Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Công Huân
Xem chi tiết
tô minh hào
3 tháng 3 2016 lúc 11:39

em ko biết

Đỗ Đức Huy
3 tháng 3 2016 lúc 11:39

Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp . Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ , Xôcôlôp  nhập ngũ rồi bị thương . Sau đó , anh bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít . Khi thoát khỏi nhà tù ,anh nhận được tin vợ và con gái bị bom giặc sát hại . người con trai duy nhất của anh cũng đã nhập ngũ và đang cùng anh tiến về đánh Berlin . Nhưng đúng ngày chiến thắng , con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết . Niềm hi vọng cuối cùng của anh tan vỡ .

Kết thúc chiến tranh , Xôcôlôp giải ngũ , làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp được bé Vania . Cả bố mẹ em đều bị bắn chết trong chiến tranh , chú bé phải sống bơ vơ không nơi nương tựa . Anh Vania làm con nuôi và yêu thương, chăm sóc  chú bé thật chu đáo và coi đó là một nguồn vui lớn .

Tuy vậy , Xôcôlôp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn vì mất vợ , mất con “nhiều đêm thức giấc gối ướt đẫm nước mắt”  anh thương thay đổi chỗ ở nhưng anh vẫn cố giấu không cho bé Vania biết nỗi khổ của mình .

 Nội dung tác phẩm ‘’Số phận con người’’ : Số phận  con người nhỏ bé trước hiện thực tàn khốc của chiến tranh , vẻ đẹp tính cách Nga kiên cường nhân hậu .

Nguyễn Thắng Tùng
3 tháng 3 2016 lúc 11:55

Đề bài: Tóm tắt tác phẩm số phận con người của Sôlôkhốp.

Bài làm

Truyện Số phận con người ra đời năm 1956 là một trong những sáng tác xuất sắc của M. Sôlôkhốp những năm sau chiến tranh. Truyện khai thác đề tài số phận con người sau chiến tranh qua cuộc đời nhân vật Xôcôlôp. Truyện gồm hai phần : mở đầu, kết thúc và ba chương. Xôcôlôp là một cậu bé mồ côi, chăm chỉ. Lớn lên lấy vợ và có một gia đình hạnh phúc với hai con gái và một cậu con trai – một học sinh giỏi toán.

Chiến tranh bùng nổ anh tham gia Hồng quân rồi bị phát xít bắt giam. Vợ và hai con gái đã bị bom phát xít chôn vùi cùng với ngôi nhà. Thoát khỏi nhà tù phát xít, anh đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tin cậu con trai đang là đại uý pháo binh, một sĩ quan dũng cảm. Sắp tới ngày chiến thắng hai cha con hẹn gặp nhau. Anh hồi hộp và chờ đợi giờ phút ấy. Và anh đã được gọi đến để nhìn mặt con lần cuối. Con trai anh đã hy sinh vào đúng ngày chiến thắng. Anh vô cùng đau đớn khi phải "chôn trên đất người niềm vui sướng, niềm hy vọng cuối cùng" của mình.

Trở về cuộc sống thường nhật với một nỗi đau và sự mất mát quá lớn Xôcôlôp lang thang kiếm sống khắp nơi. Anh kiếm được chân lái xe cho đội vận tải lương thực. Và anh đã gặp cậu bé Vania bị lạc mất bố mẹ trong chiến tranh. Thương cậu bé cùng cảnh, anh nhận cậu bé làm con nuôi, còn cậu bé lại tưởng anh là cha đẻ của nó. Hai người đã dựa vào nhau mà sống. Từ đó anh thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn cho dù sự có mặt của Vania chưa đủ để làm vơi nỗi đau trong anh. Rồi một điều không may xảy ra, một con bò đâm vào xe Xôcôlôp làm anh bị tước mất bằng lái. Hai cha con tạm biệt vợ chồng người bạn rồi dắt nhau đi tìm một vùng đất mới. Đoạn trích thuộc phần cuối tác phẩm, bắt đầu từ khi Xôcôlôp trở về từ đám tang con trai với nỗi đau vô tận, rồi anh gặp và nhận Vania làm con cho đến kết thúc tác phẩm.

