Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
세계에서 가장 사랑스러운...
16 tháng 9 2019 lúc 20:13

1. Ghi lại các từ mượn trong những câu dưới đây. Cho biết các từ ấy được mượn từ những tiếng (ngôn ngữ) nào.

a. Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.

b. Mượn tiếng Hán: gia nhân.

c. Mượn tiếng Anh: pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét.

2. Hãy xác định nghĩa của tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây:

a.

- Khán giả: khán = xem, giả = người ⟹ người xem.

- Thính giả: thính = nghe, giả = người ⟹ người nghe.



- Độc giả: độc = đọc, giả = người ⟹ người đọc.

b.

- Yếu điểm: yếu = quan trọng, điểm = chỗ (điểm) ⟹ chỗ quan trọng, điểm quan trọng.

- Yếu lược: yếu = quan trọng, lược = tóm tắt ⟹ tóm tắt những điều quan trọng.

- Yếu nhân: yếu = quan trọng, nhân = người ⟹ người quan trọng.

3. Hãy kể tên một số từ mượn:

a. Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét,…

b. Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi- đông, gác-đờ-bu…

c. Là tên một số đồ vật như: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong…

4. Những từ nào trong các cặp từ dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

Các từ mượn: phôn, fan, nốc ao.

Có thể dùng trong những hoàn cảnh:

- Hoàn cảnh giao tiếp vớ bạn bè, người thân.

- Có thể dùng để viết tin, đăng báo.

5. Viết chính tả “Thánh Gióng”

Bình luận (0)
Tiểu thư Amine
Xem chi tiết
trịnh lan
1 tháng 9 2016 lúc 19:25

Câu soạn văn a

 

Bình luận (1)
trịnh lan
1 tháng 9 2016 lúc 19:27

Linh ơi tớ này linh lớp cậu đấy 

 

Bình luận (6)
Nguyen Dieu Thao Ly
1 tháng 9 2016 lúc 19:34

1. Từ thuần việt và từ mượn

– Các từ trượng, tráng sĩ trong câu chú bé vùng dậy vươn vai một cái bổng trở thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng:

+ Có ý nghĩa: Từ tráng sĩ thể hiện một người cao lớn khỏe mạnh có thân hình khỏe mạnh, vững chắc, có chí khí, một người như tráng sĩ là cao nhìn rất vững chắc.

+ Trượng: được hiểu theo nghĩa là một người rất cao lớn.

Các từ chú thích ở trên có nguồn gốc từ chữ hán, đây là một hiện tượng mượn từ.

Các từ mượn ngôn ngữ hán: sứ giả, xà phòng, buồm, mít tinh, điện  ga, bơm, xô viết, giang sơn..

Các từ mượn ngôn ngữ Âu: Ra đi ô, internet

Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xất về cách mượn từ: từ mượn được việt hóa hoàn toàn viết có dấu gạch giữa các tiếng, từ mượn có nguồn gốc ấn âu nhưng đã được việt hóa cao nhu từ thuần việt.

2. Nguyên tắc mượn từ:

a. các trường hợp phải mượn từ là: vì đời sống  xã hội ngày càng phát triển và đổi mới nên chúng ta phải mượn từ nước ngoài để diễn tả nó sâu sắc và sinh động hơn, mượn từ sẽ làm cho vốn từ của ta phong phú hơn ngôn ngữ diễn đạt cũng nhiều hơn và nó làm tăng khả năng sử dụng từ của chúng ta.

b. Trường hợp phải mượn từ đó là để diễn tả một vấn đề dễ hiểu và sinh động hơn, cần có những từ mới sinh động hào nhập và nền xã hội hiện đại và văn minh.

c. Trường hợp mượn từ tích cực đó là làm tăng vốn từ và làm đa dạng ngôn ngữ diễn đạt, mượn từ cần phải chọn lọc, mượn từ những không làm mát đi ngôn ngữ của dân tộc mà chỉ là làm phong phú và gia tăng giá trị của ngôn ngữ.

Bình luận (3)
Xem chi tiết
Thư Hoàng
10 tháng 9 2018 lúc 20:08

Soạn bài từ mượn

I. Từ thuần Việt và từ mượn Học sinh dựa vào từ điển tiếng Việt để giải thích :

1. - Trượng. - Tráng sĩ.

2. Các từ trên có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán.

3. Những từ tiếng Hán : sứ giả, điệu, giang sơn. Những từ mượn các ngôn ngữ khác : tivi, xà phòng, mít ting, ra-đi-ô, ga, Xô-viết, in-tơ-nét.

4. - Với các từ mượn từ đã Việt hóa chúng ta viết như từ thuần Việt. - Với các từ mượn chưa Việt hóa (tiếng châu Âu) chúng ta nên dùng dấu gạch ngang giữa các tiếng.

