mk sắp thi toán số rồi, ai nhớ đề giúp mk
Ai thi hsg toán 6 rồi cho mk mượn đề nak!mk tik 5 cái lun nak!!! giúp mk nha
mk chưa thi hsg nhưng mk có đề của nhiều huyện mới thi xong!! cậu lấy không?
uk cho mik lấy vs nak!!! mk cảm ơn nha
bn nào hiện tại đang học lớp 5 đã thi giữa học kì 2 rồi,mà nhớ đề thì nhớ chép ra cho mk nhé đề toán ý ,mk ko cần đáp án đâu.20 người nhanh tay nhất mk sẽ tik.CÁM ƠN,vì đã giúp đỡ
giúp mk nhé,cám ơn nhiều.Nhưng các bn đừng chép trên mạng nha
lớp 5 mà đã biết OLM à tốt đấy
cho mk hỏi ai thi học kì 1 ở lớp 7 rồi cho mk xin đề với ..................... mk sắp thi rồi
ai hiện tại đang học lớp 5 đã thi giữa học kì 2 rồi,mà nhớ đề văn là gì thì trả lời giùm nhé,10 người nhanh tay nhất mk tik,cám ơn nhiều ,nếu cho mk biết đề toán thì càng tốt
huhuhu sắp thi rồi.
AI CÓ ĐỀ THI KSCL CỦA PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO CHO MK NHÉ.văn, toán anh ( toán ko có cx đc). 9 like cho người có đề nhưng phải đúng( lớp 7)
Ai có đề thi đề thi chọn lớp từ 6 lên 7 cho mk xin đi mà mai mk thi rồi Pika ! Toán nha Pika!
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
CÁC BẠN CÓ AI CÓ ĐỀ CƯƠNG TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 6 KHÔNG CÓ THÌ GỬI CHO MK NHÉ
MK SẮP THI RỒI GIÚP MK DDIIIIIIIIIIIIIIII HELP MEEEEEEEEEEEEEEEE
THANK YOU
I. PHẦN SỐ HỌC:
* Chương I:
Tập hợp: cách ghi một tập hợp; xác định số phần tử của tập hợpCác phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; các công thức về lũy thừa và thứ tự thực hiện phép tínhTính chất chia hết của một tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9Phân tích một số ra thừa số nguyên tốCách tìm ƯCLN, BCNN* Chương II:
Thế nào là tập hợp các số nguyên.Thứ tự trên tập số nguyênQuy tắc: Cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu, trừ hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.Tham khảo bộ đề thi học kì 1 mới nhất: Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm học 2018 - 2019
II. PHẦN HÌNH HỌC
1. Thế nào là điểm, đoạn thẳng, tia?
2. Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng?
3. Khi nào thì điểm M là điểm nằm giữa đoạn thẳng AB?
- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
4. Thế nào là độ dài của một đoạn thẳng?
- Thế nào là hai tia đối nhau? Trùng nhau? Vẽ hình minh hoạ cho mỗi trường hợp.
5. Cho một ví dụ về cách vẽ:
Đoạn thẳng.Đường thẳng.Tia.Trong các trường hợp cắt nhau; trùng nhau, song song ?
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2018 - 2019
B/ BÀI TẬP:
I. TẬP HỢP
Bài 1:
a. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và không vượt quá 7 bằng hai cách.
b. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12 bằng hai cách.
c. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 11 và không vượt quá 20 bằng hai cách.
d. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 9, nhỏ hơn hoặc bằng 15 bằng hai cách.
e. Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 30 bằng hai cách.
f. Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 bằng hai cách.
g. Viết tập hợp C các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 18 và không vượt quá 100 bằng hai cách.
Bài 2: Viết Tập hợp các chữ số của các số:
a) 97542 b) 29635 c) 60000
Bài 3: Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng của các chữ số là 4.
Bài 4: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
a) A = {x ∈ N | 10 < x <16} b) B = {x ∈ N | 10 ≤ x ≤ 20 c) C = {x ∈ N | 5 < x ≤ 10} | d) D = {x ∈ N | 10 < x ≤ 100} e) E = {x ∈ N | 2982 < x <2987} f) F = {x ∈ N* | x < 10} | g) G = {x ∈ N* | x ≤ 4} h) H = {x ∈ N* | x ≤ 100} |
Bài 5: Cho hai tập hợp A = {5; 7}, B = {2; 9}
Viết tập hợp gồm hai phần tử trong đó có một phần tử thuộc A, một phần tử thuộc B.
Bài 6: Viết tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử
a. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 50.
b. Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 100.
c. Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 23 và nhỏ hơn hoặc bằng 1000.
d. Các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.
