Những câu hỏi liên quan
Nhi Nhi
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
6 tháng 9 2021 lúc 11:37

Hồn thơ chắt lọc từ cuộc đời long đong, côi cuốc, trưởng thành trong sự thiếu thốn tình cảm đối lập với hiện thực được sống trong danh gia vọng tộc. Đó chính là hồn thơ của Nguyễn Du, sớm mất cha lẫn mẹ, làm quan dưới hai triều đại Lê và Nguyễn. Ông đã sớm nhận ra cảnh lầm than, đói kém của thiên hạ, cảnh bất nhẫn của quan lại đối với nhân dân, tiếng nói của họ bị phớt lờ, quyền sống bị chà đạp đã nuôi dưỡng tâm hồn đại thi nhân thành con người có trái tim đôn hậu và thấm nhuần tư tưởng nhân đạo. Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Đặt điểm nhìn thấu cảm từ tận đáy lòng mỗi nhân vật, từng con chữ vị hào kiệt viết ra là từng lời nói, từng nét vẽ hiện thực khắc nghiệt, chua xót về cuộc đời. Bên cạnh đó, ngôn ngữ thơ bậc tài đã đem đến những trang thơ rực rỡ, lẫy lừng hun đúc nên một hồn thơ đẹp, hồn thơ dân tộc, hồn thơ của đại nhân, hồn thơ Nguyễn Du

Bình luận (2)
phuong ta
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Nhung
Xem chi tiết
Minh Anh
4 tháng 12 2021 lúc 8:16

TK

‘Được về với bà ‘, với người mà em yêu thương nhất là nguyện vọng cuối cùng của cô bé bán diêm. Khi que diêm cuối cùng vụt tắt cũng là lúc giấc mơ của cô bé biến thành sự thực. Người đọc không khỏi chạnh lòng xót xa trước cảnh đầu năm mới, những người chơi xuân nhìn thấy một bé gái nằm chết bên một góc tường, giữa những que diêm cháy dở mà trên gương mặt thơ ngây lại ngời sáng niềm hạnh phúc. Phải chăng với em, cách duy nhất để thoát khỏi mọi buồn đau, cơ cực trong cõi đời này chính là được theo bà về với Thượng đế chí nhân? Và phải chăng ánh lửa diêm dù mong manh, yếu ớt cũng đã sưởi ấm phần nào tâm hồn non nớt của em, để em từ giã cõi đời này một cách nhẹ nhàng, thanh thản đến vậy?Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày An-đéc-xen viết truyện Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ, hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tha thiết của cô bé tội nghiệp: ‘Xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây... Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu’. Cũng như Tiên, Phật, Bụt trong truyện cổ tích Việt Nam, ‘Thượng đế chí nhân’ trong truyện cổ An- đéc-xen là biểu tượng cho một niềm tin hướng tới sự thánh thiện vô cùng cao cả, thiêng liêng, tốt đẹp. ước mơ của cô bé trong câu chuyện là muốn được mãi mãi sống bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi hiện tượng đói rét, khổ đau và nghiệt ngã. Thực tế thì cô bé đã chết đói, chết rét trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà tràn ngập ánh sáng và sực nức mùi ngỗng quay, nhưng dưới ngòi bút lãng mạn, chan chứa tình cảm yêu thương, trìu mến của nhà văn An-đéc-xen, người đọc vẫn có cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang được đi vào thế giới khác, hạnh phúc hơn và sung sướng hơn....

Bình luận (1)
phuong ta
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
11 tháng 10 2023 lúc 12:14

Dế Mèn là nhân vật được xây dựng với một ngoại hình ấn tượng. Dế Mèn mang vẻ đẹp khoẻ khoắn và mạnh mẽ của tuổi trẻ như một tráng sĩ hừng hực khí thế. Nhưng chú ta lại mắc căn bệnh "tự phụ". Chú tự cho mình quyền hơn người khác và nói chuyện khinh khỉnh với Dế Choắt yếu đuối. Chính thói kiêu căng tự phụ ấy đã khiến hắn gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Trước khi qua đời, Dế Mèn đã được lĩnh hội một bài học quý giá. Chính bài học ấy đã là bước ngoặt để Dế Mèn thay đổi bản thân trên hành trình đi phiêu lưu ký khắp nơi.

Phép nhân hoá qua cách gọi chú ta

Phép so sánh trong câu thứ 2 qua từ "như" 

Bình luận (0)
nguyễn thảo my
Xem chi tiết
Tranngoctramy
Xem chi tiết
me may
Xem chi tiết
nthv_.
10 tháng 9 2021 lúc 16:59

Tham khảo:

Cậu bé Hồng là nhân vật chính, nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nhà nội. Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Thật vây! (câu đặc biệt) Khi nghe những lời nói thâm độc và những rắp tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa độc ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về, cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói, cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
Duy Hồ
Xem chi tiết
sói nguyễn
7 tháng 11 2021 lúc 19:32

tham khảo 

Truyện kể về hai nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.

Bình luận (0)
nguyễn thảo my
Xem chi tiết