II. Nguyên tắc mượn từ.

1. Mượn từ để làm giàu tiếng Việt

2. Không nên mượn từ nước ngoài tùy tiện.

III. Luyện tập

Câu 1.    - Những từ mượn từ tiếng Hán. + Vô cùng ; tự hiên ; sính lễ. + Gia nhân. + Quyết định ; lãnh địa. - Những từ mượn tiếng châu Âu : lốp, in-tơ-nét.

Câu 2. Hãy xác định nghĩa của các tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây. a. - Giả : tiếng dùng để chỉ người hay vật, ở đây là người, kẻ. - Khán : nhìn trông coi. - Thính : nghe. - Độc : đọc b. - Yếu : quan trọng, cần gấp. - Điểm : vết đen, cái chấm, là điểm. - Lược : tóm tắt những điều cơ bản, chủ yếu. - Nhân : người.

Câu 3. Kể một số từ mượn : a. Mét, ki-lô-mét, xen-ti-mét, ki-lô-gam, lít, đấu (thóc), tá (bút)… b. Ghi đông, phuốc-tăng, đĩa xiđi…

Câu 4.  - Đó là : phôn, fan, nốc ao. - Dùng những từ này trong giao tiếp sinh hoạt với những bạn bè của mình.

Câu 5. Chép chính tả lưu ý các từ mượn.

 

Bình luận (0)
♥✪BCS★Chớp❀ ♥
10 tháng 9 2018 lúc 20:08

bạn cũng có thể tham khảo trong sách để học tốt ngữ văn 6 nha!

#khoa#

Bình luận (0)
Hoàng Trang Anh
10 tháng 9 2018 lúc 20:10

bạn vào goole ấn soạn bài từ mượn rùi vào vietjack chọn ngắn nhất hoặc đầy đủ thì tùy bạn. Mk thường hay soạn bài ở đó nên cô dạy trên lp mk bít hết trước. Mở vở soạn ra cô hỏi thì trả lời thế là có điểm giơ tay nhìu. 

Lưu ý:

Bạn phải mở sách ra nếu ko có phần nào trong sách thì phải tự làm hoặc hỏi chị gót-gồ lun 

Bình luận (0)
Bạch Dương Đáng Yêu
Xem chi tiết
Trần Đình Trung
6 tháng 9 2016 lúc 21:46

mih

 

Bình luận (0)
Trần Đình Trung
6 tháng 9 2016 lúc 21:53

Hướng dẫn soạn bài Cổng trường mở ra

Bình luận (1)
Trần Đình Trung
6 tháng 9 2016 lúc 21:54

xin lỗi chụp nhầm nha

Bình luận (7)
Nguyễn Linh
23 tháng 8 2017 lúc 20:44

I. Từ thuần Việt và từ mượn

Câu 1:

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

Câu 2: Đây là những từ mượn của tiếng Hán.

Câu 3:

- Các từ mượn chưa Việt hóa (nguồn gốc Ấn Âu), dùng dấu gạch ngang giữa các tiếng: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá: : ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết, ...

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

Câu 4:

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu , tiếng Hán nhưng đã được Việt hoá: viết như từ thuần Việt.

Ghi nhớ:

Từ mượn là từ vay mượn từ ngôn ngữ khác (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

II. Nguyên tắc mượn từ

Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn.

Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.

Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

III. Luyện tập

Câu 1:

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. Đây là các từ Hán Việt.

- Có thể đặt câu với từ ngạc nhiên, ví dụ: Nhìn thấy tôi, cô ấy vô cùng ngạc nhiên.

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

- Đặt câu, ví dụ: Nghe tiếng quan quát, tất cả gia nhân trong phủ đều cúi đầu sợ hãi.

c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

- Đặt câu, ví dụ: Nhạc pốp là thể loại nhạc giới trẻ hiện nay rất yêu thích.

Câu 2: Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

a. giả: người, kẻ; khán: xem; thính: nghe; độc: đọc.

b. yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng. (yếu ở đây là quan trọng)

Câu 3: Hãy kể tên một số từ mượn là:

- Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,...

- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,...

- Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,...

Câu 4:

a. Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b. Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c. Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

Bình luận (0)
Thu Thủy
23 tháng 8 2017 lúc 21:05

nguyễn thị hà my

Soạn bài: Từ mượn

I. Từ thuần Việt và từ mượn

Câu 1:

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

Câu 2: Đây là những từ mượn của tiếng Hán.

Câu 3:

- Các từ mượn chưa Việt hóa (nguồn gốc Ấn Âu), dùng dấu gạch ngang giữa các tiếng: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá: : ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết, ...

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

Câu 4:

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu , tiếng Hán nhưng đã được Việt hoá: viết như từ thuần Việt.

Ghi nhớ:

Từ mượn là từ vay mượn từ ngôn ngữ khác (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

II. Nguyên tắc mượn từ

Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn.

Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.

Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

III. Luyện tập

Câu 1:

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. Đây là các từ Hán Việt.

