Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngân Lê
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
17 tháng 10 2016 lúc 20:26

Ông mặt trời đã lặng lẽ lùi vào sau dãy núi. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng.

Bạn tham khảo nhé

Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 20:32

Chiều chậm rãi buông những sợi tơ vàng cuối cùng lên sóng lúa dập dờn. Đàn cò trắng vẫn nhẹ nhàng đôi cánh chuẩn bị sà xuống rặng tre. Trên con đường làng đàn trâu no kềnh đủng định từng bước về các ngõ xóm. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê lúc chiều về thật thanh bình yên ả.

Bài viết : http://m.hoctotnguvan.net/soan-bai-buoi-chieu-dung-o-phu-thien-truong-trong-ra-23-1198.html

Nguyễn Linh
22 tháng 9 2017 lúc 20:43

Bóng chiều dần buông xuống, mặt trời khuất dần sau ngọn núi. Những cánh cò tìm về chốn bình yên sau một ngày kiếm ăn vất vả. Những cơn gió thoảng qua xua dần không khí nóng bức, để lại cảm giác êm dịu và mát mẻ ngày hè. Đàn trâu thong dong bước về chuồng trên con đường làng quen thuộc, nhè nhẹ ve vẩy chiếc đuôi. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê thật yên bình và gần gũi biết bao.

Vũ Hạ Tuyết Anh
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 10 2016 lúc 20:43

      Chiều nào cũng vậy, bức tranh về cảnh hoàng hôn. Mặt trời dần dần lặn đi, lúc đó cảnh vật như một bức tranh huyền ảo mang đậm màu sắc. Chiều buông xuống là lúc những đàn trâu được dắt về nhà, cổng đình đóng lại. Tiếng sáo diều vi vu trong gió. Khúc nhạc ấy, êm đềm tạo ra bầu không khí vắng lặng làm sao!  Mục đồng trở nên yên lặng hòa vào trong khí trời huyền ảo.

Nguyen Thi Mai
9 tháng 10 2016 lúc 20:18

Bạn tham khảo nhé

Ông mặt trời đã lặng lẽ lùi vào sau dãy núi. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng.

Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 20:23

Ông mặt trời đã lặng lẽ lùi vào sau dãy núi. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng.
 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2019 lúc 6:25

- Bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả. Gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ: Xóm thôn mờ trong sương khói, tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng, từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng.

- Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Linh Phương
1 tháng 10 2016 lúc 19:13

     Quê hương là nơi bắt nguồn cuộc sống của chúng ta là nơi có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ bảo vệ động viên chúng ta. Tôi yêu quê hương không chỉ nó đẹp mà nó còn mang đậm tình người với những câu chuyện cổ tích của bà. Với tiếng cười nói của trẻ thơ. Là nơi tôi có những kỉ niệm cùng với những đứa bạn. Cùng thả diều chơi những trò chơi dân gian. Quê hương là nơi mỗi khi tôi đi xa tôi nhớ về. Cũng là nơi cho tôi nguồn động lực để tiếp tục bước đi. Quê hương là con đường làng thân thuộc với mái đình và lũy tre. Là nơi gắn những đôi trai tài gái sắc với nhau. Quê hương tôi đẹp lắm, không phải đẹp vì tên gọi của nó mà nó đẹp bởi bên trong con người và phẩm chất cao quý.

Chúc bạn học tốt!hihi

Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 10 2016 lúc 21:20

"Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm liễu rủ màn tre" là những câu thơ nói về quê hương. Quê hương là một nơi mà con người sinh ra, lớn lên và gắn bó với nọ, có thể nói quê hương là nơi sinh ra tình cảm của con người. 

Lê Dung
1 tháng 10 2016 lúc 19:13
Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288). Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần. 

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Phiên âm chữ Hán: Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền. Dịch nghĩa: Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,
Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.
Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von 
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng. Dịch thơ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
Bóng chiều man mác có dường không 
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết 
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Ngô Tất Tố dịch) Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường. Đây là khung cảnh một vùng quê tĩnh lặng như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều buông. Chỉ đếm được vài đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói; dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, dẫn trâu về chuồng; vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng… Hai câu thơ đầu: Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
(Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không). Đây là cảnh hoàng hôn, sự vật trước xóm, sau thôn chìm dần vào màn sương đang từ từ buông xuống, hòa lẫn với những làn khói tỏa ra từ mái bếp. Trong bóng chiều man mác, mọi vật thấp thoáng ẩn hiện, dường như có, dường như không. Bức tranh quê với những sắc màu quen thuộc của ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre, của sương tím, cò trắng, lúa xanh… chỗ đậm, chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cảm giác về một cuộc sống thanh bình đã trở lại sau bao năm binh lửa. Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt, rất giản dị, bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Tại sao như vậy? Bởi dân ta đã phải đổ xương máu, phải chịu bao đau thương, tang tóc mới giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc dữ xâm lược. Hai câu thơ cuối: Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết 
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng). 

Nhà thơ đã lựa chọn được hai hình ảnh tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc chiều về : trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trầu về chuồng và cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người.