Tác phẩm là câu chuyện cảm động về số phận con người trong và sau chiến tranh. Nhà văn đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình đối với số phận con người, qua đó ngợi ca tính cách Nga nhân hậu, kiên cường và bất khuất.

hoang phuong anh
Xem chi tiết
Selina Moon
30 tháng 3 2016 lúc 20:37

văn 7 ko có học,văn 8 à

Selina Moon
30 tháng 3 2016 lúc 20:39

TỨC NƯỚC VỠ BỜ(NGÔ TẤT TỐ)

LÃO HẠC(NAM CAO)

Yêu Isaac quá đi thui
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
25 tháng 10 2016 lúc 15:48

Trả lời

Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo . Vợ lão mất sớm để lại 1 đứa con trai và mảnh vườn nhỏ cùng ***** Vàng. Con trai lão lớn lên không có tiền cưới vợ bèn đi đồn điền cao su. Chỉ còn cậu Vàng với lão nên lão dành hết tình thương nhớ con vào cậu. Nhưng thật đáng thương vì lão phải bán cậu vàng đi rồi đem số tiền dành dụm cho con mình sang gửi Ông Giáo - 1 người bạn hàng xóm thân của lão. Rồi sau đó lão sang nhà Binh Tư xin 1 ít bả chó. Khi nghe Binh Tư kể lại chuyện đó thì ông Giáo rất buồn và nghĩ ngợi tại sao 1 người như lão Hạc lại như vậy. Nhưng sau đó lão Hạc lại chết , chết một cách rất đau đớn. Chỉ có Binh Tư và ông Giáo mới hiểu rõ cái chết của lão

Chúc bn hok tốt!

Nguyen Thi Mai
25 tháng 10 2016 lúc 15:51

Mình làm lại nhé

Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có 1 con cún mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn, Con trai lão do k có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận ốm dai dẳng lão k còn đủ sức để di làm thuê. cùng đường lão phải bán con cún mà lão rất mực yêu thương. Rồi lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông giáo. Sau đó mấy hôm liên lão chị ăn khoai, sung luộc, rau má...Một hôm lão sao nhà Binh tư xin ít bả chó nói là đánh bả con cún nhà nào đó để giết thịt nhưng thực ra lão dùng bả chó để kiết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội,chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ O Giáo và Binh Tư

Nguyen Thi Mai
25 tháng 10 2016 lúc 15:48

Bạn tham khảo nhé

Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có 1 ***** mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn, Con trai lão do k có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Laox phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận ốm dai dẳng lão k còn đủ sức để di làm thuê. cùng đường lão phải bán ***** mà lão rất mực yêu thương. Rồi lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông giáo. Sau đó mấy hôm liên lão chj ăn khoai, sung luộc, râu má...Một hôm lão sao nhà Binh tư xin ít bả chó nói là đánh bả ***** nhà nào đó để giết thịt nhưng thuwcj ra lão dùng bả chó để kiết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội,chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ O Giáo và Binh Tư

Nguyen Van Anh
Xem chi tiết
Phạm Thảo Vân
24 tháng 6 2016 lúc 20:04

- Mị- một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do hạnh phúc bị A Sử "cướp" về làm vợ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.

- Lúc đầu Mị định tự tử nhưng lòng hiếu thảo với cha không cho phép. Mị sống mà như chết. Lâu dần trở nên tê liệt, chỉ lùi lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa" .

- Trong một đêm mùa xuân, nghe thấy tiếng sáo, Mị bồi hồi nhớ laị ngày trước… Mị muốn đi chơi tết, nhưng bị A Sử trói đứng Mị vào cột nhà.

- A Sử đi chơi tết, cậy thế con nhà quan bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí.

- Vì không may bị hổ vồ mất một con bò, A Phủ bị trói đứng vào cọc phơi sương, nhịn đói suốt mấy ngày đêm

- Mị cắt dây trói cứu A Phủ, hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

- Mị và A Phủ được giác ngộ cách mạng và trở thành du kích.

Châu Ngọc Bảo
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
24 tháng 6 2016 lúc 19:57

Lỗ tấn viết Thuốc vào tháng Tư năm 1919, thời kỳ Trung Quốc đang ở chế độ phong kiến, nửa thuộc địa, nhân dân Trung Quốc thì vô cùng tăm tối và lạc hậu, "họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ" (Lỗ Tấn). Có hai câu chuyện được lồng trong một cốt truyện: Chuyện về việc lấy thuốc của vợ chồng lão Hoa Thuyên và chuyện về người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.

Lão Hoa là chủ một quán trà nhỏ, có đứa con trai bị bệnh lao rất nặng, người ta đã mách lão một thứ thuốc rất kỳ quái là bánh bao tẩm máu người.

