Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen anh dat
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
3 tháng 1 2021 lúc 11:43

Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân chung có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế …Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC); Nhật tận dụng viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu)

ha huyen
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 2 2022 lúc 10:14

Tham khảo:

-Nhà nước quan tâm đến giáo dục.

-Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.

-Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

-Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ.

Minh Anh sô - cô - la lư...
22 tháng 2 2022 lúc 10:15

Tham khảo :

Vua Lê Thái Tổ chú trọng đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước ngay sau khi lên ngôi. Ông ra lệnh cho các trấn trong nước đều phải xây trường học, mở mang nền giáo dục trong nước.

Tại kinh đô có Quốc tử giám và nhà Thái học. Học trò ở đây là con em quan lại và những người có học lực hạng ưu tú tuyển chọn trong dân. Thầy dạy trong Quốc tử giám gọi chung là Giáo quan, bao gồm các quan văn trong triều hoặc những người có học vấn uyên bác trong xã hội.

Thời Lê Thánh Tông, Quốc Tử giám được mở rộng, sau Văn Miếu là nhà Thái học, có Minh luận đường là nơi giảng dạy. Ngoài ra, triều đình còn xây thêm Bí thư khố là kho trữ sách và khu nhà tập thể cho các giám sinh lưu trú từ nơi xa đến[1].

Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tại các lộ đều có trường học, học trò ở đây gọi là Lộ hiệu sinh. Chỉ trừ con nhà hát xướng và người đang bị tội tù đày, con em các nhà lương thiện đều có thể vào học tại đây[2]. Sang thời Lê Thánh Tông, trường lộ đổi thành trường phủ.

Giáo quan giảng dạy tại đây được tuyển từ các nhà Nho địa phương. Muốn lên học tại Quốc Tử giám, học trò ở trường lộ phải qua sát hạch, lấy những Lộ hiệu sinh học xuất sắc nhất, nhì.

Ngoài các trường do triều đình mở còn có các trường lớp tư nhân trên khắp toàn quốc do các nhà Nho không đỗ đạt hoặc đã đỗ đạt nhưng thôi làm quan về dạy học.

Mỹ Hoà Cao
22 tháng 2 2022 lúc 10:16

Tham khảo :

- Nhà nước quan tâm đến giáo dục. 

- Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.  

- Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. 

- Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 5 2017 lúc 5:04

Lời giải:

Cuối thế kỉ XIX- nửa đầu thế kỉ XX, văn hóa dân gian có xu hướng phát triển mạnh mẽ do sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Điều này khiến cho ảnh hưởng của Nho giáo đến các tầng lớp nhân dân hạn chế, tạo điều kiện để văn hóa dân gian có thể được phục hồi, phát triển.

Đáp án cần chọn là: A

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 3 2019 lúc 8:12

- Do Nhật tiến hành hàng loạt những cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa...

- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.

- Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), tỉ lê công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển...

ミ★CUSHINVN★彡
Xem chi tiết

THAM KHẢO

Nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy vì:Nhà nước quan tâm đến giáo dục. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ

Tạ Tuấn Anh
4 tháng 3 2022 lúc 21:38

Tham khảo ở đây:

https://hoc247.net/cau-hoi-vi-sao-nen-giao-duc-thoi-le-so-phat-trien-manh-me-nhu-vay--qid96566.html

Thư Phan
4 tháng 3 2022 lúc 21:38

Tham khảo:

 

Nền giáo dục thời Lê sơ lại phát triển mạnh mẽ. Vì:

+Ở thời Lê Sơ nền giáo dục được chú trọng hơn cả 

+ Nhà nước khuyến khích người dân học tập 

+ Tuyên truyền cho người dân biết ích lợi của việc học tập 

+ Đồng thời cũng nêu rõ tác hại của việc không học 

+ Mở nhiều trường lớp dạy học

+ Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài

Khang 12.Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Chuu
27 tháng 4 2022 lúc 13:23

Nhờ sự liên kết chặt chẽ với các viện nguyên cứu và các trường đại họcmcso sự kết hợp rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được  nâng cao sản phẩm luôn thay đổi và phù hợp với thị trường nên ngành công nghiêpj mới của châu Âu mới phát triển mạnh mẽ.

James Pham
Xem chi tiết
an phuc
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
25 tháng 11 2023 lúc 20:30

- Nhật Bản có hệ thống giáo dục chất lượng cao và tập trung vào việc phát triển năng lực và kỹ năng của các cá nhân. Điều này tạo điều kiện thu hút và nuôi dưỡng những tài năng xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.

- Nhật Bản đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, ô tô, điện tử và y tế. Điều này giúp họ thu hút và giữ chân những nhà khoa học và kỹ sư giỏi.

- Nhật Bản có một văn hóa lao động chăm chỉ và tận tụy. Người lao động Nhật Bản thường làm việc cật lực và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc của mình. Điều này góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế.

- Chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy các chính sách và biện pháp hỗ trợ kinh tế, bao gồm cung cấp tài trợ và ưu đãi thuế cho các công ty và doanh nghiệp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và kinh tế nói chung.

Luu Ng PLinh [Raewoo]
4 tháng 12 2023 lúc 0:10

- Nhật Bản có hệ thống giáo dục chất lượng cao và tập trung vào việc phát triển năng lực và kỹ năng của các cá nhân. Điều này tạo điều kiện thu hút và nuôi dưỡng những tài năng xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.

- Nhật Bản đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, ô tô, điện tử và y tế. Điều này giúp họ thu hút và giữ chân những nhà khoa học và kỹ sư giỏi.

- Nhật Bản có một văn hóa lao động chăm chỉ và tận tụy. Người lao động Nhật Bản thường làm việc cật lực và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc của mình. Điều này góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế.

- Chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy các chính sách và biện pháp hỗ trợ kinh tế, bao gồm cung cấp tài trợ và ưu đãi thuế cho các công ty và doanh nghiệp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và kinh tế nói chung.

La Thị Thu Phượng
Xem chi tiết
Quốc Đạt
8 tháng 12 2016 lúc 10:51

Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan… Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mĩ la tinh.

Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.

Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong những năm 1918 - 1922, nhân dân Ấn Độ đã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.

Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước có chủ quyền và bước vào thời kì phát triển mới.

Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.

Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới.