngày xưa khi còn bé, tôi cứ mong mình lớn thật nhanh. Vì tôi hâm mộ người lớn, cảm thấy họ rất oai và có thể sai bảo con nít, bất kể việc gì. Nhưng cho đến khi thời gian cứ trôi mãi, trôi nhanh như guồng quay bị đứt phanh thì tôi mới nuối tiếc. Cuộc sống cũng giống như chuyến tàu một chiều, đi là đi mãi, không bao giờ trở lại. Ta cứ mãi nhìn về phía sau, ngoái đầu về tuổi thơ, nhưng lưng thì vẫn phải thẳng và mãi không đổi hướng. Tuổi thơ của tôi là những khoảnh khắc như thế, dường như chẳng chút suy tư và bận tâm vào những muộn phiền quá to tát. Khi lớn lên, vòng quay cuộc sống chạy hối hả và gấp gáp, con người mải miết chạy theo vật chất và danh vọng, những tính toán, mọi thủ đoạn sẽ khiến ta mệt mỏi. Và rồi lại thèm được ở truồng tắm mưa, được đi đào trộm khoai, được thả diều như hồi còn bé. Và trên hành trang đến tương lai, tuổi thơ sẽ là thứ luôn được mang theo, xếp gọn gàng trong ngăn kéo gọi là “Kỉ niệm”. Để mỗi khi mệt mỏi, chán chường hay tuyệt vọng, ta sẽ có thứ để ngắm, để nghiệm và để nhớ. Mảnh kí ức về tuổi thơ.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tung Duong
2 tháng 8 2021 lúc 7:28

Tham khảo ạ:

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rười rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa