nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta
Quan sát hình 4.2 (SGK trang 16), hãy nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động ờ nước ta.
- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).
- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)
Nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó.
*Nhận xét:
- Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng
- Trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhày càng giảm.
*Giải thích: do đất nước ngày càng phát triển, ngành công nghiệp có xu hướng tăng nên số lao động trong ngành này tăng, ngược lại tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm nên số dân trong ngành này cũng giảm, ngoài ra một số người dưới quê còn lên sinh sống bằng nghề làm trong các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp.
Dựa vào Atlat địa lý VN trang 15 hãy:
1) nhận xét cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1996-2007
2) nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2007
3) nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2007
Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).
- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)
- Trong cơ cấu lao động nước ta năm 1989 và năm 2003, tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp đều cao, tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ, thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng. - Trong giai đoạn 1991 - 2003, cơ cấu lao động có sự thay đổi: + Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm. + Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng. + Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng.
- Về cơ cấu lao động (năm 2003): chiếm tỉ trọng cao nhất là nông – lâm –ngư nghiệp (60,3%), tiếp đến là dịch vụ (23,2%), thấp nhất là ngành công nghiệp – xây dựng (16,5%).
- Về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành:
+ Tỉ trọng lao động ngành nông –lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm từ 71,5% (1989) xuống 60,3% (2003).
+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên: công nghiệp – xây dựng tăng 5,3% (từ 11,2% năm1989 lên 16,5% năm 2003); dịch vụ tăng 5,9% (từ 17,3% năm 1989 lên 23,2% năm 2003).
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi. Sự thay đổi cơ cấu theo độ tuổi có ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính ở nước ta.
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi
* Nhận xét
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).
Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.
* Nguyên nhân
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.
* Ảnh hưởng
- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.
- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.
- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính
- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.
- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.
+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.
+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).
Em hãy thu thập thông tin về cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam. Nhận xét và giải thích những thay đổi trong cơ cấu dân số theo lao động nước ta những năm gần đây.
Dưới đây là cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: %)
Năm | 2010 | 2015 | 2018 | 2020 |
Nông - lâm - ngư nghiệp | 48,6 | 43,6 | 37,6 | 33,1 |
Công nghiệp - xây dựng | 21,7 | 23,1 | 27,2 | 30,8 |
Dịch vụ | 29,7 | 33,3 | 35,2 | 36,1 |
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm.
- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành dịch vụ tăng nhanh.
-> Sự thay đổi này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (lao động khu vực I giảm, khu vực II và III tăng lên).
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015?
A. Từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.
B. Từ 25 – 49 tuổi và từ 50 trở lên tăng.
C. Từ 15 – 24 tuổi giảm, từ 25 – 49 tuổi tăng.
D. Từ 15 – 24 tuổi tăng, từ 25 – 49 giảm
Chọn đáp án A
Qua biểu đồ ta thấy, Nhóm tuổi từ 15 – 24 có xu hướng giảm đạt 20,4\% năm 2005 thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 14,8\%. Nhóm tuổi 25 – 49 có xu hướng cũng giảm. Năm 2005 đạt 63,3\% thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 59,3. Nhóm tuổi 50 trở lên có xu hướng tăng lên, đạt 16,3\% vào năm 2005 và tăng lên đạt 26\% năm 2015. Nhận định đúng là: từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015?
A. Từ 15 – 24 tuổi giảm, từ 25 – 49 tuổi tăng
B. Từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm
C. Từ 25 – 49 tuổi và từ 50 trở lên tăng
D. Từ 15 – 24 tuổi tăng, từ 25 – 49 giảm
Chọn đáp án B
Qua biểu đồ ta thấy, Nhóm tuổi từ 15 – 24 có xu hướng giảm đạt 20,4% năm 2005 thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 14,8%. Nhóm tuổi 25 – 49 có xu hướng cũng giảm. Năm 2005 đạt 63,3% thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 59,3. Nhóm tuổi 50 trở lên có xu hướng tăng lên, đạt 16,3% vào năm 2005 và tăng lên đạt 26% năm 2015. Nhận định đúng là: từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015?
A. Từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.
B. Từ 25 – 49 tuổi và từ 50 trở lên tăng.
C. Từ 15 – 24 tuổi tăng, từ 25 – 49 giảm.
D. Từ 15 – 24 tuổi giảm, từ 25 – 49 tuổi tăng.
Chọn đáp án A
Qua biểu đồ ta thấy, Nhóm tuổi từ 15 – 24 có xu hướng giảm đạt 20,4\% năm 2005 thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 14,8\%. Nhóm tuổi 25 – 49 có xu hướng cũng giảm. Năm 2005 đạt 63,3\% thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 59,3. Nhóm tuổi 50 trở lên có xu hướng tăng lên, đạt 16,3\% vào năm 2005 và tăng lên đạt 26\% năm 2015. Nhận định đúng là: từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.