Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 11 2019 lúc 9:57

Gợi ý làm bài

a)Một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

b) Tình hình phát triển và phân bố

* Tình hình phát triển

- Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 83 nghìn ha, từ 778 nghìn ha (năm 2000) lên 861 nghìn ha (năm 2005); từ năm 2005 đến năm 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm 15 nghìn ha, từ 861 nghìn ha (năm 2005) xuống còn 846 nghìn ha (năm 2007).

- Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn ha (gấp 1,09 lần).

- Các tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An,...

* Phân bố

- Mía được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng), ngoài ra còn được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và Duyên hải miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà).

- Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và ở Đắk Lắk. Ngoài ra còn được trồng ở Bắc Giang, Quảng Nam, Long An,...

- Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Hà Giang), Đồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Hà Nam), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp).

- Bông được trồng nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Thuận), Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk), Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La).

- Thuốc lá trồng nhiều ở vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận), Đông Nam Bộ (Tây Ninh).

- Đay trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long.

- Cói trồng nhiều nhất ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hoá (Đồng bằng sông Hồng) và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 6 2019 lúc 12:02

Gợi ý làm bài

a) Tình hình phát triển

- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.

Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007

Năm

2000

2005

2007

Sản lượng (tỉ kWh)

26,7

52,1

64,1

Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.

+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:

• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.

• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.

Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...

+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:

+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

+ Hệ thống đường dây tải điện.

+ Các trạm biến áp.

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.

- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

- Các trạm biến áp:

+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.

+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

Bình luận (0)
Mai Hạnh
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 5 2021 lúc 9:58

Tham khảo nha em:

a) Nhân xét:
– Trong giai đoạn 2000-2007: diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây
công nghiệp lâu năm đều tăng, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm
tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm (dẫn chứng).

– Giá trị sản xuất cây công nghiệp khộng ngừng tăng trong giai đoạn 2000-
2007: tăng 7730 ti đông, tăng gần 1,4 lân.

b) Giải thích:
– DO mở rộng diện tích nhiều loại Cây Công nghiệp lâu năm có giá trị kính tế
cao, nhu cầu thị trường lớn (như cà phê, cao Su, hồ tiêu…).

– Các loại cây công nghiệp chính: Cà phê, cao Su, điều là Các loại cây công
nghiệp có diện tích lớn Ở nước ta, được trồng tập trung Ở các vùng chuyên
canh (dẫn chửng: khai thác biểu đổ kết hợp thể hiện diện tích thu hoạch và
sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007).

– Ở nước ta hiện nay đã hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp là
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là những
vùng có điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi cho sự phát triển tập
trung cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 3 2019 lúc 9:58

a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

*Thuận lợi

-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi

-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô

*Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất

-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai

b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên

-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)

-Cà phê

+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước

+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất

+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk

+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

-Chè

+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước

+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

-Cao su

+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước

+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

-Điều

+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước

+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông

c) Các giải pháp chính

-Giải pháp về nguồn lao dộng

+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ

+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc

-Giải pháp về đầu tư

+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải

+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)

-Giải pháp về tổ chức, quản lí

+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp

+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...

-Các giải pháp khác

+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất

+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động

+Mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 4 2017 lúc 8:04

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện thuận lợi đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta

- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung.

- Dân cư - lao động: Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được tăng cường, đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.

- Thị trường ngày càng được mở rộng, nhất là thị trường ngoài nước.

- Chính sách phát triển cây công nghiệp lâu năm của Nhà nước.

b) Ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp thưừng phát triển công nghiệp chế biến, vì:

- Tiêu thụ kịp thời khối lượng nông sản lớn do các vùng chuyên canh sản xuất ra, từ đó làm cho sản xuất ổn định và phát triển.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

- Tránh được hư hỏng, mất mát, giảm chi phí vận chuyển, bảo quản...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 5 2019 lúc 16:33

Gợi ý làm bài

a) Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên

- Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.