Truyện được bắt đầu bằng không khí ảm đạm của buổi sáng lão Hoa đi mua thuốc cho con. Lão đi trong sự hồi hộp, lo âu và hy vọng. Người đi xem rất đông, chen mãi lão mới mua được thuốc dù đã đặt trước, về nhà hai vợ chồng lão cho con ăn thuốc mà lòng tràn đầy hy vọng vào sự hiệu nghiệm của liều thuốc kỳ quái. Đám đông đi xem chém người về, vào quán trà nhà lão Hoa và bàn luận về người vừa bị chém. Tham gia cuộc bàn luận có đầy đủ các thành phần từ "người tóc hoa râm" đến "anh chàng hai mươi tuổi". Qua câu chuyên của họ thì biết người bị chém là Hạ Du, một người dám đi làm cách mạng, bị bắt rồi còn rủ đề lao làm "giặc". Những người bàn luận rất ngạc nhiên về hành động của Hạ Du và cho là anh bị điên.

 

Vào buổi sáng mùa xuân tại nghĩa địa hai bà mẹ ra thăm mộ con, bà Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du. Thuốc bánh bao tẩm máu người không cứu được thằng Thuyên. Mộ nó nằm cách mộ Hạ Du một con đường – ranh giới tự nhiên giữa đám mộ những người chết chém chết tù và những người chết nghèo. Bà Hoa bước qua con đường để an ủi mẹ Hạ Du. Họ ngạc nhiên khi thấy trên nấm mộ Hạ Du có một vòng hoa màu trắng. Câu chuyện kết thúc bằng câu hỏi của người mẹ “Thế này là thế nào?". Qua tác phẩm nhà văn muốn đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa vô cùng lớn đối với dân tộc Trung Hoa lúc đó, đó là vấn đề cách mạng giải phóng cả dân tộc khỏi sự u mê, tám tối.

Nguyễn Thái Bình
24 tháng 6 2016 lúc 20:01

- Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.

-  Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh

- Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du .

- Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng . 

Lưu Thị Thảo Ly
24 tháng 6 2016 lúc 20:16

Vợ chồng lão Hoa – chủ quán trà, có con trai (thằng Thuyên) bị bệnh lao. Nhờ người mách, trời vừa mờ sáng, lão Hoa đã tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu tử tù vừa bị chết chém mang về làm thuốc chữa bệnh lao cho con trai. Trong lúc thằng cu Thuyên đang ăn thuốc thì quán trà cũng dần đông khách. Trong số khách sáng hôm ấy có Cả Khang, người đã bán cho lão Hoa chiếc bánh bao tẩm máu. Đám khách uống trà bàn tán về Hạ Du – người tử tù vừa bị chết chém. Hạ Du là chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, mọi người đều cho Hạ Du là “điên”, là kẻ “làm giặc”. Năm sau, vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng mẹ con. Phương thuốc kì quái là chiếc bánh bao tẩm máu ngươi đã tỏ ra vô hiệu trước căn bệnh nan y, thằng cu Thuyên vẫn bị chết vì bệnh lao. Mộ của nó gần mộ Hạ Du, chỉ cách nhau một con đường mòn nhỏ hẹp. Bà Hoa Thuyên đã bước qua con đường mòn để đến bên bà mẹ Hạ Du, và hai bà mẹ mất con đồng cảm với nhau. Cả hai người đều kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du “có một vòng hoa, trăng trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum… Hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tròn, không lấy gì làm đẹp, nhưng cũng chỉnh tề”. Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm: “Thế nào là thế nào nhỉ?”. Kết thúc truyện là hình ảnh con quạ “xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”.
 

 

ʚĭɞ Thị Quyên ʚĭɞ
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
30 tháng 6 2016 lúc 15:51

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là ngưưoì con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương SInh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ.Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực.Đất nước  có chiến tranh, Trương SInh đi lính ,Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già.Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình và khuyên lơn.Khi mẹ chồng chết ,Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ.Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch.Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cơ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh.Vũ Nương uất ức tự tử ở bên Hoàng Giang được tiên rẽ lối xuống sống ở cung của Linh Phi.Ở nhà,đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi cha Trưong SInh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn.Ở dưới thủy cung ,Vũ Nương luôn hướng về gia đinh nhừo sự giúp đỡ cua Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng) Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang.Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện nhưng  rồi lại biến mất.

A Yêu E
30 tháng 6 2016 lúc 15:47

con gái Nam Xương chứ u

A Yêu E
30 tháng 6 2016 lúc 15:48

Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương con mẹ chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

 

Tóm tắt

Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói ”Đấy cha Đản lại đến kia kìa”. Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.

 
Lê Nguyễn Tấn Dũng
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Tấn Dũng
Xem chi tiết
Minh Anh
14 tháng 10 2021 lúc 20:02

THAM KHẢO !