>> Đề thi mới nhất: Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2018 - 2019
II. THỰC HIỆN PHÉP TÍNH
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a) 3.52 + 15.22 – 26:2 b) 53.2 – 100 : 4 + 23.5 c) 62 : 9 + 50.2 – 33.3 d) 32.5 + 23.10 – 81:3 e) 513 : 510 – 25.22 f) 20 : 22 + 59 : 58 g) 100 : 52 + 7.32 h) 84 : 4 + 39 : 37 + 50 i) 29 – [16 + 3.(51 – 49)] | j) (519 : 517 + 3) : 7 k) 79 : 77 – 32 + 23.52 l) 1200 : 2 + 62.21 + 18 m) 59 : 57 + 70 : 14 – 20 n) 32.5 – 22.7 + 83 o) 59 : 57 + 12.3 + 70 p) 5.22 + 98 : 72 q) 311 : 39 – 147 : 72 r) 295 – (31 – 22.5)2 | s) 151 – 291 : 288 + 12.3 t) 238 : 236 + 51.32 - 72 u) 791 : 789 + 5.52 – 124 v) 4.15 + 28:7 – 620 : 618 w) (32 + 23.5) : 7 x) 1125 : 1123 – 35 : (110 + 23) – 60 y) 520 : (515.6 + 515.19) z) 718 : 716 +22.33 aa) 59.73 - 302 + 27.59 |
Phần đầu tui nhìn tưởng lý
A. PHẦN VĂN BẢN
I/ Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí...);Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 - phần Tiếng Việt
II/ Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gianTruyền thuyết | Cổ tích | Ngụ ngôn | Truyện cười |
Là truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ | Là truyện kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộc | Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cối hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. | Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống |
Có chi tiết tưởng tượng,kì ảo | Có chi tiết tưởng tượng kì ảo | Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý | Có yếu tố gây cười |
Có cốt lõi sự thật lịch sử, cơ sở lịch sử Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhan dân đối với nhân dân và nhân vật lịch sử được kể | Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái tốt, cái lẽ phải | Nêu lên bài học để khuyên dạy người đời | Nhằm gây cười, mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng con người đến cái tốt |
Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật. | Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật |
Thể loại | Tên truyện | Nhân vật chính | Chi tiết tưởng tượng kì ảo | Nghệ thuật | Ý nghĩa |
Cổ tích | CRCT | Lạc Long Quân, Âu Cơ | Nguồn gốc và hình dạng của LLQ, ÂC và việc sinh nở của ÂC) | Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh | Ngợi ca nguồn gốc cao quí của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta. |
BCBG | Lang Liêu | LL được thần mách bảo: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo" | Sử dụng chi tiết tưởng tượng Lối kế chuyện theo trình tự thời gian. | Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước | |
Thánh Gióng | Thánh Gióng | Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cùng Gióng ra trận. Gióng bay về trời. | Xây dựng người anh hùng giữ nước mang màu sắc thần kì với chi tiết kì ảo, phi thường, hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng Cách xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với hình ảnh thiên nhiên đất nước: lí giải ao, hồ, núi Sóc, tre ngà | Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. | |
ST, TT | ST, TT | Hai nhân vật đều là thần, có tài năng phi thường | Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST, TT với chi tiết tưởng tượng kì ảo Tạo sự việc hấp dẫn (ST, TT cùng cầu hôn MN) Dẫn dắt, kế chuyện lôi cuốn, sinh động | Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. | |
Sự tích Hồ Gươm | Lê Lợi - chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn | Rùa Vàng, gươm thần | Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của dân ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa (gươm thần, RV) | Giải thích tên gọi HHK, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do LL lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta. | |
Thạch Sanh | Thạch Sanh | TS là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân cao quí (được Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con, thần dạy cho võ nghệ) Tiếng đàn (công lí, nhân ái, yêu chuộng hoà bình) Niêu cơm thần: (tình người, lòng nhân đạo) Cung tên vàng | Sắp xếp tình tiết tự nhiên khéo léo (công chúa bị câm trong hang sâu, nghe đàn khỏi bệnh và giải oan cho TS nên vợ chông) Sử dụng những chi tiết thần kì Kết thúc có hậu | Ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện | |
Em bé thông minh | Em bé thông minh (nhân vật thông minh) | Không có yếu tố thần kì, chỉ có câu đố và cách giải đố | Dùng câu đố để thử tài- tạo tình huống thử thách để em bé bộc lộ tài năng, phẩm chất Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước | Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cười | |
Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc) | Mã Lương (kiểu nhân vật có tài năng kì lại) | ML nằm mơ gặp và được cho cây bút bằng vàng, ML vẩt trở nên thật | Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với mâu thuẩn xã hội không thể dung hòa Kết thúc có hậu, thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng. | Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại các ác Ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người. | |
ÔLĐCVCCV | Vợ chồng ông lão | Hình tượng cá vàng - là công lí, là thái độ của nhân dân với người nhân hậu và những kẻ tham lam. | Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng yếu tố hoang đường Kết cấu sự kiện vừa lặp lại tăng tiến; Xây dựng hình tượng nhân vật đói lập, nhiều ý nghĩa; Kết thúc truyện quay về hoàn cảnh thực tế. | Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. | |
Ngụ ngôn | Ếch ngồi đáy giếng | Ếch | Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý | Xây dựng hình tượng gần gũi với đơì sống Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo | Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quna kiêu ngạo. |
