Những câu hỏi liên quan
Gojo Satoru
Xem chi tiết
Amee
27 tháng 3 2021 lúc 23:27

tham khảo

Nguyễn Thiếp nêu mục đích của việc học là học làm người

=> Em hoàn toàn đồng ý . Vì :

+ Ta học làm người là để phát triển nhân cách

+ Ta học làm người là để cùng chung sống với những người xung quanh

+Ta học làm người là để khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội

-Theo em , học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần học những gì và học như thế nào?

+ Học ăn học nói học gói học mở 

+ Học phải đi đôi với hành 

+ Học chăm chỉ , kiên trì , đam mê

Bình luận (0)
Đỗ thị như quỳnh
Xem chi tiết
Đỗ thị như quỳnh
22 tháng 4 2018 lúc 16:26

Huhu !! Ai đó giúp em với ~~ Sắp thi rồi

Bình luận (0)
thu trang
Xem chi tiết
Ling The Foureyes (◍•ᴗ•◍...
21 tháng 6 2020 lúc 7:53

Gợi ý:

- Em có đồng ý với quan điểm đó.

- Giỏi tính toán (toán học)

- Giỏi có ý tưởng, lập kế hoạch (văn học)

- Giỏi giao tiếp (ngoại ngữ)

- Giỏi đoàn kết, là một người ngay thẳng, trung thực, tốt bụng. Lịch sự và tông trong mọi người. Xây dựng tốt mối quan hệ (GDCD)

- Giỏi quản lí, chỉ đạo mọi người

- Giỏi về xã hội, đời sống hiện tại (xã hội)

...

Bình luận (0)
Loan Mều
Xem chi tiết
Âu Dương Linh Nguyệt
9 tháng 3 2017 lúc 20:40

Trong cuộc sống này, kiến thức là vô hạn. Hằng ngày đến trường đến lớp, chúng ta đều được nhận những kiến thức nho nhỏ từ thầy cô, tuy không nhiều nhưng rất hữu ích. Những kiến thức cần có để áp dụng vào các ngành nghề khác nhau, những kiến thức để áp dụng vào đời sống thực tiễn hằng ngày. Những kỹ năng mềm để có thể xử lý khi gặp một vấn đề hay trường hợp nào đó. Nói chung là bao la rộng lớn!

Nhưng ngày nay, với đa số các bạn sinh viên, từ cao đẳng đến đại học đều mang trong mình cách học thụ động, học vẹt, học cho có. Đến giảng đường chỉ có mỗi một việc là chép và chép. Có thể số ít những bạn theo cách học đó vì các bạn lười suy nghĩ, động não, bị những thứ bên ngoài tác động đến như là nghiện Facebook, nhưng cũng có thể cách học đó đến với các bạn 1 phần cũng là do thầy cô!!?? Đối với bản thân tôi - một sinh viên của trường VATC, thật sự là không thích cách dạy của một số giáo viên trong trường. Trường quốc tế nhưng cách dạy có phải là của quốc tế không? Đến lớp chỉ đọc và chép, một cách dạy rất thụ động và gây nhàm chán. Ngày này qua ngày khác sẽ khiến các bạn sinh viên trở nên thụ động và lười suy nghĩ, vậy thì bao nhiêu kiến thức cũng chỉ nằm trong tập chứ đâu có nằm trong trí nhớ được. luôn là thế và không thể nào tiếp thu được gì cả.

Vậy tại sao tôi phải đến giảng đường?

Tại sao tôi phải học?

Học để làm gì?

Học vì điều gì?

Và tôi phải học như thế nào?

Đó là 1 số ít câu hỏi mà các bạn sinh viên tự đặt ra cho mình khi lâm vào tình trạng “học thụ động”. Thiết nghĩ, điều các bạn cần làm là nên vạch định rõ ràng cho tương lai của mình, theo từng bước một, nên làm gì và không làm gì nữa. Và điều quan trọng bắt buộc là các bạn cần phải thay đổi lại cách học của mình. Riêng tôi, trong phạm vi trường VATC của chúng ta, tôi nghĩ chúng ta nên được học theo một cách mở rộng hơn, thoáng hơn. Như là phải học về nhiều điều thực tế, không phải chi trong sách vở, không phải chỉ đọc và chép mà chúng ta nên trò chuyện về một vấn đề được đặt ra, học nhóm, thảo luận nhiều hơn nữa. Điều đó sẽ giúp cho các bạn sinh viên trở nên năng động hơn, thoải mái sáng tạo nhiều hơn nữa và không bị lâm vào thế bị động. Nhưng để làm được như thế cũng cần phải tùy thuộc ít nhiều vào người giáo viên. Người giáo viên cần cởi mở, chia sẻ và luôn vui vẻ sẵn lòng giải đáp những thắc mắc khi bạn nào đó đề cập đến. Tâm lý vui vẻ sẽ giúp cho hai bên dể dạy và dễ học hơn, giúp không những chỉ tiếp thu được những kiến thức trong sách, mà còn giúp tiếp thu được những kỹ năng sống, cần thiết cho bản thân nữa.