+ Đất feralit trên đất badan (diện tích khoảng 2 triệu ha), phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất màu mỡ, có tầng phong hoá sâu, rất thuận lợi để trồng các cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất feralit trên các loại đá khác, phân bố rộng khắp trên toàn bộ các vùng đồi núi nước ta, trong đó nhiều loại sau khi cải tạo có thể phát triển các cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất xám trên phù sa cổ, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ và rải rác ở Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.

+ Một số loại đất khác (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn,...) cũng có thể trồng được cây công nghiệp lâu năm, điển hình là cây dừa.

- Nguồn nước dồi dào do có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là điều kiện thuận lợi để cung cấp nước tưới cho các vùng cây công nghiệp.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá đa dạng (theo chiều Bắc - Nam, theo độ cao) nên có thể đa dạng hoá các cây công nghiệp lâu năm (cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới).

* Điều kiện kinh tế- xã hội

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...), cơ sở vật chất - kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến,...) phục vụ cho việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.

- Việc đảm bảo an toàn về lương thực cũng tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm.

- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.

- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước: đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung và cây công nghiệp lâu năm nói riêng nhằm phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các vùng chuyên canh cây công nghiệp,...

b) Khó khăn

* Điều kiện tự nhiên

- Thiếu nước tưới trong mùa khô, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh quy mô lớn như ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

- Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa thật hợp lí ở nhiều vùng, nguy cơ xói mòn, thoái hoá đất ở các vùng đồi núi còn cao,...

- Những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, bão,...) cũng gây ra những thiệt hại nhất định.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Sự phân bố lao động không đồng đều dẫn tới tình trạng thiếu lao động ở các vùng có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm.

- Công nghiệp chế biến nhìn chung còn lạc hậu.

- Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động (nhu cầu, giá cả,...).

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
qwerty
24 tháng 2 2016 lúc 16:26

Nhà máy thủy điện Sơn La

Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:

– Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí.

– Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,…

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.

Bình luận (0)
Cao Tiến Thành
25 tháng 2 2016 lúc 15:20

a) Tình hình phát triển 

- Trong những năm qua, sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh chóng

                            Sản lượng điện nước ta giai đoạn 2000-2007

            Năm     2000        2005        2007
Sản lượng (tỉ KWh)       26,7          52,1          64,1

Trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ KWh, gấp 2.4 làn

Nguyên nhân chủ yếu do :

- Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt, Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao

- Nước ta có tiềm năng to lớn để  phát triển công nghiệp điện lực :

    + Thanh, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện

    + Các hệ thống sông ở nước ta có trữ lượng năng thủy điện lớn

Vì thế, trong những năm qua , nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thống truyền tải điện năng,...

- Chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm nganhg : nhiệt điện và thủy điện

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm :

   + Các nhà máy  nhiệt điện và thủy điện

   + Hệ thống đường dây tải điện

    + Các trạm biến áp

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng

- Các nhà máy nhiệt điện

- Hệ thông đường dây tải điện : đương dây 500kv chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (tp Hồ Chí Minh). Đường dây 220kv nối nhiều nhà máy điện với nhau. Chính vì vậy mạng lưới điện tải xuyên suốt cả nước

- Các trạm biến áp

  + Trạm 500KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500kv Bắc - Nam

  + Tram 220KV đặt ở nhiều nơi Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220kv

Bình luận (0)
Quangquang
25 tháng 12 2020 lúc 16:48

Nhà máy thủy điện Sơn La

Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:

– Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí.

– Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,…

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.

Bình luận (0)
Linh
Xem chi tiết
lạc lạc
4 tháng 3 2022 lúc 7:18

Tham khảo 

 

Tình hình phân bố một số cây công nghiệp ở nước ta:

Cây công nghiệp hàng năm:

Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

Cây công nghiệp lâu năm:

Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp là:

Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp va góp phần bảo vệ môi trường

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 12 2019 lúc 8:58

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta

- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.

- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...

+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...

+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...

+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...

+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...

- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.

- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.

b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:

- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.

Bình luận (0)