Thầy bói xem voi | 5 thầy bói mù | Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý | Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc: Lặp lại các sự việcCách nói phóng đạiDùng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo | Khuyên con người khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng một cách toàn diện. | |
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | 5 bộ phân của cơ thể người | Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý | Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người) | Nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, tư, gắn bó để cùng tồn tại và phát triển.ơng trợ | |
Đeo nhạc cho mèo | Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý | Sgk (đọc thêm) | Sgk (đọc thêm) | ||
Truyện cười | Treo biển | Chủ nhà hàng bán cá | Có yếu tố gấy cười (người chủ nghe và bỏ ngay, cuối cùng cất nốt cái biển) | Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng Sử dụng những yếu tố gây cười Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hành động cất nốt cái biển | Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người thiếu chủ kiến khi hành động và nêu lên bài học về sự cần thiết phải tiếp thu ý kiến có chọn lọc. |
Lợn cưới, áo mới | Anh lợn cưới và anh áo mới | Có yếu tố gây cười (cách hỏi, cách trả lời và điệu bộ khoe của lố bịch) | Tạo tình huống gây cười Mỉêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại. | Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của - một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. |
1/ So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
Giống nhau:
Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chínhKhác nhau:
Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.* So sánh NN với TC:
Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
Khác nhau:
Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.V/ Văn học trung đại:Đặc điểm truyện trung đại:
Thường được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - Văn xuôi chữ Hán.Nội dung mang tình giáo huấnVừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gắn với ký hay sửCốt truyện đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ thoại của nhân vật.1. Con hổ có nghĩa: có hai con hổ có nghĩa
A. Nghệ thuật:
Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng mang ý nghĩa giáo huấn.Kết cấu truyện có sự tăng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.B. Ý nghĩa văn bản: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa nghĩa huống chi là con người.
2. Mẹ hiền dạy con:
A - Nghệ thuật:
Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh TửCó nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.B - Ý nghĩa:
Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.3. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
A - Nghệ thuật:
Tạo nên tình huống truyện gay cấnSáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếuXây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)B - Ý nghĩa:
Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.Lưu ý: Phần tóm tắt văn bản: đọc lại văn bản, tóm tắt theo cách ngắn gọn nhất
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người diễn ra trong quá khứ.
Câu 2: Có gì khác nhau giữa lịch sử của một con người và lịch sử xã hội loài người?
- Lịch sử một con người chỉ là hoạt động riêng của cá nhân con người đó.
- Lịch sử xã hội loài người liên quan đến nhiều người trong xã hội, nhiều quốc gia với các thời đại khác nhau.
Câu 3: Học lịch sử để làm gì?
- Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
- Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
- Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Câu 4: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Dựa vào 3 nguồn sau tư liệu sau
- Tư liệu truyền miệng: Là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau như : truyền thuyết…
- Tư liệu hiện vật: Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, như trống đồng, bia đá….
- Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết như văn bia, đại việt sử ký toàn thư….
Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử
Câu 5: Em hiểu gì về câu danh ngôn của Xi- xê- rông “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống?”
Lịch sử ghi lại tất cả những gì diễn ra trong quá khứ: cho ta những hiểu biết biết về hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy xương máu và nước mắt của các thế hệ cha ông. Qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau biết trân trọng những giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, bền vững. Lịch sử chính là tấm gương lớn để muôn đời sau chúng ta soi vào. Do vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.
BÀI 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 1: Tại sao phải xác định thời gian?
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian. Như vậy việc xác định thời gian là rất cần thiết.
- Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
Câu 2: Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Theo em có mấy cách làm ra lịch? Nêu những cách đó?
- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút.
- Có 2 cách làm lịch, đó là:
+ Người phương Đông: Dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cách tính này được gọi là Âm lịch)
+ Người phương Tây: Dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: (cách tính này được gọi là Dương lịch).
Câu 3: Theo em thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? Vì sao phải có thứ lịch chung đó? Đó là lịch gì?
Thế giới cần một thứ lịch chung. Vì: Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Nhu cầu cần có một thứ lịch chung được đặt ra. Dương lịch ngày càng hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
Câu 4: Công lịch được tính như thế nào?
Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê- xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).
Theo công lịch:
+ 1 năm có 12 tháng = 365 ngày (năm nhuận thêm một ngày)
+ 1 thế kỷ = 100 năm
+ 1 thiên niên kỷ (TNK) = 1000 năm.