Một sinh viên như tôi, và chắc là đa số các bạn sinh viên trong trường VATC đều nghĩ rằng mình giỏi và mình sẽ làm được. Không có trang web nào giúp bạn học tốt, chả có thầy cô nào giúp bạn học giỏi hơn. Chính bạn mới là người giúp bạn học giỏi.Thay đổi những gì tiêu cực để mang đến những điều tích cực hơn. Vì một tương lai tốt đẹp cho bản thân và cho trường VATC nhé!

Bình luận (2)
Âu Dương Linh Nguyệt
9 tháng 3 2017 lúc 20:41

cái này đúng yêu cầu chưa bạn @Loan Mều

Bình luận (2)
Âu Dương Linh Nguyệt
9 tháng 3 2017 lúc 20:18

Vì sao nên rút ngắn thời gian đào tạo ĐH?

Trước đây trường ĐH được xem là nơi chuyển giao tri thức, trong đó chúng ta mong đợi người học nắm vững những tri thức chuyên môn bậc cao cần thiết để hành nghề trong một lĩnh vực nhất định.

Ngày nay, kiến thức cùng thông tin tăng với tốc độ chóng mặt và thay đổi nhanh ở mức độ chưa từng có trước đây, đòi hỏi bất cứ ai cũng đều phải học tập suốt đời để có thể sinh tồn trong nền kinh tế tri thức.

Vì thế giáo dục nói chung và trường ĐH nói riêng phải thay đổi từ chỗ truyền thụ tri thức thành ra đào luyện tư duy, kỹ năng tự học, năng lực giao tiếp và thái độ sống. Điều này đòi hỏi tái cấu trúc chương trình, thay đổi phương pháp giảng dạy.

Thay cho lối dạy cầm tay chỉ việc, trường ĐH ngày nay cần dạy người ta cách tự vẫy vùng trong biển kiến thức, học cách đánh giá và xử lý thông tin. Vì không nhấn mạnh khối lượng kiến thức truyền thụ, rút ngắn thời gian học ĐH là điều khả thi.

Một lý do khác để không nhấn mạnh việc truyền thụ kiến thức là do các phương tiện trực tuyến ngày nay đã quá phổ biến và dễ dàng. Không có lý do gì nhà trường mất thời gian dạy cho sinh viên những gì họ có thể tự tìm kiếm được trên Internet.

Thêm vào đó, xu hướng cá nhân hóa việc học đang được mở rộng. Học chế tín chỉ cho phép người học quyết định thời gian theo học trong một biên độ nhất định tùy hoàn cảnh và khả năng từng người.

Việc rút ngắn thời gian đào tạo còn làm giảm chi phí cho người học và gia đình, kể cả cho nhà trường. Mặc dù học phí dựa trên tín chỉ sẽ không thay đổi dù học 3 năm hay 4 năm, nhưng ngoài học phí còn phải tính đến chi phí ăn ở và đặc biệt là chi phí cơ hội.

Sớm tiếp cận thị trường lao động giúp sinh viên sớm tạo ra thu nhập, điều này đặc biệt quan trọng đối với sinh viên nông thôn và gia đình thu nhập thấp.

Các trường cũng tăng hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất và nguồn vốn, vì thế chi phí đào tạo có thể giảm, kéo theo học phí sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.

Thách thức của các trường

Tuy nhiên, để việc rút ngắn thời gian đào tạo thật sự có lợi cho cả xã hội thì việc đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của các trường là một điều kiện không thể thiếu. Nếu vẫn cứ tiếp tục lối dạy nhồi nhét kiến thức, không chú trọng giáo dục tổng quát và kỹ năng tư duy thì sinh viên ra trường thiếu vẫn hoàn thiếu, càng nhiều người có bằng ĐH thì bằng ĐH càng thêm mất giá.

Các trường cần đầu tư thật sự cho việc cải thiện chương trình đào tạo, dựa trên đòi hỏi của thế giới việc làm và đặc biệt dựa trên tinh thần trân quý vốn liếng quan trọng nhất của người học là thời gian.

Cần nhiều cách làm sáng tạo, ví dụ môn học nào thật sự chỉ là kiến thức thuần túy thì có thể cho học qua mạng.