Năm Gia Tĩnh triều Minh, ở Bắc Kinh bên Trung Quốc có một người con gái tài sắc tuyệt vời là Thúy Kiều. Khi đi Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp một chàng trai tài hoa là Kim Trọng . Hai người đã yêu thương và thế thốt với nhau. Khi Kim Trọng về hộ tang chú, vì thằng bán tơ vu oan , Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và cho em trai là Vương Ông và Vương Quan. Thúy Kiều đã phải nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng để giữ vẹn lời thề . Người mua Thúy Kiều là Mã Giám Sinh, một tên buôn người cho Tú Bà ở Lâm Truy . Bị Tú Bà đánh đập ép làm nghề ô nhục, Kiều đã tự tử. Tú Bà tạm thời nhượng bộ , cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, rồi dùng Sở Khanh lừa Kiều , đánh đập dã man ép Kiều phải tiếp khách . Kiều được Thúc Sinh chuộc ra, nhưng lại bị cha của Thúc Sinh là Thúc Ông thưa đến cửa công , bi vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư nhờ mẹ là Hoạn Bà cho bọn đầy tớ là Khuyển Ưng, Khuyển Phệ bắt cóc, rồi biến thành đầy tớ nhà Hoạn Bà , Hoạn Thư . Thúc Sinh tuy có gặp lại Kiều nhưng không dám nhận . Cuối cùng Kiều đã bị Hoạn Thư ép phải đi tu tại Quan Âm Các. Lâm bước đường cùng , Kiều phải ăn cắp chuông vàng , khánh bạc rồi trốn khỏi nhà Hoạn Thư, gặp vãi Giác Duyên , nương náu ở Chiêu An Am. Sợ bị gia đình Hoạn Thư biết được, vãi Giác Duyên phải gửi Kiều ở nhà Bạc Bà . Cháu của Bạc Bà là Bạc Hãnh giả danh lấy Kiều rồi bán Kiều vào thanh lâu ở Châu Thai . Nơi đây Kiều gặp Từ Hải , được Từ Hải chuộc ra rồi giúp Kiều báo ân , báo oán. Nhưng Kiều lại bị Hồ Tôn Hiến lừa , khiến Từ Hải bị tử trận còn Kiều thì bị bi gả cho Thổ quan . Quá tủi nhục, Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự trầm , nhưng được vãi Giác Duyên cứu sống ,rồi về tu chung với vãi Giác Duyên.. Tình cờ, vãi Giác Duyên gặp được gia đình của Kiều tưởng Kiều đã chết , khi đang lập đàn cầu siêu cho Kiều , nên Kiều lại được đoàn tụ với gia đình . Trước áp lực của cả gia đình , Kiều phải làm lễ thành hôn với Kim Trọng, nhưng trong thực tế Kiều đã xin với Kim Trọng không phải làm vợ mà chỉ làm bạn với chàng

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 9 2019 lúc 16:08

Phần 1. Gặp gỡ và đính ước

- Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, Kiều gặp Kim Trọng ( bạn Vương Quan ) quyến luyến.

- Kim Trọng tìm cách dọn đến ở gần nhà, bắt được cành thoa rơi, trò chuyện cùng Thuý Kiều, Kiều – Kim ước hẹn nguyện thề.

Phần 2. Gia biến và lưu lạc

- Kim về hộ tang chú, gia đình Kiều gặp nạn. Kiều bán mình chuộc cha.

- Gặp Thúc Sinh, Chuộc khỏi lầu xanh. Bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen, bắt Kiều về hành hạ trước mặt Thúc Sinh.

- Kiều xin ra ở Quan Âm Các, Thúc Sinh đến thăm, bị Hoạn Thư bắt, Kiều sợ bỏ trốn ẩn náu ở chùa Giác Duyên. Kiều rơi vào tay Bạc Bà, rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai.

- Kiều gặp Từ Hải, được chuộc khỏi lầu xanh. Kiều báo ân báo oán. Bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải chết. Kiều bị gán cho viên Thổ quan. Kiều nhảy xuống dòng Tiền Đường tự vẫn. Sư bà Giác Duyên cứu thoát về tu ở chùa.

Phần 3. Đoàn tụ

- Sau khi hộ tang trở về được gả Thúy Vân, Kim vẫn khôn nguôi nhớ Kiều, tìm kiếm Kiều. Kim lập đàn lễ, gặp Kiều, gia đình sum họp. Kiều không muốn nối lại duyên xưa. Chỉ coi nhau là bạn.