Ví dụ:
1. Tính thời gian từ năm 179 TCN đến năm 2017 là: 2017+ 179 = 2196 năm
2. Tính thời gian từ năm 111 TCN đến năm 2017 là: 2017+ 111= 2128 năm
3. Tính thời gian từ năm 40 đến năm 2017 là: 2017 - 40= 1977 năm
4. Tính thời gian từ năm 248 đến năm 2017 là: 2017 - 248= 1769 năm
BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 1: Con người xuất hiện như thế nào?
- Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm vượn cổ biến thành Người tối cổ (di cốt tìm thấy ở Đông Phi, Giava (In-đô-nê-xi-a) và gần Bắc Kinh (Trung Quốc)…
- Họ đi bằng 2 chân.
- Đôi tay tự do để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn.
- Họ sống thành từng bầy ( vài chục người).
- Sống bằng hái lượm và săn bắt.
- Sống trong hang động hoặc những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá khô.
- Công cụ lao động: mảnh tước đá, ghè đẽo thô sơ.
- Biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.
Þ Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
Câu 2: Người tinh khôn sống như thế nào?
- Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ hai của con người.
+ Lớp lông mỏng mất đi.
+ Họ sống theo thị tộc.
+ Làm chung, ăn chung.
- Biết trồng lúa, rau.
- Biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức.
Þ Cuộc sống ổn định hơn.
Câu 3: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
- Nhờ công cụ kim loại.
+ Sản xuất phát triển.
+ Sản phẩm con người tạo ra đã đủ ăn và có dư thừa.
- Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa.
- Xã hội xuất hiện tư hữu.
- Có sự phân hoá giàu, nghèo.
- Xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện.
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Từ cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỉ III TCN, trên các lưu vực sông lớn: sông Nin ở Ai Cập, Ơ- phơ- rát và Ti- gơ- rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc ngày nay các quốc gia cổ đại ở phương Đông được hình thành. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người
Câu 2: Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các con sông lớn?
Vì đất đai ven sông màu mỡ, nước tưới đầy đủ, dễ trồng trọt, cho năng suất cao, đảm bảo cuộc sống, do vậy cư dân tập trung về đây ngày càng đông, từ đó hình thành nên các quốc gia cổ.
Câu 3: Nền tảng kinh tế của các quốc gia phương Đông là gì?
- Nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước ngày càng phát triển;
- Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê, ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
- Ngoài ra nghề chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công khác như: luyện kim, đúc đồng, làm đồ gốm, đóng thuyền, làm nhà và trao đổi sản phẩm giữa các vùng cũng phát triển.
Câu 4: Vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chính?
Nông nghiệp là ngành kinh tế chính vì: các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các con sông lớn, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, cho năng suất cao, lượng nước tưới quanh năm đầy đủ rất thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông.
Câu 5: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp:
+ Nông dân công xã: đông đảo nhất và là tầng lớp lao động sản xuất chính trong xã hội.
+ Quý tộc, quan lại: là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là nhà vua nắm mọi quyền hành.
+ Nô lệ: là những người hèn kém, hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì con vật.
Câu 6: Em hiểu thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông ?
Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do : Vua đứng đầu, có quyền hành có quyền cao nhất trong mọi việc: từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội…
Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc (quan lại). Họ lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
ĐỊA LÍ- LỊCH SỬ 6
Ai thi xong địa lí hoặc lịch sử 6 học kỳ 2 rồi cho mk xin đề với.
Nhanh lên nha, mk sắp thi rồi. Ai nhanh mk cho 3 tick.
chép cho mk mấy đề toán hình về đo độ lp 6 tập 2 nhé vì mk sắp thi rồi
thank you
Đo các ∠BAC, ABC, ACB ở hình 19. So sánh các góc ấy.
Ta dùng thước đo thấy 3 cạnh AB, BC, AC bằng nhau nên suy ra ΔABC là tam giác đều. Mà 3 góc trong tam giác đều bằng 60º.
Vậy ta rút ra kết luận:
Bài 13 trang 79. Đo các ∠ILK, IKL, LIK ở hình 20
Ta có góc: ∠LIK là góc vuông nên ∠LIK = 90º
Tam giác ΔLIK là tam giác vuông cân tại I nên 2 góc đáy = 45º
Kết luận: ∠LIK = 90º ;∠ILK = 45º; ∠IKL = 45º.
Bài 14 trang 79. Xem hình 21. Ước lượng bằng mắt xem góc nào vuông, nhọn,tù ,bẹt.
Dùng góc vuông của êke để kiểm tra lại kết quả. Dùng thước đo góc tìm số đo mỗi góc.
Góc vuông: 1,5. Góc nhọn: 3, 6.
Góc tù: 4. Góc bẹt: 2
Kết quả đo: