Cho mk hỏi xíu :
Gieo vần và hiệp vần khác nhau chỗ nào ?
điệp ngữ và gieo vần khác nhau ở chỗ nào?
Bạn tham khảo câu tl này nhé
- Điệp ngữ là những câu, từ được lặp đi lặp lại trong đoạn văn, câu nói hoặc đoạn thơ nào đó. Mục đích gây sự chú ý, nhấn mạnh ý nghĩa, một vấn đề nào đó. Điệp ngữ có thể lặp lại nguyên 1 câu, 1 đoạn hay vài từ bất kì.
- Gieo vần là chọn vần phù hợp với luật thơ. Chọn tiếng có vần phù hợp, hợp lí về cả ý nghĩa khi làm thơ.
⇒ Điệp ngữ và gieo vần hoàn toàn khác nhau.
Khổ 3 trong bài thơ "Trăng ơi, từ đâu đến..?" của tác giả Trần Đăng Khoa được gieo vần như thế nào?
A. Gieo vần chân
B. Gieo vần lưng
C. Gieo vần lưng kết hợp với vần chân
D. Gieo vần linh hoạt
mn ơi , cho mình hỏi gieo vần lưng và vần chân là sao ạ ?
TL:
Vần chân là vần được gieo ở cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.
~HT~
Vần chân (còn gọi là cước vận)
Vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ.
VD:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
* Vần lưng (còn gọi là yêu vận)
Vần được gieo giữa dòng thơ.
VD:
"Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát"
Vần chân là vần được gieo ở cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.
Tìm và viết vào chỗ trống các tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc vần au:
M : rao - rau
...................................................
...................................................
Trả lời:
báo - báu, cáo - cáu, cháo - cháu, háo - háu, lao - lau, sáo - sáu, phao - phau, nhao - nhau, sao - sau, sáo - sáu,...
So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong bài thơ.
Các bài có cách ngắt nhịp khác nhau phù hợp với nội dung biểu đạt từng bài. Bài Đợi mẹ ngắt nhịp ¾, Mẹ ngắt nhịp 1/3, 2/2, Một con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôi 3/5.
So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong bài thơ.
Bài thơ | Gieo vần – nhịp | Tác dụng |
Mẹ | Vần cách – Nhịp 2/2 Dễ thuộc, dễ nhớ. | Tăng tính gợi hình, biểu cảm. |
Đợi mẹ | Vần lưng – Nhịp 3/3, 2/3, 3/2 | Tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhịp điệu linh hoạt nhằm giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên. |
Một con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôi | Vần cách – Nhịp 3/5, 4/5, 3/4 | Nhịp điệu linh hoạt khi thôi thúc, lúc nhẹ nhàng, tăng sức biểu đạt mạnh mẽ về tình cảm. Nhấn mạnh lời hát ru. |
Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.
- Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ tác giả đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:
“Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”
“Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.
- Cách gieo vần: vàng – sang, trắng – nắng, chang – chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ.
- So sánh với một bài thơ trung đại:
| Thu hứng – Đỗ Phủ | Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử |
| Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm. | Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột sọt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. |
Ngắt nhịp | 4/3 | 4/3 |
Gieo vần | Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4 | Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4) |
Bài 2 : Cách gieo vần ở hai bản dịch thơ có gì giống và khác với cách gieo vần ở nguyên văn bài Nam quốc sơn hà ?
Cách gieo vần trong khổ thơ sau là cách gieo nào? Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất muối hòa trong vị ngọt Thành vũng nước lợ nông sâu. A. Vần chân - vần cách B. Vần chân - vần liền C. Vần lưng -vần cách D. Vần lưng - vần liền
Đáp án : A. Vần chân - vần cách.
Vần chân "âu" ( đầu - sâu )
Vần cách: gieo vần trong câu 2 và câu 4