 

Lời thơ không đơn thuần là kể và tả mà nó còn biểu hiện một xúc cảm kì lạ và một niềm vui đang xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ. Ngắm đàn trâu no căng đang chậm rãi nối đuôi nhau về làng, trên lưng vắt vẻo mấy chú mục đồng ung dung thổi sáo; phóng tầm mắt ra xa (vọng), thấy trên thảm lúa xanh, dăm ba cánh cò trắng muốt đang chao liệng, thử hỏi lòng nào không xao xuyến, bâng khuâng, không dạt dào yêu mến?!

Cảnh tượng buổi chiều ở nông thôn được tác giả phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua xuất thân từ nông dân, đã cùng lăn lộn, cùng vào sinh ra tử với dân để đánh đuổi ngoại xâm, giành lại cho đất nước cảnh sống thanh bình. Dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn nhà vua – thi sĩ vẫn gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng. Bài thơ tuy ngắn nhưng nó xứng đáng là thơ của mọi thời bởi cho dù mấy trăm năm đã trôi qua mà sức mạnh rung cảm và chinh phục lòng người của nó vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Thu Trang
Xem chi tiết
Lê Dung
6 tháng 10 2016 lúc 12:59
1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó thể hiện trong bài này.Gợi ý: Kiểm tra về số câu, số chữ xem bài thơ này giống bài thơ nào trong hai bài thơ luật Đường đã học? Chú ý từ cuối của các câu 1, 2, 4 để chỉ ra cách hiệp vần của bài thơ.2. Cụm từ bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.3. Trong bài thơ, cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà (lúc hoàng hôn). Trong khung cảnh có thể nghe thấy tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia, các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.4. Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Xóm thôn mờ mờ sương khói hoà trong tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng cùng từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say xưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vượng bận binh đao.5.* Tác giả cảu bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công
OvO Sơŋ
Xem chi tiết
Đoàn Nguyễn Xuân An
2 tháng 12 2021 lúc 14:27

D

D

Khánh Quỳnh Lê
2 tháng 12 2021 lúc 14:28

D

Gấm Gấm
Xem chi tiết
Gấm Gấm
16 tháng 12 2020 lúc 14:11

Mọi người ơi giúp mình với 

VỘI VÀNG QUÁ
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
2 tháng 10 2016 lúc 7:34

Bạn tham khảo nhé

Ông mặt trời vội vã đạp xe xuống núi để kết thúc một ngày làm việc mệt nhọc. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng. 

Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 7:40

''Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vầng trâu đã về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng''

Bài thơ đã dựng lên một bức tranh phong cảnh thật đẹp.Từ trên lầu cao nhìn xuống,bóng chiều đổ nghiêng để lại những vệt sáng đỏ rực.Xa xa.làng xóm nhấp nhô những mái ngói bạc màu,những lũy tre nghiêng dáng.Khối bếp tỏa lên mênh mang khiến cảnh vật như lẫn vào hư ảo.Không gian nhè nhẹ vang lên tiengs sáo gọi trâu của chú bé mục đồng.Âm thanh ban đầu còn''U...u..''mơ hồ sau rõ dần nghe như một điệu nhạc réo rắt say mê.Bất chợt từ nơi xa xôi nào hiện ra những cánh cò chấp chới.Chúng bay thành từng đôi liệng khẽ xuống đồng làng

Lê Dung
2 tháng 10 2016 lúc 8:52
Cảnh thanh u, vật thanh u
Một trong mười một tiên châu ngọc ngà
Trăm loài chim tấu nhạc ca
Nghìn hàng quất ấy như là tôi con
Trăng nhàn soi bóng người nhàn
Nước trong ngậm sắc muôn vàn trời thu
Bốn phương trong, lắng bụi mù
Năm nay hơn hẳn năm xưa chốn này (1)

Bài thơ được viết khi nhà vua về Thiên Trường bái yết Thượng hoàng Thánh Tông, mùa thu năm Kỷ Sửu (1289). Lúc này, những ngày chinh chiến đã qua, đất nước đã có hai mùa thu thanh bình. Cảnh trí quê hương đơn sơ mà lộng lẫy, thân quen mà quý phái, sang trọng. Một “châu tiên” với lầu điện san sát. Bên lầu son gác tía có treo những lồng chim cảnh (oanh, yến, khướu, họa mi, anh vũ, bách thanh…) luôn ríu ran tiếng chim hót, như tiếng sênh, phách, đàn, sáo của những khúc nhạc cung đình. Trong vườn bên lối dẫn vào tiền sảnh là những chậu quất lá xanh, quả vàng được uốn tỉa như dáng người nô bộc hướng về vương chủ. Xa xa là sông trong, trăng sáng… Tất cả được bao phủ trong bầu không khí thanh bình. Nhà vua tưởng như đi giữa cõi tiên, niềm vui lâng lâng bất tận trước cảnh thiên hạ thái bình, sau “hai phen non sông chồn ngựa đá”. Tiết tấu thơ gợi cái thế ung dung, thư thái của những bước chân ngao du trên non nước bình yên, nơi đế kinh phồn hoa đô hội.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 12 2017 lúc 3:50

Trong bài thơ cảnh vật buổi chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo. Cả hai bức tranh ấy lúc ẩn lúc hiện tạo nên một quang cảnh rất nên thơ. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”. Phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của con người, một tâm trạng man mác mơ hồ gợi lên một khung cảnh huyền ảo “nửa như có, nửa như không”.