Trình bày giá trị kinh tế của sông
Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? sông ngòi nước ta có giá trị kinh tế ntn?
Tham khảo
Đặc điểm của sông ngòi nước ta:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
Thuận lợi
- Phát triển thuỷ điện.
- Vai trò làm thuỷ lợi. Cung cấp nước sinh hoạt
- Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực.
- Nuôi và khai thác thuỷ sản.
- Phát triển giao thông thuỷ và du lịch....
* Khó khăn
- Gây ngập úng 1 số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi...
Tham khảo:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
- 93% các sông nhỏ và ngắn.
- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công,…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
- Các con sông chảy hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...
- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam,…
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Hàm lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/năm.
Giá trị sông ngòi nước ta:
- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
- Xây dựng các nhà máy thủy điện.
- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển du lịch.
trình bày đặc điểm sông ngoài Châu á?sông ngoài châu á có giá trị kinh tế như thế nào?giải thích vì sao có những đặc điểm đó
* Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á:
-Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn (sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng, sông Ô – bi,…)
- Sông ngòi châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
* Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:
-Giao thông; thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; du lịch…
* Sông ngòi Châu Á có đặc điểm như vậy là do:
+Ảnh hưởng của các đới và các kiểu khí hậu.
+Ảnh hưởng của gió từ đại dương thổi vào,...
Trình bày và giải thích sự khác nhau về chế độ nước của 3 khu vực: Bắc Á, khu vực khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. Nêu giá trị kinh tế của các hệ thống sông ở châu Á
Trình bày sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta.
* Nhóm đất feralit
.Phân bố ở vùng đồi núi thấp
.Tỉ lệ diện tích chiếm 65%
-là loại đất chua, nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sét
- đất màu đỏ vàng có nhiều hợp chất sắt, nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong
-> là loại đất xấu ít có giá trị trồng trọt
-đất hình thành trên đá badan hoặc đá vôi có độ phì cao thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp
*nhóm đất mùn núi cao
.phân bố ở vùng đồi núi cao
.tỉ lệ diện tích chiếm 11%
-có giá trị to lớn về việc trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn
*nhóm đất phù sa
.phân bố ở vùng đồng bằng và ven biển
.tỉ lệ diện tích chiếm 24%
->là loại đất tốt có độ phì cao , ít chua, tơi xốp thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày
Trình bày đặc điểm tự nhiên và giá trị kinh tế của các địa hình ở Nam Mĩ?
Tham Khảo:
- Nam Mĩ có ba khu vực địa hình:
+ Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
+ Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
+ Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.
bạn có thể xem thêm ở ây : https://giaibaitap123.com/giai-bai-tap-dia-ly-lop-7/bai-41-thien-nhien-trung-va-nam-mi/
Tham khảo
Hệ thống núi trẻ An-đét ở phía tây: Đây là miền núi trẻ cao và đồ sộ nhất Châu Mỹ.
- Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng. Ở giữa là đồng bằng rộng lớn: Các đồng bằng nối tiếp nhau: ôrinôcô, amazon, pampa, laplata tất cả đều là đồng bằng thấp. Sơn nguyên ở phía đông: sơn nguyên Guana, Bazin có nhiều dãy núi cao xen các cao nguyên núi lửa.
sông là j ? giá trị kinh tế của sông?????????
bn tham khảo
Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung cấp chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi cao hơn. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông.
Sông ngòi cung cấp nước để sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu cho sản xuất
Sông ngòi có giá trị lớn về thuỷ điện.
Sông ngòi cung cấp một lượng lớn phù sa để đất đai màu mỡ, tăng năng suất cây trồng.
Sông ngòi là đường giao thông để thuyền ghe hoạt động, nhất là các tỉnh miền Tây
Sông ngòi còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản, đồng thời là nơi nuôi trồng thuỷ sản.
tham khảo
Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung cấp chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi cao hơn. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông.
Sông ngòi cung cấp nước để sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu cho sản xuất
Sông ngòi có giá trị lớn về thuỷ điện.
Sông ngòi cung cấp một lượng lớn phù sa để đất đai màu mỡ, tăng năng suất cây trồng.
Sông ngòi là đường giao thông để thuyền ghe hoạt động, nhất là các tỉnh miền Tây
Sông ngòi còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản, đồng thời là nơi nuôi trồng thuỷ sản.
Tham khảo:
*Sông là :dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển
* Giá trị kinh tế của sông là :
- Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ
- Giá trị thuỷ điện
- Giao thông vận tải và du lịch
- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản
- Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp.
Câu 1. Trình bày những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân bản địa Đồng Nai từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
Câu 2. Trình bày ý nghĩa của sông Đồng Nai đối với đời sống dân cư tỉnh Đồng Nai.
Câu 3. Nền kinh tế của Trảng Bom - nơi em đang sống có đặc điểm gì ?
( các bạn biết câu nào thì trả lời câu đó giúp mik nha, trả lời hết thì càng tốt )
( cảm ơn ạ )
Câu 1. Trong thế kỷ X đến XVl, cư dân bản địa Đồng Nai chủ yếu là người thổ dân và chăn nuôi là hoạt động chủ yếu của họ. Họ cũng trồng một số loại lương thực như gạo, khoai mì, mía và ớt. Các cư dân bản địa Đồng Nai có kỹ năng sản xuất đồ thủ công, chẳng hạn như vải dệt, sợi dây, đồ da, đồ gốm và vật phẩm trang sức.
Câu 2. Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong đời sống dân cư tỉnh Đồng Nai. Sông cung cấp nước tưới tiêu, cung cấp năng lượng hydro để sản xuất điện và là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng vào và ra khỏi khu vực này.
Câu 3. Nền kinh tế của Trảng Bom có đặc điểm chủ yếu là dựa vào ngành công nghiệp chế biến gia cầm, sản xuất gia vị, chế biến đặc sản và nhà máy nước giải khát. Một số nghề truyền thống như sản xuất đồ gỗ và nông nghiệp như trồng cây cao su và điều cũng phát triển khá mạnh tại đây. Ngoài ra, Trảng Bom có vị trí thuận lợi nằm trên trục đường vành đai III của Tp.HCM cùng hệ thống giao thông nội địa và thông tin hiện đại, giúp các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ hơn
Câu 1: Trình bày đặc điểm khu vực đồi núi ( Vị trí, đặc điểm, giá trị kinh tế)
* Khu vực vùng núi :
- Vùng núi Đông Bắc :
+ Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
+ Hướng địa hình là hướng cánh cung.
- Vùng núi Tây Bắc :
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
+ Là vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc :
+ Nằm từ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.
+ Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.
+ Hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam.
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam :
+ Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
+ Là các cao nguyên badan xếp tầng.
+ Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- Giá trị kinh tế :
+ Chăn nuôi gia súc.
+ Trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp.
+ Tạo thủy điện.
+ Tiềm năng du lịch.
+ Khoáng sản dồi dào.
- Địa hình đồi núi thấp của nước ta phân bố: Vùng Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.
- Địa hình nước ta thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Vùng Tây Bắc Vn có những đồng bằng nhỏ hẹp, trù phú: Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ.
- Địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta chiếm tỉ lệ: 1% diện tích tự nhiên.
Trình bày đặc điểm cơ bản về tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
tham khảo
+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,... + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.
tham khảo
+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,... + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.