Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
16 tháng 7 2018 lúc 6:36

Đáp án B

1. Đúng: các loài sinh vật đều sẽ có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.

2. Đúng: động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt vì động vật hằng nhiệt đã tiến hóa cao hơn, nhiệt độ của động vật hằng nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ví dụ: cá ra khỏi nước cá sẽ chết, giun, ếch, nhái chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt.

3. Sai: thực vật cũng có khả năng cảm ứng với nhiệt độ môi trường. Ví dụ: cây xanh quang hợp tốt ở nhiệt độ 20 0 C - 30 0 C , 0 0 C thì ngừng quang hợp.

4. Sai: động vật biến nhiệt có khả năng thích nghi kém hơn vì nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên khi nhiệt độ thay đổi mạnh mẽ sẽ dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sinh lý trong cơ thể, gây rối loạn. Ví dụ: trong những đợt rét đậm, rét hại ở nước ta ếch nhái chết hàng loạt.

5. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn cũng như tiêu hóa của sinh vật. Ví dụ: ở 15 0 C mọt bột sẽ ăn nhiểu hơn và ngừng ăn ở 8 o C .

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
1 tháng 9 2018 lúc 7:39

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng đó là thường biến. Sự mềm dẻo kiểu hình ấy giúp cho các sinh vật có khả năng phản ứng trước những biến đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường, nâng cao khả năng sống sót và sinh sản của các sinh vật

Đáp án A

Bình luận (0)
Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
19 tháng 8 2016 lúc 9:58

Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong máu, nước mô) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể. Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào ; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào ; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào...
Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường.

 Cơ thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ.
Chẳng hạn khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run).
(Học sinh có thể lấy nhiều ví dụ khác).
Ở người, ngoài các phản xạ tự nhiên (PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ (PXCĐK) như sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt, lò sưởi...

 

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
19 tháng 8 2016 lúc 9:58

a ) Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong máu, nước mô) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể. Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào ; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào ; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào...
Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường.

b )  Cơ thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ.
Chẳng hạn khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run).
(Học sinh có thể lấy nhiều ví dụ khác).
Ở người, ngoài các phản xạ tự nhiên (PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ (PXCĐK) như sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt, lò sưởi...

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy Hùng
19 tháng 8 2016 lúc 9:58

a) Cơ thể có những cơ chế sinh lý nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể:Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong (máu, nước mô) nên mọi đổi thay của môi trường trong có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể.

Ví dụ, khi nồng độ các chất hoà tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hoá trong tế bào...Nhờ cơ chế điều hoà thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường. b) Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ.

Ví dụ khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng cách dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run).

Bình luận (0)
Vân Nguyễn
Xem chi tiết
NaOH
5 tháng 4 2022 lúc 20:48

Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường

Tham khảo: 

Sinh vật hằng nhiệt  có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.Cơ thế sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt...

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:

Tỉ lệ giới tính

Thành phần nhóm tuổi ( trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản)

Mật độ quần thể

Phần này bạn đọc thêm trang 140,141 sgk sinh 9 nha



 

Bình luận (0)
Minh Nguyễn
5 tháng 4 2022 lúc 20:49

Câu 1: Thế nào là sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt trong hai nhóm đó nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường tại sao sao?

- Sinh vật hằng nhiệt lak nhóm sinh vật có thân nhiệt ổn định không phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ của môi trường

   Sinh vật biến nhiệt lak nhóm sinh vật có thân nhiệt không ổn định, thân nhiệt thường phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

- Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn vs sự thay đổi nhiệt độ môi trường vì thân nhiệt của nhóm động vật này có tính ổn định không thay đổi khi nhiệt độ mt thay đổi

Câu 2: Thế nào là một quần thể sinh vật ?cho biết những đặc trưng cơ bản của quần thể đó?

- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sih sản tạo thế hệ mới

- Đặc trưng cơ bản của quần thể : 

+ Tỉ lệ giới tính đực/ cái

+ Thành phần nhóm tuổi

+ Mật độ quần thể

Bình luận (0)
kodo sinichi
5 tháng 4 2022 lúc 21:47

refer

Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường

Sinh vật hằng nhiệt  có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.Cơ thế sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt...

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:

Tỉ lệ giới tính

Thành phần nhóm tuổi ( trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản)

Mật độ quần thể

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 2 2017 lúc 11:10

Đáp án C

Các quan niệm 2, 3, 6 là các quan niệm tiến hóa của Đacuyn

Các quan niệm 5, 6 là quan niệm tiến hóa của Lamac

(1) là quan niệm của tiến hóa hiện đại

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
24 tháng 7 2017 lúc 2:11

Đáp án C

1 sai vì Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do kiểu gen quy định

2 sai vì cô Hằng được truyền những tính trạng trên từ cả bố và mẹ.

3 sai vì kiểu hình là kết quả tổ hợp giữa kiểu gen và môi trường

(4), (5) đúng

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 7 2019 lúc 10:01

Đáp án C

1. Sai.Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do kiểu gen quyết định.

2. Sai. Cô Hằng có thể được bố và cả mẹ truyền cho tính trạng da trắng, mũi cao, má lúm đồng tiền.

3. Sai. Kiểu hình được tạo thành là kết quả của sự tương tác giữa tổ hợp các kiểu gen của bố mẹ với môi trường.

4. Đúng.

5. Đúng

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
10 tháng 3 2019 lúc 4:35

Đáp án B

Mức phản ứng là tập hợp kiểu hình của cùng 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường sống khác nhau.

Còn sự biến đổi kiểu hình từ dạng này sang dạng khác thì được gọi là thường biến hay sự mềm dẻo kiểu hình.

Xét các dữ kiện của đề bài:

Các dữ kiện: 2, 3, 6 là đúng khi nói về mức phản ứng.

(1), (4), (5) là dữ kiện nói về thường biến.

→ Có 3 dữ kiện đúng khi nói về mức phản ứng

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
23 tháng 4 2018 lúc 2:43

Đáp án B

Nhắc đến “nhân tố tiến hóa” ta nghĩ ngay đến thuyết tiến hóa hiện đại vì ở thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới có khái niệm các nhân tố tiến hóa.

(1) Đúng. Tác động của chọn lọc tự nhiên là đến khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. Suy cho cùng là khả năng truyền lại vật chất di truyền cho đời sau thể hiện chủ yếu qua khả năng sinh sản.

(2) Sai. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể. Trong khái niệm CLTN có nhắc đến CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

(3) Đúng. Đây là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, cụ thể là hiện tượng “thắt cổ chai”.

(4) Sai. Ta biết được giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Bình luận (0)