Thay đổi cách dạy học như các nước đã làm, thay vì thầy giảng bài ở lớp, sinh viên về nhà đọc sách và làm bài tập thì ngược lại: sinh viên phải tự đọc trước khi đến lớp, thời gian ở lớp chủ yếu là thời gian thảo luận và làm việc nhóm.

Thật sự đã có nhiều trường, trong quá trình rà soát chương trình đào tạo hằng năm, đã cắt đi nhiều môn không quan trọng. Giảng viên thường có xu hướng coi môn của mình là quan trọng nhất không thể thiếu, đàng sau thái độ đó là tâm lý sợ mất việc làm, giảm thu nhập hay bị đẩy sang bên lề.

Lãnh đạo các trường cần tổ chức công việc sao cho mọi giảng viên đều có thể đóng góp khả năng của họ cho mục tiêu quan trọng nhất của trường là chất lượng đào tạo.

Chất lượng đào tạo cần phải trở thành một vấn đề không khoan nhượng, vì nó càng ngày càng trở nên là chuyện sống còn của nhà trường nhiều hơn.

Bình luận (0)
tran thi mai anh
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
16 tháng 6 2019 lúc 21:02

Điều quan trọng nhất trong việc học là phải biết " học đi đôi vs hành" ."Học" ở đây là học lý thuyết - những kiến thức ta tiếp thu từ thầy cô mỗi ngày. "Hành" là thực hành, ứng dụng những lý thuyết trên vào cuộc sống hằng ngày. Ta dễ dàng nhận ra mối wan hệ mật thiết giữa "học" và "hành" : "học" mà không "hành" thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết – những lý thuyết suông không hữu dụng. Ngược lại, "hành" mà ko "học" thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu quả - không khéo còn trở thành những kẻ phá họai ngu dốt. Giữa "học" và "hành" là mũi tên 2 chiều mà khi mất đi 1 chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.

#Hoc #Kem

Bình luận (0)
Trần Hà Linh
Xem chi tiết
Dung Thùy Đào
8 tháng 12 2016 lúc 11:01

quan niện 1 va 2

học để trở thành ng côngdân co ich, có kha năng lập nghiệp, có chỗ đứng trong xã hội

Bình luận (0)
Trần Mỹ Anh
8 tháng 12 2016 lúc 18:36

- Theo em, em không đồng ý với quan điểm “Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ” vì đó là mục đích học tập không đúng.

- Em đồng ý với tất cả các quan điểm còn lại nhưng chưa đủ. Vì vậy phải tổng hợp nhiều yếu tố, nhưng mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và vì tương lai của bản thân, vì danh dự của gia đình và truyền thống của nhà trường.

- Mục đích học tập của em là trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.

- Bởi vì, chỉ có xác định đúng đắn mục đích học tập của mình vì tương lai bản thân gắn với tương lai của đất nước thì em mới có thể học tập tốt.

Bình luận (0)
Hoang Linh
10 tháng 12 2016 lúc 20:12

học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước

 

Bình luận (0)
yellowrose
Xem chi tiết
Trần Mạnh
5 tháng 4 2021 lúc 21:07

Ý nghĩa việc học:

Đối với bản thân: Học tập giúp ta có thêm kiến thức, hiểu biết để phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.Đối với gia đình: Học tập để có kiến thức, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc...Đối với xã hội: Những người được học tập, lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực để xây dựng một đất nước phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, giàu đẹp

Học sinh cần:

+ Chăm chỉ làm bài tập về nhà

+ Tích cực học bài, tập trung nghe giảng

+ Đi nhiều nơi, đọc nhiều sách bổ ích để trau dồi kiến thức

+ Xác định rõ mình học để làm gì, học như thế nào

 

Bình luận (0)

# Ý nghĩa của học tập:

- Làm cho cuộc sống của bản thân sau này tốt hơn

- Có bằng cấp, địa vị cao trong xã hội

- Có khả năng lao động tốt, làm giàu cho gia đình và quê hương

- Được nhiều người nể phục, kính trọng

# Để thực hiện mục đích học tập của mình, em cần phải: Kiên trì, say mê tìm hiểu, cố gắng vược khó trong học tập; có ý thức tự giác học tập; có khả năng vận dụng vào thực tế từ những điều học được qua sách, vở; hiểu rõ được mục đích của việc học tập;...