- Có thể đặt câu với từ ngạc nhiên, ví dụ: Nhìn thấy tôi, cô ấy vô cùng ngạc nhiên.

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

- Đặt câu, ví dụ: Nghe tiếng quan quát, tất cả gia nhân trong phủ đều cúi đầu sợ hãi.

c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

- Đặt câu, ví dụ: Nhạc pốp là thể loại nhạc giới trẻ hiện nay rất yêu thích.

Câu 2: Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

a. giả: người, kẻ; khán: xem; thính: nghe; độc: đọc.

b. yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng. (yếu ở đây là quan trọng)

Câu 3: Hãy kể tên một số từ mượn là:

- Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,...

- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,...

- Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,...

Câu 4:

a. Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b. Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c. Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

Bình luận (0)
 huy
Xem chi tiết
Diệu Huyền
2 tháng 9 2019 lúc 16:40

Tham khảo:

Câu 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước của Trung Quốc

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, làm việc lớn.

Câu 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các từ vừa chú thích có nguồn gốc từ Hán

Câu 3 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Các từ được mượn từ tiếng Hán: Sứ giả, buồm, giang sơn, gan

- Từ mượn gốc Ấn Âu: Xà phòng, mít tinh, ra- đi- o, xô viết, ti vi, in tơ nét

II. Nguyên tắc mượn từ

Ý kiến của Hồ Chí Minh:

- Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, những chữ ta không đủ thì cần mượn từ nước ngoài

- Không nên mượn tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn cần nắm rõ ngữ cảnh, tránh sự lố bịch, sai nghĩa

⇒ Đây chính là nguyên tắc mượn từ có tự trọng

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 9 2019 lúc 16:40
I. SOẠN BÀI TỪ MƯỢN LỚP 6 PHẦN ĐỌC HIỂU

1. Từ thuần Việt và từ mượn

Câu 1. Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu sau: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng” (Thánh Gióng)

Trả lời

- “Tráng sĩ“: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn

+ Tráng: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng

+ Sĩ: Người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung.

- “Trượng“: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

Câu 2. Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?

Trả lời

- Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

Câu 3. Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?

Trả lời

- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

Câu 4. Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.

Trả lời

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: Viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: Viết như từ thuần Việt;

- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: Viết như từ thuần Việt.

2. Nguyên tắc mượn từ

Em hiểu ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có ngững chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: "độc lập ", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v..... Còn những chữ tiếng ta có,vì sao không dùng, mà mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:

Không gọi xe lửa mà gọi "hỏa xa"; máy bay gọi là"phi cơ" [...]

Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng báu vật dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?

(Hồ Chí Minh toàn tập)

Trả lời

- Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn.

- Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.

- Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. SOẠN BÀI TỪ MƯỢN PHẦN LUYỆN TẬP

Câu 1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.

Trả lời

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. Đây là các từ Hán Việt.

- Có thể đặt câu với từ ngạc nhiên, ví dụ: Nhìn thấy tôi, cô ấy vô cùng ngạc nhiên.

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

- Đặt câu, ví dụ: Nghe tiếng quan quát, tất cả gia nhân trong phủ đều cúi đầu sợ hãi.

c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

- Đặt câu, ví dụ: Nhạc pốp là thể loại nhạc giới trẻ hiện nay rất yêu thích.

Câu 2: Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

Trả lời

a. giả: người, kẻ; khán: xem; thính: nghe; độc: đọc.

b. yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng. (yếu ở đây là quan trọng)

Câu 3: Hãy kể tên một số từ mượn:

- Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét

- Là tên một số bộ phận của xe đạp, ví dụ: ghi đông

- Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô

Trả lời

- Tên các đơn vị đo lường: ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,...

- Tên một số bộ phận của xe đạp: pê đan, gác-đờ-bu,...

- Tên một số đồ vật: cát sét, pi-a-nô,...

Câu 4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

Trả lời

a. Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b. Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c. Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

Câu 5. Nghe – viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)

Trả lời

Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa:

- l/n: “lúc”, “lên”, “lớp”, “lửa”, “lại”, “lập”/”núi”, “nơi”, “này”

- Từ có âm s: “sứ giả”, “tráng sĩ”, “sắt”, “Sóc Sơn”.

Bình luận (2)
Dũng Phùng Đắc
Xem chi tiết
Không Tên
23 tháng 9 2018 lúc 9:02

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Bình luận (0)
Cù Minh Duy
23 tháng 9 2018 lúc 8:38

Bài làm

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.


Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Bình luận (0)
Hoàng Thế Hải
23 tháng 9 2018 lúc 8:38

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Bình luận (0)
Bạch Dương Đáng Yêu
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 9 2016 lúc 20:23

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Bình luận (2)
Trần Đình Trung
5 tháng 9 2016 lúc 21:14

xin lỗi chữ hơi khó đọc một tí

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (11)
Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
4 tháng 12 2018 lúc 20:54

lên vietjack thôi !!! ^_<

Bình luận (0)