__________________________________________

Có gì không đúng thì nhắn mình nhé :))

Bình luận (0)
Uyên trần
5 tháng 4 2021 lúc 21:07
Mục đích học tập của học sinh là :
+ Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
+ Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học vì tương lai của dân tộc.
- Để đạt được mục đích đề ra, học sinh cần :
+ Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách
Bình luận (0)
Hastsune Miku
Xem chi tiết
Hậu Vệ Thép
13 tháng 12 2018 lúc 19:49

Cậu đọc học để lsmf gì học cho ai ik

Bình luận (0)
Phan Thị Thúy Nam
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
4 tháng 4 2022 lúc 21:29

Tham khảo
 

V.I.Lênin đã từng nói: Học, học nữa, học mãi. Câu nói của ông đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Nhưng chỉ học thôi là chưa đủ, trong tác phẩm Bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tác giả đã đưa ra một nguyên lí của việc học. Đó là học phải đi đôi với hành. Câu nói mang tính khái quát và có ý nghĩa sâu sắc đối với các bạn trẻ ngày nay.

Vậy học là gì? Việc học là một quá trình tích lũy kiến thức của con người, con người có thể học cả đời, từ lúc chúng ta còn nhỏ cho đến khi ta già đi. Việc học là một việc cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được bố mẹ dạy cho cách cầm dao, cầm đũa, cầm thìa. Khi lớn hơn, ta được học các kiến thức trong sách vở của nhà trường. Rồi ta học cách cư xử, cách đối đãi với những người xung quanh. Thông qua đó, ta hiểu rằng, việc học ở đây là học tất cả những điều mà chúng ta chưa biết, chứ không chỉ đơn thuần là học kiến thức. Ta có thể học được những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước qua lời kể của họ, ta có thể xem trên tivi những điều lí thú mà ở trường lớp không hề dạy chúng ta. Tóm lại, việc học là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, giúp cho họ mở mang được tư duy, hiểu biết được nhiều hơn về thế giới và không bị tụt hậu so với xã hội.

 

Còn hành là gì? Hành là thực hành, là hành động. Việc học sẽ chẳng thể phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của nó nếu như ta không được thực hành những lí thuyết mà ta học. Việc thực hành giúp cho ta biết rõ hơn và hiểu sâu hơn về vấn đề mà ta quan tâm. Và việc thực hành này phải được thực hiện thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả cao.

Học phải đi đôi với hành, bởi lẽ nếu ta chỉ biết mỗi kiến thức thì ta cũng chỉ như một bể chứa thông tin mà không biết làm gì với nó, không biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức của ta khi ấy sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó. Không những vậy, ta còn có thể bị quên mất những gì ta đã học bởi lâu rồi ta không đụng đến nó. Còn nếu ta chỉ biết thực hành mà không hề có kiến thức thì những thứ ta làm cũng không được chắc chắn, vì ta chưa nắm được bản chất của vấn đề ấy. Một người bác sĩ khi được học những kiến thức về y khoa mà không trực tiếp cứu chữa bệnh nhân thì không thể nào trở thành một người y sĩ giỏi. Nếu cô giáo chỉ biết rằng mình dạy kiến thức đến cho học sinh mà không chữa bài tập cho họ thì người thầy giáo, cô giáo ấy cũng không thể làm tốt được công việc của mình. Do đó, việc học phải đi đôi với thực hành, hành động.

Trên thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc "học đi đôi với hành". Trong lịch sử, khi Trần Quốc Tuấn đọc bài Hịch tướng sĩ khích lệ lòng quân học theo Binh thư yếu lược của ông, đây chính là ví dụ của việc binh sĩ đã tu tâm đọc sách và dẫn đến hành động là đứng lên đánh bại kẻ thù xâm lược. Không chỉ ở trong lịch sử mà ở hiện tại cũng có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho điều này. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu, ông đã đoạt giải Nô ben về toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Nhờ vào những kiến thức mà ông được học, ông đã xuất sắc đạt được giải Nô ben và mang đến cho Việt Nam niềm vinh dự. Sau này, ông còn cống hiến nhiều cho đất nước trong công việc giảng dạy của mình. Chính việc đưa những kiến thức mình tích lũy, nghiên cứu được đến với thế giới đã khiến cho ông mang được niềm vinh dự về cho đất nước và cống hiến nhiều hơn cho đất nước nhờ việc học của ông.

Tóm lại, nguyên lí "cứ theo việc học mà làm" hay nói cách khác là học phải đi đôi với hành là một nguyên lí rất đúng đắn, có ý nghĩa thời đại. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai thì mỗi người cần phải kết hợp việc học với những hành động cụ thể để đạt được thành công trong cuộc sống. Không cần phải là điều lớn lao như giáo sư Ngô Bảo Châu, chỉ cần một điều nhỏ bé nhưng giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta là được. Chỉ cần kiên trì, nhất định ta sẽ thành công.

Bình luận (0)